Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV đại lý bảo hiểm nhân thọ thiên hưng – văn phòng tổng đại lý gencasa huế 1 (Trang 27 - 37)

1.1.1.2.4 .Các loại hình bảo hiểm nhân thọ

1.1.2.3. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh

Trong nền kinh tếthị trường, cạnh tranh tồn tại như một quy luật kinh tếkhách quan và do vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh đểcạnh tranh trên thị trường luôn được đặt ra đối với doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay. Nó quyết định tới sựsống cịn của doanh nghiệp, bởi lẽsuy cho cùng, mục đích cuối cùng của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh là mang lại nhiều lợi nhuận.Đểtồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, mỗi doanh nghiệp cần tìm biện pháp thích hợp nâng cao năng lực cạnh tranh, vươn lên trên các đối thủ. Nỗ lực của mỗi doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, của quốc gia.

Lợi thếcạnh tranh cũng một thuật ngữquan trọng khi bàn về “cạnh tranh”. Lợi thếcạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật, trong khi các đối thủcạnh

tranh khác lại khơng làm được điều này. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽhoạt động tốthơn so với những doanh nghiệp khác. Đây là yếu tố cần thiết phải có giúp cơng ty ngày thành cơng và tồn tại lâu dài, khác biệt so với đối thủcạnh tranh. Do đó, muốn năng cao năng lực cạnh tranh thì trước hết doanh nghiệp phải xác định được lợi thếcạnh tranh của mình.

Theo M.Porter, doanh nghiệp có thểtạo ra lợi thếcạnh tranh dựa trên các lĩnh vực sau:

Lợi thếvềchi phí: Tạo ra sản phẩm,dịch vụ có chi phí thấp hơn đối thủcạnh tranh. Các yếu tố như đất đai, vốn, lao động thường được xem là nguồn lực để tạo ra lợi thếcạnh tranh.

Lợi thế vềsựkhác biệt: Dựa vào sựkhác biệt của sản phẩm để làm tăng giá trịcho khách hàng hoặc giảm chi phí sửdụng hoặc nâng cao tính hồn thiện của sản phẩm. Lợi thế về sự khác biệt cho phép doanh nghiệp đưa ra một mức giá độc lập với các đối thủ nhưng vẫn được thị trường chấp nhận.

Theo tác giảTôn Thất Nguyễn Thiêm, trình bày trong tác phẩm “Thị trường, chiến lược, cơ cấu”: Cạnh tranh vềgiá trị gia tăng và định vị doanh nghiệp, thì một doanh nghiệp có thểtạo ra lợi thếcạnh tranh trong sáu lĩnh vực sau:

Chất lượng sản phẩm – Dành/giữ thị phần và khai phá thị trường: Đổi mới liên tục sản phẩm là để đón đầu các đối thủcạnh tranh và đưa họ vào thếbắt chước được sản phẩm. Tìm mọi cách để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm (product life cycle) mà luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng rút ngắn chu kỳ sống đó và thay thế bằng một chu kỳsống khác.

Chất lượng thời gian– đón đầu trào lưu thị trường và tối ưu hóa vận hàng sản xuất: mỗi bước tiến của doanh nghiệp đều phải nhanh và kịp thời, không để các đối thủbắt kịp thì mới tạo ra lợi thếcạnh tranh. Sản phẩm được tung ra kịp thời và đúng lúc mà khách hàng yêu cầu và trước hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực, chính là một yếu tốquan trọng trong lợi thếcạnh tranh.

Chất lượng không gian -ấn tượng vịthếvà châm ngịi hào hứng: Khách mua hàng khơng phải vì hàng mà chính là vì các giá trị gia tăng mà khách sẽ được khi có mặt hàng ấy. Cửa tiệm là không gian vừa để trưng bày các giá trị gia tăng mang đến cho khách hàng vừa là không gian để khách trưng bày vị thếcủa khách. Để gây ấn tượng đó, doanh nghiệp nên biết về “Quy trình 3 chữ S”: nhìn từbên ngồi cửa tiệm, khách đã cảm nhận những khao khát cần thỏa mãn (Satisfaction. S1). Khi bước vào cửa tiệm, kháchở tư thế tâm lý sẵn sàng “hy vọng” và “hy sinh” thời gian, tiền bạc (Sacrifice. S2). Sau đó phải tạo cho khách một bất ngờ (Surprice. S3) để khách có ấn tượng tốt và muốn quay lại cửa tiệm vào lần tới.

Chất lượng dịch vụ - kết nối, củng cố và mở rộng quan hệ: Dịch vụ ở đây được hiểu là doanh nghiệp thực hiện những gì đã hứa hẹn để nhằm thiết lập, củng cố và mở rộng những quan hệ với khách hàng lâu dài. Dịch vụ chỉ đạt chất lượng khi khách hàng cảm nhận rõ ràng giá trị gia tăng nhiều hơn các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. Bản chất của kinh doanh là làm dịch vụkết nối các mối quan hệgiữa người bán với người mua, quan hệ đó tốt thì kinh doanh mới phát triển. Do đó, chất lượng dịch vụ được ấn định trên cơ sở của năm đặc tính: (1) Sự chắc chắn: Doanh nghiệp hứa điều gì thì thực hiện điều đó; (2) Sự tin tưởng: Năng lực có thể thấy được từ đội ngũ nhân sự; (3) Sự cụ thể: Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ khách hàng; (4) Sự cảm thông: Hiểu tâm lý khách hàng; (5) Phục vụnhanh gọn đúng theo yêu cầu của khách hàng.

Chất lượng thương hiệu – tự hào và chia sẻ danh tiếng: thương hiệu nhằm xác nhận và phân biệt nguồn gốc của các sản phẩm/dịch vụ. Tiếng tăm của thương hiệu được định hình trên thị trường sau một quá trình chứng minh được giá trị cho khách hàng. Tiến trình khẳng định chất lượng của thương hiệu là quá trìnhđi từ sản phẩm đến hìnhảnh, từcụthể đến biểu trưng, từ vật chất đến vơ hình. Khi tiếng tăm được định hình thì chính thương hiệu lơi kéo khách hàng tìm tới sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Và lợi thếcạnh tranh của thương hiệu lúc này khơng chỉdựa vào hình thức, mẫu mã,…mà cịn phải chia sẻvới khách hàng, với xã hội niềm tựhào về nhân cách, giá trịcuộc sống được thực hiện bởi doanh nghiệp.

Chất lượng giá cả- hợp lý và hợp thời: Nằm trong khoảng cách giữa giá trị nhận được và cái giá phải trảkhi sửdụng sản phẩm/dịch vụ. Chất lượng của giá cả phải xuất phát từ sự hợp ý, hợp thời đối với khách hàng. Khi doanh nghiệp chứng minh được hiệu quả mang lại từ chi phí mà khách hàng phải bỏ ra phù hợp với ý muốn và thời điểm yêu cầu của khách hàng thì bảng giá áp dụng sẽ mang đến lợi thế cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp. Và nên nhớ rằng, giá là một cách để gợi chuyện với khách hàng.

Các tiêu chí đánh giá năng lực cnh tranh ca doanh nghip 1.1.3.

Ở nước ta hiện nay, chưa có tổ chức hay cá nhân nào đưa ra tiêu chí chính thức để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tham khảo nhiều cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thểdựa vào các tiêu chí như sau:

Sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là mức độ để đo lường sựthỏa mãn nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm tại một thời điểm nhất định, nhu cầu thỏa mãn được thểhiện bằng nhiều đặc tính khác nhau.

Chất lượng sản phẩm là nhân tốquan trọng nhất đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, mục đích của sản xuất là để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu cảvềsố lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Doanh nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao sẽ bán được nhiều sản phẩm hàng hóa với giá cảcó lợi và duy trìđược thị phần, gia tăng lợi nhuận.

Chất lượng sản phẩm là yếu tố cấu thành quan trọng hàng đầu của năng lực cạnh tranh của sản phẩm, mả năng lực cạnh tranh của sản phẩm là yếu tốcấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì lẽ đó chất lượng sản phẩm là tiêu chí để xem xét năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Năng lực tài chính

Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng để xem xét tiềm lực của doanh nghiệp mạnh, yếu như thếnào.

Hệthống phân phối và xúc tiến

Kênh tiêu thụsản phẩm thểhiện khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ và đưa hàng hóa, dịch vụtừkhâu sản xuất đến người sửdụng cuối cùng một cách hiệu quả nhất. Hệ thống kênh phân phối rộng và tiêu thụ tốt cũng đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm và thu được lợi nhuận. Có nhiều hình thức tiêu thụ sản phẩm như: Tổ chức hệ thống bán buôn, bán lẻ, bán hàng trên internet, xây dựng hệ thống đại lý, dịch vụ bảo hành hậu mãi sau bán hàng,…Nếu doanh nghiệp có kênh tiêu thụ sản phẩm dịch vụ hợp lý và hoạt động xúc tiến có hiệu quảthì có thểchiến thắng đối thủcạnh tranh.

Danh tiếng và thương hiệu

Uy tín, danh tiếng của DN được phản ánh chủ yếu ở văn hóa DN, bao gồm: sản phẩm, văn hóa ứng xử,…Đối với những nhãn hiệu lâuđời, có uy tín cao thì DN phải thường xun chăm lo cho chất lượng, thường xuyên đổi mới, tạo sựkhác biệt vềchất lượng và phong cách cung cấp sản phẩm. Ngoài ra, nâng cao danh tiếng của DN là khả năng DN phát triển thành các thương hiệu mạnh. Nếu sản phẩm của DN có thương hiệu mạnh sẽkích thích người mua nhanh chóng đi đến quyết định mua, nhờ đó mà thịphần của doanh nghiệp tăng lên đáng kể.

Quy trình thẩm định và bồi thường

Trong kinh doanh bảo hiểm, công tác thẩm định và bồi thường có vai trị rất quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thuyết phục khách hàng tham gia và tái tục bảo hiểm. Thẩm định đòi hỏi phải khách quan, phản ánh trung thực tình trạng thiệt hại, làm cơ sở cho việc bồ thường nhanh chóng và đúng đủ. Mục đích của khách hàng khi tham gia bảo hiểm là mong được chia sẻcác rủi ro tổn thất đối với họ, do đó nếu cơng ty bảo hiểm làm tốt công tác giám định và bồi thường sẽtạo ra sựan tâm cho khách hàng, tạo được tiếng vang về uy tín cơng ty bảo hiểm đểtừ đó duy trì được lượng khách hàng hiện có và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cnh tranh ca doanh nghip 1.1.4.

Về cơ bản một doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều phải chịu sự tác động của môi trường xung quanh và chính bản thân bên trong doanh nghiệp. Do đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Song tóm gọn lại đều có hai nhóm nhân tố cơ bản:

Nhân tốbên trong: - Tài chính

Khả năng tài chính (nguồn vốn) là cơ sở để nhà quản trị quyết định quy mô kinh doanh và là điều kiện để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường. Một doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, khả năng huy động vốn tốt là một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng đồng vốn có hiệu quảkinh tế để phát triển lợi nhuận đồng thời hạch tốn chi phí một cách rõ ràngđể xác định được vịtrí và mục tiêu hướng tới.

- Nguồn nhân lực

Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực, trí lực và gồm cả tinh thần. Đây là yếu tố quan trọng, yếu tố đầu vào cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp. Một đội ngũ nhân lực chất lượng và làm việc hiệu quả sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều hơn cả lợi thế cạnh tranh là danh tiếng và uy tín, là con đường phát triển bền vững và rộng mở.

- Hoạt động marketing

Marketing bao gồm quảng cáo, bán và giao sản phẩm cho người tiêu dùng hoặc các kênh phân phối khác.Phương pháp tiêu thụsản phẩm tốt cũng đem lại lợi thếcạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp bán được hàng và thu được lợi nhuận.

- Công nghệthông tin

Là khả năng cải tiến kỹthuật,ứng dụng khoa học, công nghệmới để nâng cao chất lượng sản, phẩm dịch vụ. Sử dụng công nghệ hiện đại giúp cho doanh nghiệp tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm và chất lượng sản phẩm tốt hơn, do đó làm cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm được gia tăng.

- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào đáp ứng được nhiều yêu cầu về sản phẩm của khách hàng thì sẽ giành được thị phần cao hơn. Chất lượng sản phẩm bao gồm các đặc tính như tính kỹthuật, tính thẩm mỹ, tính kinh tế, độtin cậy và an tồn của sản phẩm đó.Nếu nhà sản xuất khơng đáp ứng được chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì sẽ không thể cạnh tranh và tồn tại được trên thị trường.

-Nănglực lãnhđạo và quản lý

Trong một đơn vịhay một doanh nghiệp thìđây là yếu tốquan trọng hàng đầu. Để doanh nghiệp có thể kinh doanh ổn định và phát triển thì bộ máy lãnh đạo và quản lý phải vận hành một cách trơn tru và mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, doanh nghiệp cần có kế hoạch và phương pháp tập huấn công tác đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ quản lý. Liên tục học hỏi các phương pháp từ các tổchức (doanh nghiệp)khác đã áp dụng và thành công.

- Thịphần của doanh nghiệp

Là một yếu tố quan trọng không kém trong năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thị phần là thị trường mà doanh nghiệp bán được sản phẩm của mình một cách thường xun và có xu hướng phát triển. Thịphần càng lớn chứng tỏ năng lực cạnh tranh, sứcảnh hưởng mạnh mẽcủa doanh nghiệp.

Nhân tốbên ngồi

a. Mơi trường vĩ mô:

- Kinh tế

Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷgiá hối đoái... Tất cảcác yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những biến động của các yếu tốkinh tếcó thểtạo ra cơ hội và cảnhững thách thức với doanh nghiệp.

- Chính trị, pháp luật

Gồm các yếu tốchính phủ, hệthống hiến pháp, pháp luật, xu hướng chính trị... Các nhân tố này ngày càngảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Chính

sách chính phủtạo ra mơi trường vĩ mơ ổn định , thơng thống sẽtạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động bìnhđẳng và yên tâm đầu tư kinh doanh.

- Tựnhiên

Các yếu tốvề mơi trường ảnh hưởng tới chi phí hoạt động SXKD và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp thìđiều kiện tựnhiên trở thành một yếu tố quan trọng trong việc hình thành lợi thế cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ.

-Văn hóa xã hội

Ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố giá trị văn hóa cốt lõi, thị hiếu, lối sống,…nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Các yếu tố này có tác động gián tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Khoa học công nghệ

Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tốcông nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bịsản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng... Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiệnứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng.

b. Mơitrường vi mô

Đây là môi trường gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tốtrong môi trường này sẽ tác động đến mức độ đầu tư, cường độ cạnh tranh và mức lợi nhuận trong ngành. Theo Giáo sư Michael Porter bối cảnh của môi trường tác nghiệp chịuảnh hưởng của 5 áp lực cạnh tranh.

- Khách hàng

Trong kinh doanh người mua được xem như là một sự đe dọa cạnh tranh khi họbuộc DN giảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng cao và dịch vụtốt hơn. Ngược lại,

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV đại lý bảo hiểm nhân thọ thiên hưng – văn phòng tổng đại lý gencasa huế 1 (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)