Chương 1 : GIỚI THIỆU
4.1 THỰC TRẠNG KINH DOANH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ BÁN LẺ
4.1.2.1 Dư nợ và chất lượng tín dụng của hoạt động bán lẻ
Đối với cơng tác tín dụng, khách hàng là cá nhân cũng là thành phần khách hàng rất quan trọng của ngân hàng. Để xem xét giá trị dư nợ và tỷ trọng trên tổng dư nợ của khách hàng là cá nhân của NHNo & PTNT Quận Cái Răng ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 11: Dư nợ khách hàng cá nhân của NHNo & PTNT Quận Cái Răng
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009 2010
Dư nợ 1.000.000 VNĐ 143.600 180.273 208.681 Tỷ trọng so với Tổng dư nợ % 93 82 70
(Nguồn: Báo cáo Hoạt động Kinh doanh của NHNo & PTNT Quận Cái Răng)
Qua bảng số liệu, ta nhận thấy giá trị dư nợ đối với khách hàng là cá nhân của ngân hàng luôn tăng qua 3 năm 2008, 2009 và 2010 và cũng chiếm tỷ trọng quan trọng đối với tổng dư nợ. Tuy nhiên, giá trị tăng thêm giảm qua các năm và tỷ trọng cũng giảm dần. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay thì lại ngược lại với tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động. Tỷ lệ tăng trưởng đều dương qua ba năm 2008, 2009 và 2010, nhưng lại tăng cao nhất trong năm 2009, tăng đến 25,54%. Lý do chính làm cho tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay tăng cao trong năm 2009 là do chính sách kích cầu của Chính phủ, 3 Quyết định là 131/QĐ-TTg, 443/QĐ-TTg và 497/QĐ-TTg, đã kích thích nền kinh tế tiếp tục phát triển, việc hỗ trợ lãi suất thơng qua 3 gói kính cầu đã giúp cho cả các tổ chức và cá nhân vay vốn để sản xuất và tiêu dùng. Đối với khách hàng là cá nhân các hình thức vay cũng rất phong phú cả về ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt là đối với hoạt động nông nghiệp, việc cho vay để đầu tư mua sắm các máy móc và vật tư được quy định rõ trong Quyết định 497/QĐ-TTg. Đến năm 2010, thực trạng kinh tế dần ổn định hơn, tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay cũng ổn định lại, tăng 15,76% so với năm 2009. Tuy nhiên, thực tế trong 3 năm qua tình hình qui hoạch ở khu vực Quận Cái Răng vẫn đang thực hiện, điều này làm ảnh hưởng nhiều đến việc an cư, đầu tư sản xuất của các hộ gia đình. Vì vậy thực tế tỷ lệ vay vốn trên chưa thực sự đúng với nhu cầu và có thể tăng hơn khi tình hình ở khu vực ổn định hơn về đất đai, các kế hoạch qui hoạch cũng như việc đơ thị hóa.
2009 và 2010. Tuy nhiên, để xem xét chất lượng của tín dụng dựa trên các giá trị đo lường về tỷ lệ nợ xấu qua các năm, ta xem bảng số liệu sau:
Bảng 12: Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ của khách hàng là cá nhân
ĐVT: % Các chỉ tiêu 2008 2009 2010 Nợ nhóm 1/ Tổng dư nợ 85,34 93,91 91,75 Nợ nhóm 2/ Tổng dư nợ 9,67 4,67 7,39 Nợ nhóm 3/ Tổng dư nợ 2,80 0,46 0,23 Nợ nhóm 4/ Tổng dư nợ 0,23 0,74 0,25 Nợ nhóm 5/ Tổng dư nợ 0,23 0,22 0,38 Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 4,99 1,56 0,86
(Nguồn: Tính tốn từ Báo cáo Hoạt động Kinh doanh)
Qua bảng số liệu ta nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ của khách hàng là cá nhân giảm trong ba năm qua, tính đến năm 2010 thì nợ quá hạn chỉ chiếm 0,86% trong tổng dư nợ của khách hàng là cá nhân. Từ đó cho thấy chất lượng nghiệp vụ tín dụng ngày càng được nâng cao.
Tính riêng trong năm 2008, tỷ lệ nợ xấu chiếm 4,99%% tổng dư nợ cho vay khách hàng là cá nhân. Tỷ lệ cao trong năm 2008 là do khủng hoảng tài chính nên hàng hóa người dân làm ra khơng tiêu thụ được, theo đó NHNo & PTNT Quận Cái Răng thực hiện sự chỉ đạo của NHNo Việt Nam là cho khách hàng gia hạn nợ, nên nhóm nợ 3 tăng đáng kể (chiếm đến 2,8%). Đây cũng là yếu tố tác động làm hệ số sinh lời của năm 2008 thấp hơn các năm. Năm 2009 và 2010, tình hình nợ xấu đã giảm, các yếu tố kinh tế, việc tăng cường thu hồi nợ xấu và xử lý tốt nợ đến hạn của các cán bộ ngân hàng đã giúp chất lượng tín dụng cải thiện nhiều so với năm 2008.