So sánh SXSH và xử lý cuối đường ống 26

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY PHÂN HỮU CƠ VI SINH LA NGÀ (ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI) VÀ XƯỞNG SẢN XUẤT PHÂN VI SINH, NHÀ MÁY ĐƯỜNG SÓC TRĂNG (SÓC TRẰNG) (Trang 32 - 34)

Khái niệm SXSH hoàn toàn khác về mặt bản chất so với khái niệm kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống. Các công nghệ kiểm soát cuối đường ống bao gồm việc sử dụng hàng loạt các kỹ thuật và sản phẩm (các hoá chất) để xử lý chất thải, các

nguồn phát thải khí, chất lỏng và chất thải rắn. Các công nghệ này nhìn chung không làm giảm lượng chất thải phát sinh. Chúng chỉ có thể giúp làm giảm độ độc hại, và trên thực tế chỉ trung chuyển ô nhiễm từ một dạng này, sang một dạng khác (ví dụ: chất ô nhiễm không khí được chuyển qua thành nước thải trong khi nước thải được phát ra lại có thể chuyển ô nhiễm sang dạng các chất thải rắn).

Sự khác biệt chủ yếu giữa biện pháp kiểm soát ô nhiễm và SXSH là ở việc xác định thời điểm tiến hành các biện pháp này. Biện pháp kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống được tiến hành sau khi các chất thải ô nhiễm đã được phát sinh, nên còn gọi là biện pháp "phản ứng và xử lý", trong khi đó SXSH là biện pháp chủ động, "biết trước và phòng ngừa". Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các biện pháp cuối đường ống sẽ không còn cần thiết nữa. Bằng cách áp dụng SXSH để đấu tranh với vấn đề ô nhiễm và chất thải, mức độ phụ thuộc vào các giải pháp cuối đường ống có thể được giảm bớt và trong một số trường hợp có thể dẫn đến loại bỏ hoàn toàn.

Bảng 2.2 Những khác biệt chủ yếu giữa SXSH và các biện pháp kiểm soát ô nhiễm

SXSH Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải

Liên tục cải tiến Một giải pháp cho một vấn đề Tiến bộ theo hướng sử dụng các quy

trình khép kín hoặc theo chu kỳ

Các quy trình sản xuất làm phát sinh các phế liệu phát thải ra môi trường, tạo ra một đường ống với đầu vào là nguyên vật liệu và đầu ra là chất thải

Mọi thành viên trong cộng đồng đều có vai trò của mình; sự cộng tác và phối hợp hết sức cần thiết

Các giải pháp được thiết kế bởi các chuyên gia, thường không gắn với thực tiễn

Chủ động nhận biết và tìm cách phòng chống ô nhiễm và chất thải

Có những phản ứng thụ động đối với ô nhiễm và chất thải sau khi chúng đã phát sinh ra

Loại trừ các vấn đề môi trường ngay từ nguồn phát sinh

Các chất ô nhiễm được kiểm soát bằng các thiết bị và phương pháp xử lý chất thải

Phát triển những phương pháp, quan điểm và các kỹ thuật quản lý mới, thúc đẩy tiến bộ khoa học-kỹ thuật

Chủ yếu dựa vào những cải tiến kỹ thuật đối với những công nghệ hiện đã tồn tại

(Heinz Leuenberger, 2000)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY PHÂN HỮU CƠ VI SINH LA NGÀ (ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI) VÀ XƯỞNG SẢN XUẤT PHÂN VI SINH, NHÀ MÁY ĐƯỜNG SÓC TRĂNG (SÓC TRẰNG) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)