ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY PHÂN HỮU CƠ VI SINH LA NGÀ (ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI) VÀ XƯỞNG SẢN XUẤT PHÂN VI SINH, NHÀ MÁY ĐƯỜNG SÓC TRĂNG (SÓC TRẰNG) (Trang 102 - 103)

Quy trình sản xuất phân vi sinh của Nhà máy Phân hữu cơ Vi sinh La Ngà có nhiều ưu điểm hơn so với quy trình của Xưởng sản suất Phân vi sinh Sóc Trăng:

- Than bùn được chuyển vào trong phân xưởng có mái che và bổ sung vào bã ở giai đoạn ủ 2 vì than bùn khi nhập về nhà máy đã ở dạng tơi, mịn.

- Phân vi lượng được bổ sung ở giai đoạn phối trộn để tránh thất thoát và phát sinh mùi hôi.

- Men phân giải cellulose được phun ngay tại họng bùn của nhà máy đường nhằm đảo trộn đều men và bã.

Tuy nhiên, cả hai nhà máy đều có chung khuyết điểm:

- Bã bùn được phơi ủ trên nền đất nên lẫn đất cát vào nguyên liệu, phát sinh mùi hôi do điều kiện lên men kị khí, phát sinh nước thải lôi cuốn nguyên vật liệu vào mùa mưa.

- Nguyên vật liệu lưu chứa ngoài trời.

- Diện tích nhà xưởng có mái che còn hạn chế.

- Bố trí thiết bị chưa phù hợp với quy trình sản xuất.

- Hoạt động của máy nghiền, sàng, phối trộn nguyên vật liệu, vô bao, đóng gói…gây phát tán bụi trong nhà xưởng.

- Nguyên vật liệu rơi vãi trong quá trình sản xuất, vỏ bao bì hỏng.

- Hoạt động của máy trộn, máy nghiền, máy sàng… gây tiếng ồn.

Do đó, Xưởng sản xuất Phân vi sinh Sóc Trăng có thể áp dụng những giải pháp của Nhà máy Phân hữu cơ Vi sinh La Ngà và cả hai nhà máy đều thực hiện thêm một số giải pháp nhằm khắc phục khuyết điểm trong quy trình sản xuất của hai nhà máy.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY PHÂN HỮU CƠ VI SINH LA NGÀ (ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI) VÀ XƯỞNG SẢN XUẤT PHÂN VI SINH, NHÀ MÁY ĐƯỜNG SÓC TRĂNG (SÓC TRẰNG) (Trang 102 - 103)