Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng bưu điện liên việt chi nhánh cần thơ (Trang 60 - 64)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG GIA

4.2.3.1 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn

Qua bảng số liệu ở bảng 9 trang 49 và bảng 9A trang 50 ta thấy, nếu xét theo mục đích sử dụng vốn của khách hàng thì Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt Cần Thơ cho vay với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng với vị trí nằm ngay trung tâm thành phố, việc cho vay bổ sung vốn kinh doanh có doanh số cho vay cao nhất, chiếm tỷ trọng trên 90% tổng doanh số cho vay hàng năm. Ngồi ra, Ngân hàng cịn cho vay với nhiều mục đích khác như nơng nghiệp, tiêu dùng,… Vì vậy, việc phân tích doanh số cho vay theo mục đích là điều cần thiết, để từ đó có thể nắm được nhu cầu của khách hàng, có như thế hoạt động của Ngân hàng sẽ đạt hiệu quả hơn.

a) Cho vay sản xuất kinh doanh: Trong những năm gần đây với sự thay

đổi cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các ngành, các thành phần kinh tế, quan trọng là phát triển kinh tế tư nhân đã làm tăng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, vì vậy việc đẩy mạnh nhu cầu vốn để góp phần làm tăng nguồn vốn hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp là điều không thể thiếu. Cụ thể, năm 2010 cho vay ở khoản mục này tăng 281,8% tương đương tăng 1.294.133 triệu đồng so với năm 2009, đạt mức 1.753.285 triệu đồng và chiếm 93,6% trong tổng doanh số cho vay. Đến năm 2011, lại tiếp tục tăng thêm 100% tương đương tăng 1.755.227 triệu đồng đạt 3.508.442 triệu đồng và vẫn chiếm một tỷ trọng rất cao là 96,2%. Doanh số cho vay mục đích sản xuất kinh doanh liên tục tăng vì đây là lĩnh vực mà chi nhánh quan tâm, tập trung phát triển hàng đầu, vốn tín dụng tài trợ cho loại hình này đem lại lợi nhuận cao. Doanh nghiệp, cá nhân, hay công ty muốn tăng cường sản xuất kinh doanh đòi hỏi chi phí rất cao mà bản thân chủ đầu tư không thể trang trãi hết bằng nguồn vốn tự có. Nguồn vốn này các chủ thể đầu tư cần nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp, hộ gia đình, cá thể,... đặc điểm của nguồn vốn này là tức thời, ngắn hạn chỉ cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Ngân hàng giảm đi so

Theo bảng 9A trang 50 ta thấy doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2011 là 763.656 triệu đồng, sang 6 tháng năm 2012 con số này là 142.484 triệu đồng, giảm 621.172 triệu đồng tương đương 81,3%, về tỷ trọng cũng đột ngột giảm rất thấp chỉ còn 7% trong tổng doanh số cho vay những tháng này. Nguyên nhân là do trong năm 2011, các cá nhân, doanh nghiệp đã vay vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và còn đang trong giai đoạn thu lại từ hiệu quả hoạt động đó nên nhu cầu cần thêm vốn là khơng cần thiết. Do đó, đã làm cho doanh số cho vay của

b) Cho vay tiêu dùng: Một đối tượng cho vay góp phần cải thiện đời sống vật chất của người dân là cho vay tiêu dùng, bất động sản. Việc cho vay này góp phần vào sự phát triển kinh tế sản xuất, nâng cao khả năng tiêu dùng của người dân. Doanh số cho vay tiêu dùng năm 2009 là 9.262 triệu đồng, đến năm 2010 tăng 101.886 triệu đồng, tăng 1.100% so với năm 2009, con số này đóng góp 4,7% cho tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân doanh số tăng cao như vậy là do chi nhánh mới thành lập vào năm 2009 nên lượng khách hàng đến vay còn hạn chế, nhưng đến năm 2010 thì trong thời gian hoạt động ngân hàng đã chủ động tìm kiếm khách hàng thơng qua các trương trình tiếp thị, cho vay lãi suất thấp, từ đó nhiều người biết đến và đến ngân hàng vay làm doanh số cho vay tăng lên. Đến năm 2011 khoản mục này tăng 13.452 triệu đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân có sự tăng lên trong năm 2011 là do nhu cầu tiêu dùng riêng của khách hàng ngày càng cao nên để đáp ứng cho khách hàng Ngân hàng đã tăng các khoản cho vay lĩnh vực này.

Đến 6 tháng đầu năm 2012, cho vay ở khoản mục này giảm 72,8% tương đương giảm 77.508 triệu đồng, về tỷ trọng đóng khoản mục này cũng giảm từ 8,3% xuống còn 1,4% trong tổng doanh số cho vay so với 6 tháng năm 2011. Nguyên nhân làm cho khoản mục này giảm xuống là do đây là loại hình cho vay có mục đích hỗ trợ người dân, cán bộ công nhân viên cải thiện đời sống vật chất như: khoản vay nhu cầu mua sắm phương tiện, dụng cụ gia đình, tiêu dùng cá nhân. Nhưng lạm phát hiện nay đang ở mức cao, giá cả thị trường các mặt hàng tiêu dùng tăng đột biến tạo tâm lý e ngại trong việc tiêu dùng, và mọi người có khuynh hướng thắt chặt tiêu dùng từ đó làm cho khoản vay này giảm.

GVHD: Th.S Lương Thị Cẩm Tú 49 SVTH: Huỳnh Chí Tâm

Bảng 9: DOANH SỐ CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN TỪ 2009 ĐẾN 2011

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Bưu Điện Liên Việt Cần Thơ)

CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 490.324 100 2.366.238 100 3.646.442 100 1.875.914 382,6 1.280.204 54,1

- Sản xuất kinh doanh 459.152 93,6 1.753.285 74 3.508.512 96,2 1.294.133 281,8 1.755.227 100 - Tiêu dùng 9.262 1,9 111.148 4,7 124.600 3,4 101.886 1100 13.452 12,1 - Phục vụ nông nghiệp 0 0 500.661 21 9.500 0,3 500.661 - (491.161) (98) - Khác 21.910 4,5 1.144 0,3 3.830 0,1 (20.766) (94,8) 2.686 234,8

Bảng 9A: DOANH SỐ CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN TỪ 6 THÁNG 2011 ĐẾN 6 THÁNG 2012

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Phịng kế tốn ngân hàng Bưu Điện Liên Việt Cần Thơ)

c) Cho vay phục vụ nông nghiệp: Khoản mục cho vay này chưa được chi nhánh chú trọng ngay từ đầu. Nhưng càng về sau thì do nắm bắt được nhu cầu vốn của người dân sống bằng nghề nông, trồng cây ăn trái, và nuôi trồng thủy sản ban lãnh đạo Ngân hàng đã cho vay ở lĩnh vực này nhiều hơn. Qua bảng 9 trang 49 ta thấy năm 2009 do mới thành lập nên ngân hàng chưa cho vay lĩnh vực nông nghiệp, sang năm 2010 doanh số cho vay nông nghiệp là 500.661 triệu đồng và chiếm 21% trong tổng doanh số cho vay năm này. Sang năm 2011 con số này lại giảm xuống còn 9.500 triệu đồng, giảm 491.161 triệu đồng, tương đương giảm 98% so với năm 2010, tỷ trọng đóng góp cũng giảm chỉ cịn 0,3%. Doanh số cho vay có xu hướng giảm mạnh ở năm 2010 là vì nhu cầu của các hộ nông dân ngày càng giảm, những năm qua dịch bệnh trên gia súc, gia cầm ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc sản xuất. Thêm vào đó phải chịu cảnh được mùa mất giá làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, vì thế họ hạn chế đi vay nên làm cho doanh số cho vay giảm mạnh.

Nếu như trong 6 tháng đầu năm 2011 cho vay phục vụ nông nghiệp chỉ đạt 404.627 triệu đồng thì ở 6 tháng đầu năm 2012, con số này tăng trưởng vượt bật lên đến 1.849.291 triệu đồng, tăng 1.444.664 triệu đồng, ứng với 357%, tỷ trọng đóng góp rất cao lên tới 90,9% trong tổng doanh số cho vay 6 tháng đầu

CHỈ TIÊU

NĂM CHÊNH LỆCH

6T2011 6T2012 6T2011/6T2012

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền %

Doanh số cho vay 1.276.870 100 2.035.816 100 758.946 59,4

- Sản xuất kinh doanh 763.656 59,8 142.484 7 (621.172) (81,3) - Tiêu dùng 106.387 8,3 28.879 1,4 (77.508) (72,8) - Phục vụ nông nghiệp 404.627 31,6 1.849.291 90,8 1.444.664 357 - Khác 2.200 0,3 15.162 0,8 12.962 589,2

năm này. Nguyên nhân tăng như thế là do Ngân hàng đã chủ động mở rộng thị trường hoạt động vì nhu cầu của người dân về nguồn vốn này cao.

d) Cho vay khác: Qua 3 năm, cho vay vào mục đích này tăng giảm bất thường. Cụ thể năm 2010 doanh số cho vay khoản mục này đạt 1.144 triệu đồng, giảm 94,8%, tương đương giảm 20.766 triệu đồng về giá trị so với năm 2009, chỉ đóng góp 0,3% trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do cán bộ Ngân hàng nhận thấy các khoản cho vay này nhỏ lẻ gây khó khăn trong việc quản lý hồ sơ, khả năng hồn trả vốn chậm, chi phí cho việc thẩm định để cho vay cao, tài sản thế chấp không đủ để Ngân hàng giải ngân. Sang năm 2011 doanh số này tăng 2.686 triệu đồng, tương tăng 234,8%, tuy nhiên tỷ trọng đóng góp lại rất thấp chỉ chiếm 0,1% trong tổng doanh số cho vay năm này. Khoản vay này tiếp tục tăng ở 6 tháng đầu năm 2012, tăng 12.962 triệu đồng, tức tăng 589,2% so với cùng kỳ năm trước, nâng mức tỷ trọng đóng góp lên 0,8% tổng doanh số cho vay. Do kinh tế Cần Thơ đang gặp khó khăn, sản xuất kinh doanh không được thuận lợi đời sống của người dân không được tốt, nên người dân đi vay để phục vụ nhu cầu cần thiết.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng bưu điện liên việt chi nhánh cần thơ (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)