Nhà máy Phân visinh – Công ty Mía đường Sông Con 24

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY PHÂN HỮU CƠ VI SINH LA NGÀ (ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI) VÀ XƯỞNG SẢN XUẤT PHÂN VI SINH, NHÀ MÁY ĐƯỜNG SÓC TRĂNG (SÓC TRẰNG) (Trang 30 - 32)

Nhà máy đường Sông Con tạo ra khoảng 50.000 tấn chất thải rắn mỗi năm gồm bã bùn, tro lò và bùn từ hệ thống xử lý nước thải. Công ty sử dụng các loại chất thải rắn này để sản xuất phân vi sinh. Nhà máy phân vi sinh nằm cách thị trấn Tân Kỳ 3km và cách nhà máy đường 1,5 km. Vị trí này cũng hơi xa khu dân cư.

Hiện tại nhà máy sử dụng bã bùn, tro lò, và nhiều chất khác làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất phân bón. Quá trình phân hủy kị khí hình thành trong quá trình tạo luống ủ (kích thước luống ủ rộng x dài x cao = 2m x 10m x 1,5m) do nhà máy sử dụng công nghệ sinh hóa tổng hợp. Quá trình này gây mùi hôi, ẩm ướt và chất lượng phân giảm. Vì vậy, thực hiện hệ thống sục khí để ngăn quá trình kị khí xảy ra khi ủ phân. Vào mùa mưa, công ty che đậy luống ủ để tránh nước chảy vào ống sục khí. Hơn nữa, nguyên vật liệu được đưa vào với tỉ lệ thích hợp. Lớp đầu tiên thường là nguyên liệu giàu carbon như lá cây, cỏ dại, rơm rạ, bã mía, mùn cưa, vỏ dừa. Lớp kế tiếp là nguyên liệu giàu nitrogen như bã bùn và phân chuồng. Lớp giàu carbon dày khoảng 20 cm và lớp giàu nitrogen dày khoảng 10 cm. Các lớp luân phiên đạt chiều cao luống ủ là 1,5 m. Luống ủ được bao phủ để giữ nhiệt độ thích hợp và tránh côn trùng. Thường xuyên đảo trộn sau 6 – 12 tuần.

Các giải pháp để giảm các tác động môi trường như ô nhiễm bụi, mùi, tiếng ồn, nước thải phát sinh vào mùa mưa:

- Qui hoạch vùng đệm để tránh tác động ô nhiễm nước, tiếng ồn, ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất phân vi sinh ra khu dân cư.

- Xây dựng sân bêtông, có mái che, tuyến thoát nước và hố ga để kiểm soát lượng nước thải không thải ra môi trường. Nền bêtông có sức chứa tối thiểu 1kg/1cm2.

- Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Nước thải từ hoạt động phơi ủ nguyên vật liệu ngoài trời có hàm lượng BOD 10.000 mg/l , COD 16.000 mg/l và Nitrogen tổng 200 mg/l. Thông thường, vào mùa khô, lượng nước rất ít và có thể thu hồi và xử lý trong hồ phân hủy kị khí với hệ thống lọc sinh học để giảm mùi. Nước xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam 5945. Để thu nước

thải phát sinh, nền được thiết kế nghiêng 2%, gồm 03 lớp: Đầu tiên là lớp đá dăm dày 30 cm, lớp thứ 2 là lớp sỏi 20 cm và lớp thứ 3 là lớp bêtông hoặc lớp không thấm nước. Hệ thống thu gom nước bao gồm 02 đường ống nghiêng dọc luống. Cứ dài 20 m ống thoát nước đặt 01 hố ga để tránh tắt nghẽn ống. Hố ga được xây dựng bằng gạch có lớp cách nước với đường kính 80 cm x 80 cm x 80 cm.

- Hệ thống kiểm soát mùi hôi được thiết kế để giảm tối thiểu ô nhiễm mùi. Mùi hôi thường phát sinh từ bã bùn, chất thải hữu cơ, NH3 từ nguyên liệu chứa Nitrogen, hầu hết dưới tác động của sulphur trong quá trình phân hủy kị khí do việc tổ chức lưu chứa và ủ nguyên liệu vật liệu không thích hợp, quá trình lên men bị động. Sử dụng phương pháp sục khí để giảm thời gian ủ nguyên vật liệu. Kích thước đống ủ cao 1,2 đến 1,5 m và phơi đạt độ ẩm 55%. Thường xuyên đảo trộn đống ủ 2 lần/tuần và tránh nước bên ngoài xâm nhập vào luống ủ gây lên men kị khí.

Đơn vị tính: mm

Hình 2.1 Mô tả hệ thống sục khí và tuyến thoát nước trong luống ủ

Lỗ sục khí

Lỗsục khí

Các giải pháp trên được đề nghị để giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình sản xuất phân. Tuy nhiên một số giải pháp cần đầu tư quá cao, không phù hợp với điều kiện sản xuất tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY PHÂN HỮU CƠ VI SINH LA NGÀ (ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI) VÀ XƯỞNG SẢN XUẤT PHÂN VI SINH, NHÀ MÁY ĐƯỜNG SÓC TRĂNG (SÓC TRẰNG) (Trang 30 - 32)