Nghiên cứu đầu tư xây dựng diện tích mái che 87

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY PHÂN HỮU CƠ VI SINH LA NGÀ (ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI) VÀ XƯỞNG SẢN XUẤT PHÂN VI SINH, NHÀ MÁY ĐƯỜNG SÓC TRĂNG (SÓC TRẰNG) (Trang 93 - 94)

Xây dựng thêm nhà kho có mái che để tăng cường diện tích tập kết bã bùn phơi vào nhà kho trong ngày.

Tính toán các thông s k thut

Hằng ngày nhà máy tiếp nhận khoảng 85 tấn bã, độ ẩm 80% nên trọng lượng bã sau khi phơi khô đạt độ ẩm 50% là 85 tấn x 0,4 = 34 tấn bã bùn, cùng với than bùn nhập khoảng 40 tấn/ngày.

Như vậy: tổng nguyên vật liệu vận chuyển vào nhà ủ khoảng 75 tấn/ngày. Thời gian lưu ủ bã qua 02 giai đoạn là 30 ngày, chọn diện tích mái che có thể lưu ủ được 30 ngày. Do đó, tổng khối lượng ủ trong 30 ngày là 75 tấn x 30 ngày = 2.250 tấn, sau thời gian ủ sẽ hình thành phân nền chuyển sang khu vực phối trộn với các thành phần khác vô bao xuất xưởng.

Thể tích chiếm: V = m/d = 2.250/0,4 = 5.625 m3.

Giả sử độ cao đống ủ h = 1m: Diện tích mái che cần sử dụng S = 5.625 m2 ~ 5.500 m2. Do thực tế xưởng không có diện tích mái che để ủ nguyên vật liệu nên cần xây dựng thêm diện tích mái che là 5.500 m2.

Kinh phí cần đầu tư: 5.500 x 350.000 = 1.925.000.000 VNĐ.

Li ích:

- Không phát sinh lượng nước thải do mưa lôi cuốn nguyên vật liệu trên nền lộ thiên.

- Tăng hiệu quả lên men, không phát sinh mùi hôi.

- Không tốn nhân công đảo trộn vào mùa mưa.

- Mùa mưa chỉ tập trung sản xuất trong diện tích mái che, đỡ vất vả cho người lao động.

Khó khăn

- Kinh phí đầu tư ban đầu rất lớn, gần 2 tỉ VNĐ. Do đó, giải pháp này không thể thực hiện.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY PHÂN HỮU CƠ VI SINH LA NGÀ (ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI) VÀ XƯỞNG SẢN XUẤT PHÂN VI SINH, NHÀ MÁY ĐƯỜNG SÓC TRĂNG (SÓC TRẰNG) (Trang 93 - 94)