1.2. Khái niệm và đặc điểm của tranh tụng của bị hại
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của tranh tụng của bị hại trong TTHS Liên
Nga
Pháp luật Liên bang Nga quy định việc đảm bảo tranh tụng trong xét xử là một nguyên tắc hiến định. Nguyên tắc này được ghi nhận trong Điều 123 Hiến pháp năm 1993 của Liên bang Nga và được BLTTHS Liên bang Nga cụ thể hóa tại Điều 15, trong đó khẳng định rằng TTHS của Liên bang Nga dựa trên cơ sở tố tụng tranh tụng. Điều đó cho thấy rằng tranh tụng là một tiêu chuẩn không thể thiếu của TTHS, đồng thời tranh tụng không chỉ tồn tại trong giai đoạn xét xử mà cả trong tất cả các giai đoạn của TTHS. Điều luật này cũng chỉ rõ tranh tụng là sự kết hợp của các yếu tố: (1) sự phân tách và tiến hành độc lập của các chức năng: truy tố, bào chữa và giải quyết vụ án hình sự; (2) các bên tham gia tố tụng có quyền bình đẳng trước tịa án để bảo vệ quyền và lợi ích của mình; (3) Tịa án thực hiện vai trị trọng tài hồn tồn khách quan trong việc giải quyết vụ án hình sự.
Tranh tụng trong TTHS Liên bang Nga được tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau: theo hướng một nguyên tắc theo quy định của Điều 15 BLTTHS Liên bang Nga27, cũng như một quá trình tranh tụng28. Về mặt học thuật, một trong những cách tiếp cận tranh trong TTHS Liên bang Nga là coi quá trình tranh tụng như một trong những “hình thức
lịch sử của quá trình tố tụng hình sự; quá trình này diễn ra dựa trên các nguyên tắc như bình đẳng về thủ tục giữa các bên, độc lập về chức năng giữa kiểm sát viên, người bào chữa và tòa án”29. Trách nhiệm chứng minh hành vi phạm tội thuộc về Kiểm sát viên
cịn Tịa án chỉ đóng vai trị trọng tài giữa các bên tham gia tranh tụng. Phán quyết của Tòa án tùy thuộc vào tương quan, vị thế của các bên (ví dụ: thủ tục nhận tội khơng cần phải thơng qua q trình điều tra và tịa án quyết định ra bản án tuyên án bị cáo có tội; Kiểm sát viên từ chối truy tố cũng có nghĩa là bị cáo được tun vơ tội). Một quá trình
27
Theo đó tranh tụng được tiếp cận như một hướng dẫn, một quy tắc cơ bản, được áp dụng cho toàn bộ quy trình tố tụng hình sự. Xem Даровских Светлана Михайловна (2001), Принцип состязательности в уголовном процессе России и механизм его реализации, Диссертация, Южно-уральский государственный
университет, trang 5-6
28 Theo cách tiếp cận này quá trình tranh tụng cịn được hiểu như một hình thức của quá trình tố tụng. Xem Даровских Светлана Михайловна (2001), tlđd (27), trang 5-6
29 А. Я. Сухарев, В. Е. Крутских, А.Я. Сухарева. (2003), Большой юридический словарь, М.: Инфра-М
Phiên bản trực tuyến: http://law.niv.ru/doc/dictionary/big-legal/fc/slovar-209-5.htm#zag-6026, truy cập ngày
tranh tụng được đặc trưng bởi một phiên tịa có bồi thẩm đồn và đánh giá bằng chứng dựa trên niềm tin nội tâm của các thẩm phán.
Tiếp cận với góc độ một q trình, tranh tụng trong TTHS Liên bang Nga sẽ bao gồm các yếu tố sau:
Thứ nhất, nền tảng của tranh tụng xuất phát từ việc các chức năng tố tụng hình sự
được phân tách cho các chủ thể thực hiện một cách độc lập với nhau. Đây là đặc trưng của tranh tụng thường được sử dụng để phân biệt mô hình tố tụng tranh tụng với các mơ hình tố tụng khác. Đặc trưng này xuất phát từ bản chất của tranh tụng là sự đối kháng của chức năng truy tố và bào chữa, được thực hiện dưới sự điều khiển của một tòa án độc lập. ―Chức năng truy tố được thực hiện bởi điều tra viên, thủ trưởng cơ quan điều
tra, cơ quan điều tra, kiểm sát viên, viện kiểm sát, viện trưởng viện kiểm sát, bị hại, đại diện của bị hại. Chức năng bào chữa được thực hiện bởi người bị buộc tội, người đại diện của người bị buộc tội, luật sư bào chữa. Và chức năng giải quyết vụ án hình sự thuộc về Tòa án”30
. Sự đối kháng giữa các chức năng trong tranh tụng hoàn toàn phù
hợp với quy luật khách quan của sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Thứ hai, q trình tranh tụng cũng địi hỏi các bên tham gia tranh tụng có quyền và
được quy định những thủ tục bình đẳng để bảo vệ lợi ích của mình. TTHS chỉ có thể được coi là thực hiện trên cơ sở tranh tụng khi các bên có thể chủ động và bình đẳng chứng minh vụ việc theo quan điểm của mình; thu thập, đưa ra các chứng cứ và các giải thích để tranh chấp với bên còn lại; tranh luận về bất kỳ tuyên bố và chứng cứ nào của các bên. Sự bình đẳng của các bên trong tranh tụng cho thấy ―Tranh tụng không chỉ bao
gồm đối kháng giữa các bên buộc tội và bên gỡ tội mà còn cần phải được hiểu rộng hơn như là sự cân bằng về địa vị pháp lý, đối kháng về quyền, lợi ích của tất cả các chủ thể trong một giai đoạn của q trình tố tụng cũng như có đầy đủ địa vị pháp lý nhằm địi hỏi quyền và lợi ích hợp pháp”31. Chỉ khi các bên, cả bên buộc tội và bên bào chữa có
quyền bình đẳng trong việc cung cấp chứng cứ, tham gia các giai đoạn điều tra dự thẩm và trong q trình tố tụng tại phiên tịa, trong việc kiểm tra và đánh giá các chứng cứ, trong việc tranh luận, phản bác các quan điểm của đối phương… thì tranh tụng trong TTHS mới được bảo đảm.
Thứ ba, để thiết lập và duy trì sự bình đẳng đó, điều kiện tiên quyết là Tòa án phải
được tách ra khỏi các chức năng tố tụng khác, không thuộc bên buộc tội hoặc bên gỡ tội,
30 Шестакова Т. П (2018), Состязательность и равноправие сторон как принцип уголовного судопроизводства, Молодой ученый, №8.2018 trang 99-101.
31 Gorsky Vadim Vadimovich, Mai Văn Thắng (2017), Chiến thuật tham gia, bảo vệ của luật sư đại diện bị hại
trong Tố tụng hình sự ở Nga và những gợi mở cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí Khoa học Đại học
mà có nhiệm vụ đảm bảo giải quyết mâu thuẫn giữa các bên một cách công bằng, cung cấp cho các bên cơ hội bình đẳng để bảo vệ lợi ích của họ, và do đó khơng thể đảm nhận việc thực hiện các chức năng tố tụng khác.
Tóm lại, các nhà khoa học pháp lý Nga coi tranh tụng như ―một cuộc “đấu tay
đơi”, nhưng nó là một cuộc đấu tay đôi hợp pháp của các luật sư chuyên nghiệp đại diện cho các bên, những người xem xét cùng một sự kiện pháp lý dựa trên nhiều quan điểm khác nhau và dựa trên quy định của pháp luật. Trên thực tế, một cuộc “đấu tay đôi” như vậy cho phép Tòa án xác định được bản chất của vụ án và đưa ra quyết định hợp pháp, hợp lý và chính xác về vụ án”32. Có thể thấy khoa học pháp lý của Liên bang
Nga không chỉ coi tranh tụng như một thủ tục tranh luận mà là một q trình trong đó các bên tham gia mâu thuẫn với nhau về quyền lợi và sẵn sàng phủ định quan điểm lẫn nhau. Yếu tố được coi trọng là vai trò của Tòa án với vị trí độc lập và khách quan trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các bên. ―Quá trình cải cách tư pháp của Liên bang Nga
chỉ ra rằng TTHS cần được xây dựng dựa trên nền tảng tố tụng tranh tụng. Điều này không chỉ thể hiện ở việc phân chia độc lập các chức năng truy tố, bào chữa và giải quyết vụ án mà còn biểu hiện ở chỗ cung cấp về mặt pháp luật thực định cho các chức năng các cơ hội bình đẳng trong việc cung cấp cho tòa án những quan điểm, luận cứ, chứng cứ để đạt được phán quyết cuối cùng mà mình mong muốn.”33
BLTTHS Liên bang Nga phân loại các chủ thể trong TTHS theo chức năng tố tụng: các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội và các chủ thể thực hiện chức năng bào chữa. Tại Mục II, phần I của BLTTHS Liên bang Nga bị hại được xếp trong nhóm các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội. Do vậy, bị hại cũng là một chủ thể của quá trình tranh tụng. Từ những đặc điểm của quá trình tranh tụng như đã phân tích cũng như vị trí, vai trị của bị hại trong TTHS Liên bang Nga, có thể thấy tranh tụng của bị hại trong TTHS Liên bang Nga có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, khi tiến hành tranh tụng, bị hại độc lập với các chức năng khác theo
đúng nội dung đã phân tích của nguyên tắc tranh tụng trong BLTTHS Liên bang Nga. Bị hại tham gia vào TTHS của Liên bang Nga với tư cách một bên độc lập và bình đẳng trong việc thực hiện chức năng buộc tội. Bị hại có thể tham gia vào quá trình này với nhiều mục đích khác nhau, có thể là “vạch trần kẻ đã thực hiện hành vi phạm tội chống
lại mình, yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự, đòi bồi thường thiệt hại mà hành vi
32 Акулиничева О. С (2015), Реализация конституционного принципа состязательности и равноправия сторон при осуществлении правосудия по уголовным делам, Молодой ученый. №16/2015, trang 330-332. 33 Ведомости Съезда народных депутатов РСФСР и Верховного Совета РСФСР (1991), Концепция судебной реформы в РСФСР, М, 1991. №44
phạm tội đã gây ra”34
hoặc có thể “vì những lý do nào đó mà lại đứng về phía người phạm tội hay hòa giải với người phạm tội”35. Việc bị hại thực hiện các cơng việc trong q trình tranh tụng như thế nào cịn phụ thuộc vào mức độ phù hợp giữa quan điểm của bị hại và quan điểm của điều tra viên (hoặc kiểm sát viên thực hành quyền công tố) về một số vấn đề của vụ án hoặc trong một giai đoạn nào đó của vụ án. Điều đó hồn tồn có thể làm cho lợi ích của bị hại từ đối kháng với bên bào chữa trở nên đối kháng với các cơ quan thực hiện hoạt động điều tra, truy tố. Điều đó khẳng định trong q trình tranh tụng, vai trị buộc tội của bị hại khơng chỉ độc lập và bình đẳng với bên bào chữa mà cịn độc lập và bình đẳng với Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Việc tham gia của bị hại trong việc buộc tội là tích cực nhưng độc lập và khơng được can thiệp vào hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật TTHS. “Thậm chí khơng nên coi sự tham gia
của bị hại như một sự trợ giúp cho các cơ quan thực hiện việc điều tra và truy tố mặc dù các ý kiến, thơng tin từ phía bị hại có thể được chấp nhận giúp cho việc phát hiện và truy tố người phạm tội được thuận lợi hơn. Trách nhiệm chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo sao cho phù hợp với nguyên tắc suy đốn vơ tội vẫn thuộc về các cơ quan thực thi pháp luật trong quá trình tố tụng”36. Mặc dù vậy, sự độc lập đó vẫn phục vụ
cho vai trò buộc tội của bị hại trong quá trình tranh tụng với bên bào chữa.
Thứ hai, tranh tụng của bị hại trong TTHS Liên bang Nga là một q trình thống
nhất, khơng chỉ diễn ra tại phiên tịa, mà cịn trong tồn bộ q trình tố tụng. Với tư cách là bên buộc tội, họ có thể thực hiện các hoạt động tố tụng từ giai đoạn khởi tố vụ án, “kể
từ thời điểm họ được thông báo về một hành vi phạm tội có liên quan tới mình”37 và chính thức tham gia tranh tụng với tư cách bị hại khi có quyết định cơng nhận bị hại. Như vậy trong TTHS Liên bang Nga, bị hại chính thức tham gia vào quá trình tranh tụng kể từ khi có quyết định chính thức cơng nhận họ là bị hại và kết thúc quá trình tranh tụng khi sự đối lập, đối kháng về quyền, lợi ích trong q trình tố tụng chấm dứt.
Thứ ba, tranh tụng của bị hại trong TTHS Liên bang Nga cũng biểu hiện rõ qua
các quyền và nghĩa vụ của bị hại trong quá trình tranh tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các quyền này, đặt trong tổng thể các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia tranh tụng khác, thể hiện sự cân bằng về địa vị pháp lý giữa bị hại và các chủ thể đó trong việc tham gia các hoạt động tranh tụng, nhằm địi hỏi quyền và lợi ích hợp của mình. Khi tham gia q trình tranh tụng, bị hại có cơ hội ngang bằng với các chủ thể khác trong việc trình bày cho cơ quan tiến hành tố tụng những chứng cứ,
34 Gorsky Vadim Vadimovich, Mai Văn Thắng (2017), tlđd (31) 35 Gorsky Vadim Vadimovich, Mai Văn Thắng (2017), tlđd (31) 36 Василенко Николай Николаевич (2005), tlđd (7), trang 60 37
quan điểm, luận điểm, ý kiến, u cầu để Tịa án xem xét, thơng qua đó đạt được kết quả mình mong muốn.
Từ những phân tích nêu trên, tác giả nhận thấy tranh tụng của bị hại là một phần của nguyên tắc tranh tụng trong TTHS Liên bang Nga, là việc bị hại tham gia q trình
đối kháng, đấu tranh tích cực với các chủ thể mâu thuẫn về quyền lợi với tư cách một bên độc lập và bình đẳng trong TTHS nhằm thực hiện chức năng buộc tội và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.