GIỚI THIỆU CHUNG 66

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY PHÂN HỮU CƠ VI SINH LA NGÀ (ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI) VÀ XƯỞNG SẢN XUẤT PHÂN VI SINH, NHÀ MÁY ĐƯỜNG SÓC TRĂNG (SÓC TRẰNG) (Trang 72 - 107)

4.1.1 Mô tả công ty

- Tên công ty : Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng

- Tên viết tắt : SOSUCO

- Địa chỉ : Tỉnh lộ 6, phường 8, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

- Điện thoại : 079.3822825 Fax: 079.3822828

- Đại diện : ông Trịnh Minh Châu Chức vụ: Tổng Giám Đốc

- Email : dsoctrangsugar@hcm.vnn.vn

- Website : http://www.soctrangsugar.com

- Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần

- Ngành nghề : sản xuất và kinh doanh các sản phẩm như đường, phân vi sinh và nước tinh khiết, trong đó sản phẩm chủ lực là đường trắng và đường vàng.

- Công suất sản xuất phân vi sinh: 40 tấn sản phẩm/ngày

- Tổng số lao động: 45 người

- Năm thành lập: 1997

- Quản đốc phân xưởng sản xuất phân vi sinh: Đặng Thị Thùy Trang

- Diện tích xưởng vi sinh: 5 ha.

Một số thông tin khác: xưởng sản xuất phân vi sinh thuộc phân xưởng II (sản xuất phân vi sinh + nước tinh khiết) của công ty CP Mía đường Sóc Trăng. Nhìn chung xưởng có diện tích rộng nhưng bố trí chưa hợp lý nên gây ô nhiễm môi trường.

4.1.2 Đội sản xuất sạch hơn

Bảng 4.1 Danh sách đội SXSH của nhà máy

TT Họ và tên Chức vụ Vai trò

1 Lê Sài Nuôi Phó Tổng Giám Đốc Đội Trưởng

2 Nguyễn Văn Linh Trưởng phòng kỹ thuật Đội phó

3 Phan Hồng Được CBKT-Phòng kỹ thuật Thư ký

4 Trần Đức Lộc CBKT-Phòng kỹ thuật Thành viên

5 Lê Phước Sang QĐ PX sản xuất I Thành viên

6 Nguyễn Văn Tuấn Trưởng PX chế luyện Thành viên

7 Đặng Thu Đông Trưởng PX ép Thành viên

8 Nguyễn Hoàng Đông Vũ Trưởng PX động lực Thành viên

9 Thái Nghĩa Phú Trưởng BP HN-KCS Thành viên

10 Nhâm Thị Mỹ Vân Trưởng BP quản lý chất

lượng Thành viên

11 Đặng Thị Thùy Trang QĐ PX sản xuất II Thành viên

Nguồn : Công ty Cổ phần Mía Đường Sóc Trăng

4.2 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT 4.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất

Vận chuyển vào nhà ủ 2

Nghiền Sàng

Phối trộn NPK, cao lanh, phosphoric Phối trộn NPK

Vo viên

Phơi khô, sàng tuyển

Đóng bao thành phẩm, phân bón thúc, phân bón lót (dạng viên) Đóng bao thành phẩm, phân bón thúc, phân bón lót (dạng bột) Bã bùn + Than bùn W = 80% ± 1,5 Tạo luống Phối trộn Phun men ủ 1 lần 1 (30 – 35 ngày) đánh tơi lênđống Bổ sung urê hòa tan Phun men ủ 1 lần 2 (20 –

25 ngày)

Phun Men VSV hữu ích (5 ngày đảo 1 lần)

Giai đon 1:Thời gian ủ 30 – 35 ngày

- Bã bùn thải ra từ quá trình sản xuất đường, rải 90 tấn bã bùn thành lớp cao 0,5m x rộng 3m x dài (tùy theo diện tích sân bãi bằng đất hiện có). Rải tiếp 6 tấn than bùn, 4,8 tấn phosphoric (hoặc 4,8 tấn than bùn), 90 kg vi lượng, 30 kg acid acetic.

- Phun 30 lít hỗn hợp dịch men vi sinh (Hud 1 & Hud 4) lần 1, vừa phun vừa đảo đều, đậy bạt, định kỳ 5 ngày đảo/lần.

- Sau 10 ngày ủ bổ sung 10 kg Urê bằng cách: hòa tan 10 kg Urê (46% N) trong 100 lít nước phun đều cho luống ủ khi đảo luống.

- Sau 15 ngày phun bổ sung 30 lít dịch men vi sinh (Hud 1 và Hud 4) lần 2, vừa phun vừa đảo đều, đậy bạt, định kỳ 5 ngày đảo/lần. Kết thúc giai đoạn ủ trong 35 ngày.

Giai đon 2:Thời gian ủ 20 - 25 ngày.

- Sau khi luống ủ được 35 ngày, đảo xới kết hợp phun 30 lít dịch men vi sinh ủ 2 (Hud 2 & Hud 3). Lên luống ủ 2 kéo dài từ 20 – 25 ngày.

Giai đon 3:

- Vận chuyển mùn ủ vào nhà ủ và nghiền sàng loại bỏ tạp chất.

- Kết thúc giai đoạn 2 ta được sản phẩm mùn HCVS nền ủ 2 giai đoạn

- Định kỳ bộ phận KCS lấy mẫu gởi phân tích.

Giai đon 4: Phối trộn sản phẩm

Sau khi bã bùn ủ qua giai đoạn 60 ngày ta được mùn HCVS nền, để thành phẩm phân HCVS đạt chất lượng từng loại theo tiêu chuẩn công bố ta phối trộn thêm phân vô cơ NPK, cao lanh, phosphoric/01 tấn sản phẩm theo công thức như sau:

a. Phân bón lót (dạng bột) tổng NPK 3% (1: 0,5:0,5) - Mùn hữu cơ vi sinh nền : 980 kg

- Urê (46% N) : 15 kg

- Kali (60% K2O) : 5 kg

- Mùn hữu cơ vi sinh nền : 1400 kg - Urê (46% N) : 15 kg - Kali (60% K2O) : 5 kg - Phosphoric : 100 kg - Cao lanh : 50 kg c. Phân bón lót (dạng bột) tổng NPK 6% (2:3:1) - Mùn hữu cơ vi sinh nền : 955 kg

- Urê (46% N) : 30 kg

- Kali (60% K2O) : 15 kg

d. Phân bón thúc (dạng vo viên) tổng NPK 11 % (3:5:3) - Mùn hữu cơ vi sinh nền : 1100 kg

- Urê (46% N) : 90 kg - Kali (60% K2O) : 45 kg - Lân (12,5% P2O5) : 150 kg - Phosphoric : 100 kg - Cao lanh : 50 kg e. Phân bón thúc (dạng bột) tổng NPK 11% (3:5:3)

- Mùn hữu cơ vi sinh nền : 715 kg

- Urê (46% N) : 90 kg

- Kali (60% K2O) : 45 kg

- Lân (12,5% P2O5) : 150 kg

Phân dạng bột:

Mùn nền ủ 2 giai đoạn bộ phận KCS kiểm tra độ ẩm nếu:

- Độ ẩm đạt: cho phối trộn phân vô cơ và đóng bao thành phẩm.

- Độ ẩm không đạt: phơi khô mùn nền cho đến khi độ ẩm đạt theo tiêu chuẩn tiến hành phối trộn đóng bao.

Trong quá trình vo viên phối trộn các loại phân vô cơ, cao lanh, phosphoric tạo thành hạt tròn, phơi khô, sàng tuyển, ở giai đoạn này Tổ trưởng sản xuất và bộ phận KCS kiểm tra độ ẩm:

- Độ ẩm đạt: cho phối trộn phân vô cơ và đóng bao thành phẩm.

- Độ ẩm không đạt: phơi khô mùn nền cho đến khi độ ẩm đạt theo tiêu chuẩn tiến hành phối trộn đóng bao.

Giai đon 5:

Đóng bao thành phẩm: Khối lượng tịnh 50,5 kg – 51 kg (vì độ ẩm phân HCVS từ 20 – 30%, trong quá trình lưu kho sẽ diễn ra quá trình mất nước dẫn đến hao hụt trọng lượng).

Định kỳ gởi mẫu kiểm tra thử nghiệm các chỉ tiêu công bố theo đúng kế hoạch kiểm tra thử nghiệm bên ngoài.

4.2.2 Sản phẩm Bảng 4.2 Sản lượng các loại phân TT SẢN PHẨM ĐVT VỤ 07-08 (Năm 2007) VỤ 08-09 (Năm 2008) Số lượng Số lượng 1 Phân thúc Kg 1.417.500 768.250 2 Phân lót Kg 730.250 117.650 3 Chế phẩm sinh học Kg 37.160 1.960 4 Mùn ủ 2 Kg 18.200 302.000 5 Bùn thô Kg 1.018.000 432.300

Nguồn: Công ty Mía Đường Sóc Trăng

4.2.3 Nguyên liệu đầu vào chủ yếu Bảng 4.3 Nguyên vật liệu nhập năm 2008 TT Loại đầu vào Đơn vị Vụ 2008-2009 1 Bã bùn Tấn 11.794,86 2 Than bùn Tấn 6.575,75 3 Men vi sinh Lít 10.325,0

TT Loại đầu vào Đơn vị Vụ 2008-2009 4 Phân vi lượng Kg 15.200,0 5 Acid acetic Kg 4.911,85 6 Phân lân Kg 489.280,5 7 Phân Urê Kg 482.650,0 8 Phân Kali kg 186.530,0 9 Cao lanh kg 162.625,0 10 Phosphoric Kg 324.400,5

Nguồn: Công ty Mía Đường Sóc Trăng, 2008 Bảng 4.4 Lượng nguyên liệu chính trong sản phẩm

TT Nguyên liệu Sản lượng (kg) 1 Bã bùn mịn 2.170.096 2 Than bùn 6.049.690 3 Phân vi lượng 13.984 4 Urê (N) 444.038 5 Kali (K) 171.607 5 Lân (P) 450.138

Nguồn: Công ty Mía Đường Sóc Trăng, 2008

4.2.4 Hiện trạng ô nhiễm môi trường

4.2.4.1 Ô nhiễm không khí

Hiện trạng ô nhiễm không khí của phân xưởng phát sinh từ các nguồn thải như bụi, mùi hôi, tiếng ồn.

Bụi phát sinh từ quá trình đảo trộn phân, nguyên vật liệu rơi vãi ở khâu phơi ủ đống, đảo trộn và phối trộn.

Mùi hôi phát sinh do vi sinh vật hoạt động kém hiệu quả khi sử dụng công nhân tưới và đảo trộn không đều.

Ô nhiễm tiếng ồn phát sinh trong quá trình vận hành máy trộn, động cơ xe ben vào nhà máy…

Kết quả giám sát chất lượng không khí vào tháng 8 năm 2009 tại các điểm K1: khu vực phơi ủ; K2: khu vực nhà xưởng, cho các kết quả sau.

Bảng 4.5 Kết quả phân tích chất lượng không khí tại xưởng sản xuất phân vi sinh TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVSLĐ K1 K2 3733;2002/QĐ-BYT 1 Nhiệt độ 0C 33,0 32,5 32,0 2 Độ ẩm % 40,2 40,3 ≤ 80 3 Ồn dBA 87-88 85-86 85 4 Bụi mg/m3 8,5 18,3 6,0 5 Nồng độ NH3 mg/m3 48 40 25

Nguồn: Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên Môi trường, 2009

Kết quả phân tích chất lượng không khí trong khu vực xưởng sản xuất phân vi sinh, các chỉ tiêu nhiệt độ và độ ẩm đều đạt tiêu chuẩn TCVSLĐ 3733; 2002/QĐ- BYT, riêng độ ồn, bụi và nồng độ NH3 đều vượt mức cho phép từ 1,01 – 3,05 lần.

Hình 4.3 Ô nhiễm bụi tại xưởng sản xuất phân vi sinh 4.2.4.2 Nước thải

Nước thải sinh hoạt được đưa về hệ thống xử lý nước thải của công ty. Diện tích phơi bã ngoài trời rất lớn nên phát sinh một lượng lớn nước thải vào mùa mưa.

Bảng 4.6 Kết quả phân tích chất lượng nước mưa đọng

Thông số Đơn vị Kết quả TCVN 5945:2005 Cột B

Nhiệt độ 0C 35,5 40

Thông số Đơn vị Kết quả TCVN 5945:2005 Cột B

TSS mg/l 145 100

BOD5 mg/l 178 50

COD mg/l 220 80

Nguồn: Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên Môi trường, 2009

Lượng COD và BOD và TSS trong nước mưa lôi cuốn nguyên vật liệu đều vượt mức cho phép.

4.2.4.3 Chất thải rắn

Nhà máy sử dụng bạt che nên thải ra lượng lớn bạt bị rách. Nguyên vật liệu kích thước lớn thải ra trong quá trình vo viên được chất đống trong nhà máy.

Hình 4.5 Chất thải rắn kích thước lớn phát sinh do quá trình vo viên Hình 4.4 Nguyên liệu ủngoài trời

4.3 ĐÁNH GIÁ

4.3.1 Sơđồ nguyên vật liệu

Hình 4.6 Sơđồ nguyên vật liệu

Đầu vào Quá trình Đầu ra

Phối trộn NPK, cao lanh, phosphoride Phối trộn NPK

Vo viên

Phơi khô, sàng tuyển

Đóng bao thành phẩm, phân bón thúc, phân bón lót (dạng viên) Đóng bao thành phẩm, phân bón thúc, phân bón lót (dạng bột)

Bụi, Mùi hôi NVL rơi vãi Tiếng ồn Bụi, Mùi hôi NVL kích thước lớn Tiếng ồn

Bụi, Mùi hôi

Bụi, Mùi hôi Vỏ bao Điện NPK Điện Điện Điện Vỏ bao Vận chuyển vào nhà ủ 2 Nghiền + Sàng

Bụi, Mùi hôi NVL rơi vãi Bụi, Mùi hôi NVL rơi vãi Tiếng ồn Điện Phun men ủ 1 lần 1 (30 – 35 ngày) đánh tơi, lên đống

Bụi, Mùi hôi

Nước mưa lôi cuốn NVL Bạt rách, tiếng ồn Bã bùn + Than bùn W = 80% ± 1,5 Tạo luống + Phối trộn ngoài trời Men VSV

Urê hòa tan Bổ sung urê hòa tan

Bụi, Mùi hôi

Nước mưa lôi cuốn NVL Bụi, Mùi hôi

Nước mưa lôi cuốn NVL Urê bay hơi

4.3.2 Cân bằng vật chất Năm 2008:

Hiệu suất quá trình phân hủy bã bùn nguyên liệu thành bã mịn (qua 2 giai đoạn ủ) là 25% (nguồn Xưởng sản xuất Phân vi sinh Sóc Trăng).

Năm 2008: nhà máy nhập bã bùn 80% là 11.794,86 tấn, như vậy sau quá trình phân hủy lượng bã mịn đưa vào sản xuất, phối trộn là: 11.794,86 x 25% = 2.948,715 tấn = 2.948.715 kg bã mịn.

Nguyên liệu Đầu vào (kg)* Đầu ra (kg)* Thất thoát (kg)

Bã bùn 2.948.715 2.170.096 788.619

Than bùn 6.575.750 6.049.690 526.060

Vi lượng, NPK 1.173.660 1.079.767 93.893

(*) Xem Bảng 4.3 Nguyên vật liệu nhập 2008

(**) Xem Bảng 4.4 Lượng nguyên liệu chính trong sản phẩm

Lượng nguyên liệu thất thoát trở thành nguồn ô nhiễm chất thải rắn và bụi trong nhà xưởng.

GĐ ủ 1

Bã bùn 80%

Phơi

Khu vực bên ngoài nhà xưởng Khu vực bên trong nhà xưởng

Mưa

Nước mưa lôi cuốn NVL: BOD5 = 178 mg/l; COD = 220 mg/l.

Mùi hôi: NH3 = 48 mg/m3

Bụi, khói xe, tiếng ồn không đáng kể

NVL rơi vãi, bụi do nguyên liệu thất thoát Vỏ bao hỏng Than bùn, Urê Vi lượng, NPK Nghiền Sàng Phối trộn Thành phẩm GĐủ 2

4.3.3 Lượng nước thải phát sinh khi mưa

- Lượng mưa trung bình ở TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng trong 1 năm: 1840 mm = 1,84 m (Nguồn: http://sxdsoctrang.tracdiaviet.com).

- Diện tích sân ủ bã ngoài trời: 16.000 m2.

- Lượng nước thải phát sinh vào mùa mưa: 1,84*16.000: 365 = 80,6 m3/ngày.

4.3.4 Nguyên nhân ô nhiễm

Ô nhiễm mùi hôi, ô nhiễm bụi, tiếng ồn và nước thải là những ô nhiễm đặc trưng tại xưởng sản xuất phân vi sinh.

4.3.4.1 Giai đoạn phơi ủ ngoài trời

Ô nhim mùi hôi:

- Bã bùn có độ ẩm 80% được chở từ Phân xưởng sản xuất 1 (sản xuất đường) bằng xe ben phơi ủ ngoài trời qua 02 giai đoạn (02 tháng) trên nền đất nên lẫn đất cát vào nguyên liệu, ảnh hưởng chất lượng sản phẩm. Ban ngày trời nắng nhưng ban đêm có sương rơi xuống, cùng với hơi ẩm từ nền đất hấp thụ vào nguyên liệu. Điều kiện phân hủy bã bùn không thích hợp cho vi sinh vật phân hủy hiếu khí hoạt động (VSV hiếu khí chỉ hoạt động tốt ở độ ẩm 50%) làm cho quy trình chuyển sang lên men kị khí, gây phát sinh mùi hôi.

- Than bùn nhập về lại được trộn chung với bã bùn từ giai đoạn đầu phơi ủ ngoài trời, tốn thời gian phân hủy vì than bùn khi nhập về nhà máy đã ở dạng tơi mịn, đạt độ ẩm cho phép, không cần phơi ủ thời gian rất lâu ngoài trời nữa. Điều này gây tốn nhân công đảo trộn hơn, thời gian phơi ủ ngoài trời lâu hơn, phát sinh mùi hơn.

Hình 4.7 Bã bùn và than bùn được ủ trên nền đất

- Phân vi lượng, đặc biệt là urê được bổ sung vào đống ủ sẽ bị thất thoát do bay hơi và phát sinh mùi hôi.

- Nguyên liệu (bã bùn và than bùn) sau khi nhập về được đổ đống, sau đó bổ sung VSV phân giải và đảo trộn bằng tay 5 ngày/lần. Hiện trạng này làm quá trình phân hủy không đều, gây mùi, chất lượng phân không tốt.

Nước thi:

Vào mùa mưa, nguyên liệu (bã bùn và than bùn) sẽ được che phủ bằng bạt. Tuy nhiên, với diện tích nền khá lớn (~ 16.000 m2) và những nhược điểm khi sử dụng bạt như bạt rách, có thể bị tung lên khi trời gió…dẫn đến nguyên liệu bị ẩm cao, hiệu suất lên men thấp và sản xuất bị trì hoãn. Đồng thời phát sinh lượng nước thải do nước mưa lôi cuốn nguyên liệu hơn 80 m3 nước/ngày với hàm lượng BOD, COD, TSS cao được thải ra môi trường tự nhiên gây ô nhiễm đất.

Ô nhim cht thi rn: bạt rách khi sử dụng vào mùa mưa.

Ô nhim bi và tiếng n: động cơ xe ben chở nguyên vật liệu. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm không đáng kể.

4.3.4.2 Giai đoạn trong mái che

Ô nhim cht thi rn :

Hiện nay, do nhu cầu của thị trường Tây Nam Bộ sử dụng dạng phân viên để không phát sinh bụi khi phun rãi nên nhà máy chỉ sản xuất dạng phân viên. Như vậy càng phát sinh nhiều vấn đề:

- Trong quá trình vo viên, những thành phần bã chưa phân hủy tối đa sẽ không sử dụng được và thải ra một lượng lớn chất thải rắn chưa được xử lý và chất đống trong nhà máy. Trong khi đó, sản xuất phân bột không gặp phải vấn đề này vì chất thải rắn có thể hòa lẫn ở dạng bột.

- Ngoài ra khi vo, công nhân phải phun một lượng nước để tạo độ kết dính. Do đó, sau khi vo viên, phân lại được đưa ra ngoài mái che phơi tiếp trên bạt để đạt độ ẩm yêu cầu, làm phát sinh thêm lượng chất thải rắn do bạt rách, bạt cũ…

Hình 4.8 Máy vo viên Hình 4.9 Phơi phân viên đểđạt độẩm - Nguyên vật liệu rơi vãi trong quá trình sản xuất.

- Vỏ bao thành phẩm hư hỏng cũng là nguồn phát sinh chất thải rắn đáng kể.

Ô nhim bi và tiếng n: hoạt động của các máy nghiền, sàng, phối trộn, vo viên.

4.4 NHẬN DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CƠ HỘI SẢN XUẤT SẠCH HƠN 4.4.1 Giai đoạn phơi ủ ngoài trời 4.4.1 Giai đoạn phơi ủ ngoài trời

4.4.1.1 Giải pháp kiểm soát ô nhiễm mùi hôi

- Sử dụng chất khử mùi hôi Tocazeo.

- Trang bị bảo hộ lao động.

- Xây dựng sân phơi bê tông để phơi đạt độ ẩm thích hợp cho hoạt động của VSV hiếu khí.

- Than bùn không nên đưa vào từ giai đoạn phơi ủ 1 cùng với bã bùn vì sẽ tốn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY PHÂN HỮU CƠ VI SINH LA NGÀ (ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI) VÀ XƯỞNG SẢN XUẤT PHÂN VI SINH, NHÀ MÁY ĐƯỜNG SÓC TRĂNG (SÓC TRẰNG) (Trang 72 - 107)