Nhà máy Phân visinh – Công ty Mía đường Bình Định (BISUCO) 22

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY PHÂN HỮU CƠ VI SINH LA NGÀ (ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI) VÀ XƯỞNG SẢN XUẤT PHÂN VI SINH, NHÀ MÁY ĐƯỜNG SÓC TRĂNG (SÓC TRẰNG) (Trang 28 - 30)

Công ty sử dụng bã mía, bã bùn thải ra từ quá trình sản xuất đường, tro và các chất gia vị khác để sản xuất phân vi sinh. Năng suất nhà máy khoảng 5.000 tấn/năm. Nguyên liệu đầu vào để sản xuất phân bao gồm:

- Bã mía: 9% trọng lượng mía x 1.800 tấn/ngày x 150 ngày = 24.300 tấn/năm.

- Bã bùn: 3% trọng lượng mía x 1.800 tấn/ngày x 150 ngày = 8.100 tấn/năm.

- Tro lò: 25 tấn/ngày x 150 ngày = 3.750 tấn/ngày.

- Than bùn: 2,5%

Chất lượng phân vi sinh thấp, mùi hôi và năng suất thấp do độ ẩm cao của nguyên vật liệu. Bã bùn được phơi ngoài trời để giảm độ ẩm nhưng suốt mùa mưa lại càng ẩm ướt hơn. Không có hệ thống xử lý và thu gom nước thải gây ô nhiễm đất và nguồn nước.

Các giai đoạn sau được thiết kế để cải thiện chất lượng và số lượng phân vi sinh, cũng như quá trình sản xuất phân vi sinh, bao gồm thu gom, xử lý để giảm tối thiểu tác động môi trường.

Giai đon 1: Trn bã bùn vi cht thi hu cơ khô và sc khí

Trộn chất thải hữu cơ với bã bùn sẽ tạo ra hỗn hợp có tỉ lệ C/N, độ xốp và độ ẩm thích hợp. Chất thải hữu cơ khô có sẵn tại địa phương gồm lá cây, rơm, mùn cưa, cỏ khô, bã mía, vỏ dừa…Các vật liệu này tạo lớp nền đầu tiên. Lớp thứ 02 là vật liệu giàu Nitrogen như bã bùn từ nhà máy đường, phân chuồng hoặc bùn từ hệ thống xử lý nước thải. Lớp thứ 03 là hợp chất giàu Carbon. Hỗn hợp này tạo thành lớp cao 1,5m x rộng 2m x dài 10m. Luống ủ được phủ bạt để giữ ấm và tránh côn trùng và định kỳ sục khí. Giai đoạn này được thực hiện vào mùa khô, khoảng từ 3-4 tháng để phân hủy chất thải hữu cơ.

Vào mùa mưa, luống ủ ngoài trời bị ướt và phát sinh nước thải. Mái che di động được thiết kế bằng những vật liệu có sẵn tại địa phương để ngăn chặn nước mưa xâm nhập. Điều này cũng rút ngắn thời gian phơi khô.

Giai đon 3: Thu gom và x lý nước thi

Xây hệ thống thu gom nước chảy tràn từ nhà máy phân. Nền bêtông, mương thoát nước và hồ chứa được xây dựng để thu gom nước mưa chảy tràn phát sinh do nước mưa lôi cuốn nguyên vật liệu có nồng độ các chất trung bình BOD = 10.000 mg/l; COD = 16.000 mg/l, Nitrogen tổng 250 mg/l và acid hữu cơ, acid béo. Dùng phương pháp xử lý sinh học để xử lý lượng nước thải phát sinh vào mùa mưa này [13].

Bên cạnh đó, vùng đệm được xây dựng xung quanh nhà máy phân để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm do rò rỉ nước thải và ngăn mùi hôi, tiếng ồn và ảnh hưởng của bụi ra khu vực xung quanh. Vùng đệm có thể được xây dựng bằng cách trồng nhiều cây hơn và xây dựng hàng rào bằng các vật liệu có sẵn.

Giai đon 4: Kim soát mùi

Truy tìm nguồn phát sinh mùi hôi để tìm biện pháp kiểm soát. Mùi phát sinh chủ yếu từ bã bùn và hợp chất chứa sulphur. Trộn chất thải hữu cơ không thích hợp, không sục khí thường xuyên là nguyên nhân chính gây mùi. Các giải pháp để cải thiện mùi:

- Phối trộn vật liệu hữu cơ hoàn toàn. - Tăng đường kính ống sục khí. - Duy trì độ ẩm khoảng 55%. - Đưa ống sục khí 2 lần/tuần.

- Ngăn chặn sự xâm nhập của nước. - Giảm phát thải bụi.

- Luống ủ được đặt ở nơi khô ráo.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY PHÂN HỮU CƠ VI SINH LA NGÀ (ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI) VÀ XƯỞNG SẢN XUẤT PHÂN VI SINH, NHÀ MÁY ĐƯỜNG SÓC TRĂNG (SÓC TRẰNG) (Trang 28 - 30)