TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh quận cái răng – tp.cần thơ (Trang 31)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

NHNo & PTNT Việt Nam - Agribank thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Agribank là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng 12/2009, Agribank có tổng nguồn vốn 434.331 tỷ đồng (trong đó vốn tự có là 22.176 tỷ đồng), tổng tài sản 470.000 tỷ đồng, tổng dư nợ 354.112 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động: 2300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, với tổng cộng 35.135 cán bộ phục vụ 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là doanh nghiệp.

Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.034 ngân hàng đại lý tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ (tính đến tháng 12/2009). Agribank hiện là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nơng nghiệp Nơng thơn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nơng nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA). Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hồn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước. Chỉ riêng năm 2009, Agribank đã đóng góp xây dựng hàng chục trường học, hàng trăm ngơi nhà tình nghĩa, chữa bệnh và tặng hàng vạn suất quà cho đồng bào nghèo, đồng bào bị thiên tai với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh, Agribank đã triển khai hỗ trợ 160 tỷ đồng cho hai huyện Mường Ảng và Tủa Chùa thuộc tỉnh Điện Biên. Cũng

trong năm 2009, Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh tới thăm và làm việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2009), và vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: TOP 10 giải “Sao Vàng Đất Việt”, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “Doanh Nghiệp Phát Triển Bền Vững” do Bộ Công thương công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500.

3.2 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo & PTNT QUẬN CÁI RĂNG

TP.CẦN THƠ

3.2.1 Tổng quan về thực trạng kinh tế, xã hội và hệ thống ngân hàng tại Quận Cái Răng – Tp.Cần Thơ

3.2.1.1 Tổng quan về vị trí và thực trạng kinh tế của Quận Cái Răng

trong ba năm 2008, 2009 và 2010

Quận Cái Răng là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cần Thơ, được thành lập theo nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ, với vị trí là phía đơng giáp tỉnh Vĩnh Long, phía bắc giáp quận Ninh Kiều, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp huyện Phong Ðiền, cách trung tâm thành phố Cần Thơ 5 km đường bộ, với kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh, quận Cái Răng được xác định là cửa ngõ giao lưu của thành phố Cần Thơ. Hệ thống giao thơng đường bộ đặc biệt có Quốc lộ 1A, tỉnh lộ 924 chạy xuyên suốt địa bàn quận tạo thành trục xương sống trong giao thông đường bộ và hệ thống giao thông đường thuỷ cũng khá phong phú. Lợi thế về giao thông của Cái Răng càng được phát huy khi cầu Cần Thơ hoàn thành và cảng quốc tế Cái Cui được cải tạo, nâng cấp. Quận Cái Răng gồm 7 đơn vị hành chính cấp phường: Lê Bình, Thường Thạnh, Ba Láng, Hưng Phú, Hưng Thạnh, Tân Phú và Phú Thứ.

Về kinh tế, Quận Cái Răng hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp là chủ

yếu. Trong đó, nơng nghiệp ven đô là thế mạnh của các phường vành đai quận Cái Răng, hiện tại vùng vành đai Quận được quy hoạch là vùng lúa cao sản, vườn cây ăn trái đặc sản. Đồng thời hình thành vành đai xanh, phục vụ rau tươi, rau sạch cho thành phố Cần Thơ. Ngồi ra cịn đẩy mạnh chăn ni cá, phát triển cây kiểng… Ngoài ra quận Cái Răng cịn có các khu cơng nghiệp Hưng Phú I, II, khu dân cư mới Nam sông Cần Thơ, khu chế biến dầu thực vật Cái Lân, Cảng biển

Cái Cui. Về phát triển thương mại dịch vụ, Quận đẩy mạnh du lịch sinh thái vườn gắn mở rộng, nâng cấp, hồn chỉnh hệ thống giao thơng 4 phường nối liền tuyến giao thông các khu vực, phường nối phường. Bên cạnh đó, Quận Cái Răng đang hồn chỉnh mạng lưới chợ trên địa bàn quận. Chợ trung tâm Cái Răng được nâng cấp, sửa chữa, mở rộng phố xá qua rạch Cái Răng Bé, hướng Lò Tương. Cụ thể có các dự án như: khu vực Yên Thượng, đường vô Ba Láng dọc theo Rạch Cần Thơ sẽ xây dựng một nhà hàng nổi bề thế, làm điểm dừng cho du khách tham quan toàn cảnh chợ nổi. Cuối con đường Nguyễn Việt Dũng, quy hoạch xây dựng chợ nông sản của thành phố, đầu mối bán nơng sản có quy mơ lớn.

Cụ thể sự phát triển trong 3 năm gần đây như sau, trong năm 2008, tình hình kinh tế của Quận Cái Răng phát triển nhờ vào các cơng trình, dự án được xây dựng như cầu Cần Thơ, cầu Cái Răng, khu công nghiệp Hưng Phú, Trung tâm Văn hóa Tây Đơ và các dự án khu dân cư. Cùng với quá trình đơ thị hóa, diện tích đất thu hồi lớn và ổn đinh. Bên cạnh đó q trình đơ thị hóa làm cho cơ cấu kinh tế của địa bàn cũng thay đổi theo hướng tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, do lạm phát tăng nhanh vào đầu năm 2008 và khủng hoảng kinh tế thế giới nên chính sách tiền tệ phải thay đổi lãi suất cơ bản liên tục đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh và nhất là kinh doanh ngân hàng. Năm 2009, tình hình kinh tế giới còn diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư và thực hiện công trình, dự án của Quận. Bên cạnh đó, giá vàng tăng liên tục đã thu hút vốn đầu tư của người dân vào lĩnh vực vàng thay vì gửi tiết kiệm. Nhưng với các chính sách kính cầu của Chính phủ, việc hỗ trợ lãi suất thông qua ba Quyết định 131/QĐ-TTg, 443/QĐ-TTg và 497/QĐ-TTg đã giúp cho các tổ chức và cá nhân vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Năm 2010, tình hình tài chính nước ta diễn biến khá phức tạp, vàng liên tục tăng giá, lãi suất huy động tiền gửi phải tăng liên tục. Tuy nhiên, với vị trí địa lí thuận lợi, điều kiện giao thơng phát triển, Tp.Cần Thơ nói chung và Quận Cái Răng nói riêng được nhiều nguồn đầu tư từ chính phủ và các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Từ đó, thực trạng kinh tế tại Quận phát triển khá trong năm qua.

3.2.1.2 Điều kiện xã hội của Quận Cái Răng – Tp.Cần Thơ

Năm 2009, Quận Cái Răng có mật độ dân số là 1.380 người/km2, mật độ dân số của Quận Cái Răng thấp hơn so với Quận Ninh Kiều (1.609 người/km2)

và dân số ở khu vực nông thôn của Quận cũng chiếm tỷ lệ khá cao (80,52%). Cụ thể, ta xem xét số liệu thống kê năm 2009 về thực trạng dân số của Quận Cái Răng qua bảng sau:

Bảng 1: Dân số Quận Cái Răng

Chỉ tiêu Số lượng Đơn vị

Dân số 80.781 Người

Dân số khu vực nông thôn 65.044 Người

Lao động 61.377 Người

Lao động nông nghiệp 15.456 Người

Hộ 18.031 Hộ

Hộ nghèo 1.442 Hộ

Hộ ở khu vực nông thôn 14.070 Hộ Hộ ở khu vực nông thôn kinh doanh 50 Hộ

(Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ)

Tuy dân số ở vùng nơng thơn có tỷ lệ cao, nhưng do chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các năm qua, nên tính đến năm 2009, tỷ lệ lao động nông nghiệp trên tổng lao động chỉ chiếm 25,18%. Qua số liệu cho thấy đây là khu vực người dân có nguồn gốc nông dân là chủ yếu, tuy nhiên tương lai sẽ có sự chuyển dịch sang các lĩnh vực như tiểu thủ công nghiệp hay công nghiệp.

Xem xét theo đơn vị hành chính, ta có các số liệu về dân số như sau:

Bảng 2: Dân số phân theo đơn vị hành chính của Quận Cái Răng

Chỉ tiêu Diện tích (Hecta) Dân số (Người) Mật độ (Người/Hecta) Phường Lê Bình 246 13.968 57 Phường Thường Thạnh 1.036 10.431 10 Phường Phú Thứ 2.013 12.781 6 Phường Tân Phú 807 6.386 8 Phường Ba Láng 532 6.339 12 Phường Hưng Phú 753 28.158 37 Phường Hưng Thạnh 995 2.718 3

(Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ)

Qua số liệu, ta thấy dân số tập trung đông hơn ở hai phường là phường Lê Bình và phường Hưng Phú, do đây là khu vực thương mại của Quận Cái Răng. Các phường cịn lại do đất nơng nghiệp chiếm chủ yếu nên mật độ dân số thấp. Trong đó phường Phú Thứ và phường Thường Thạnh là hai phường có diện tích lớn nhất, nhưng do chủ yếu người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên

mật độ dân số ở đây cũng thấp. Đặc biệt, dân cư ở Quận Cái Răng thường tập trung ở ven các sông để tiện cho việc đi lại và giao dịch hàng hóa.

3.2.1.3 Hệ thống các ngân hàng tại Quận Cái Răng – Tp.Cần Thơ

Tính đến tháng 02/2011, Quận Cái Răng đã có đến 15 ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng kinh doanh tại Quận, trong đó tổng cộng có đến 19 chi nhánh và phòng giao dịch gồm:

Bảng 3: Hệ thống ngân hàng tại Quận Cái Răng

Loại hình ngân hàng Ngân hàng

Ngân hàng Thương mại cổ phần

Việt Nam Tín Nghĩa Kiên Long Việt Á Phương Tây Sài Gịn Thương Tín Ngoại Thương Xuất Nhập Khẩu Cơng thương Kỹ Thương Ngoại Thương An Bình

Ngân hàng Thương mại Nhà nước

Nông nghiệp & PTNT Chính sách

Phát triển nhà ĐBSCL

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 02/2011)

Qua bảng hệ thống ngân hàng tại Quận Cái Răng, ta thấy với 15 ngân hàng có tại Quận thì có đến 12 ngân hàng là ngân hàng Thương mại cổ phần và chỉ với 3 NHTM Nhà nước. Các vị trí được chọn đặt cơ sở hạ tầng là các khu dân cư đông đúc và phát triển như Quốc Lộ 1, phường Lê Bình, phường Hưng Phú và phường Phú Thứ. Các chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng cổ phần chỉ mới mở nhiều từ năm 2008 đến thời điểm nghiên cứu, nhưng việc cạnh tranh trong hoạt động giữa các ngân hàng là rất lớn. Thứ nhất là vì khả năng kinh doanh của các ngân hàng cổ phần ngày càng cao về cả mặt nguồn vốn và hình thức phục vụ, đặc biệt đối với các sản phẩm và dịch vụ bán lẻ ngày càng được các ngân hàng quan tâm phát triển, nhất là đối với các ngân hàng TMCP. Thứ hai là vì nguồn thơng tin của khách hàng ngày càng nhiều, khách hàng ngày càng có nhiều sự chọn lựa hơn, dẫn đến yêu cầu của khách hàng ngày càng cao. Điều này

đòi hỏi ngân hàng phải có nhiều thơng tin về nhu cầu của khách hàng, và những thông tin về hoạt động của các ngân hàng đối thủ, những thông tin như sản phẩm và dịch vụ mới, thị phần và các chiến lượt kinh doanh.

Đối với hoạt động kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ bán lẻ, NHNo & PTNT Quận Cái Răng thường có hai yếu tố cạnh tranh nhất: Thứ nhất là lãi suất. Do là ngân hàng Thương mại Quốc doanh nên lãi suất của NHNo & PTNT Quận Cái Răng chịu sự điều tiết nhiều của NHNN. Lãi suất huy động của NHNo & PTNT Quận Cái Răng thường thấp hơn các ngân hàng khác, đặc biệt như ngân hàng Kiên Long, ngân hàng Việt Á, ngân hàng Phương Tây. Một mặt do đây là các ngân hàng TMCP và mặt khác do ngân hàng có quy mơ nhỏ nên thường được nâng mức lãi suất cao hơn so với các ngân hàng lớn. Thư hai là về số lượng các sản phẩm và dịch vụ phục vụ khách hàng. NHNo & PTNT Quận Cái Răng chịu sự cạnh tranh của các ngân hàng có nhiều kinh nghiệm và tập trung phát triển mặt hàng bán lẻ như ngân hàng Sài Gịn Thương Tín, ngân hàng Xuất Nhập Khẩu, ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL. Vì mục tiêu phát triển các sản phẩm và dịch vụ bán lẻ, nên các ngân hàng này thường có các sản phẩm và kế hoạch kinh doanh phục vụ tốt cho đối tượng khách hàng là cá nhân.

3.2.2 Quá trình hình thành chi nhánh NHNo & PTNT Quận Cái Răng

NHNo & PTNT Quận Cái Răng là Ngân hàng Thương mại quốc doanh hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông thôn. NHNo & PTNT Quận Cái Răng được thành lập theo quyết định 400/CP ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nay là Thủ tướng chính phủ, trên cơ sở bàn giao từ chi nhánh Ngân hàng nhà nước quận Cái Răng. Từ năm 1990 đến nay, NHNo & PTNT Quận Cái Răng đã bốn lần thay đổi tên gọi, gồm Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Huyện Châu Thành, Ngân hàng Nông nghiệp Huyện Châu Thành, NHNo & PTNT Huyện Châu Thành, đến ngày 25/3/2004, NHNo & PTNT Huyện Châu Thành chính thức đổi tên thành NHNo & PTNT Quận Cái Răng. NHNo & PTNT Quận Cái Răng có trụ sở đặt tại số 106/4, đường Võ Tánh, Quận Cái Răng – Tp.Cần Thơ. NHNo & PTNT Quận Cái Răng là một trong 8 chi nhánh của NHNo & PTNT Tp.Cần Thơ gồm: NHNo & PTNT quận Ninh Kiều, NHNo & PTNT Quận Ơ Mơn, NHNo & PTNT Quận Bình Thủy, NHNo & PTNT Huyện Phong Điền,

NHNo & PTNT Huyện Vĩnh Thạnh, NHNo & PTNT Huyện Cờ Đỏ và NHNo & PTNT Huyện Thốt Nốt.

3.2.3 Nhiệm vụ hoạt động và cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT

Quận Cái Răng

Chi nhánh NHNo & PTNT Quận Cái Răng thuộc chi nhánh loại 3 trong hệ thống của NHNo & PTNT Việt Nam. Chi nhánh hoạt động với các nhiệm vụ sau: Thứ nhất là huy động vốn. Chi nhánh khai thác và nhận tiền gửi của các khách hàng là tổ chức, cá nhân hay tổ chức tín dụng khác trong nước và ngồi nước, dưới các hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn, bằng các loại tiền gửi là đồng Việt Nam và ngoại tệ. Chi nhánh phát hàng chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của NHNo. Ngoài ra, chi nhánh cũng sử dụng các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo theo từng thời kỳ phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế.

Thứ hai là cho vay. Chi nhánh cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của NHNo.

Thứ ba là các dịch vụ trong lĩnh vực tiền tệ. Chi nhánh cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm: các phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; các dịch vụ thu hộ và chi hộ; các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng; các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN và của NHNo. Chi nhánh cung cấp các dịch vụ kinh doanh khác bao gồm: thu, phát tiền mặt; mua bán vàng bạc, tiền tệ; máy rút tiền tự động; dịch vụ thẻ; két sắt; nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác; thẻ thanh toán; nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước; cho th tài chính; chứng khốn; bảo hiểm; và các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước và NHNN cho phép. Chi nhánh có

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh quận cái răng – tp.cần thơ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)