Các quyền liên quan đến việc xác định tư cách bị hại trong quá

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại nghiên cứu so sánh luật tố tụng hình sự liên bang nga và việt nam (Trang 46 - 48)

2.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga về quyền của

2.1.1. Các quyền liên quan đến việc xác định tư cách bị hại trong quá

LIÊN BANG NGA VÀ BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ

QUYỀN CỦA BỊ HẠI TRONG QUÁ TRÌNH TRANH TỤNG

2.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga về quyền của bị hại trong quá trình tranh tụng trong quá trình tranh tụng

2.1.1. Các quyền liên quan đến việc xác định tư cách bị hại trong quá trình tranh tụng tụng

Bị hại bắt đầu tham gia quá trình tranh tụng từ giai đoạn khởi tố bằng quyền tố giác về tội phạm và đưa ra yêu cầu khởi tố. Mặc dù ở giai đoạn này chưa có quyết định cơng nhận họ là bị hại nhưng đây là bước đầu tiên hướng tới việc được công nhận tư cách bị hại. Với quyền tố giác tội phạm họ có quyền được thông báo trong trường hợp

không khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp này, trong vịng 24 giờ, họ được nhận

bản sao quyết định không khởi tố vụ án và được giải thích về quyền được khiếu nại cũng như thủ tục khiếu nại quyết định này (khoản 4 Điều 148 BLTTHS Liên bang Nga). Quy định này là căn cứ để bị hại (mặc dù lúc này chưa có tư cách bị hại) yêu cầu được tham gia tranh tụng tại giai đoạn khởi tố vụ án “để phản ứng với các cơ quan có thẩm quyền

nhằm đấu tranh với việc lợi ích của mình khơng được bảo vệ”. Quyền được thông báo

này rất quan trọng đối với việc thực hiện chức năng truy tố của bị hại. Trong trường hợp tố cáo của người bị thiệt hại bởi tội phạm và yêu cầu khởi tố vụ án hình sự khơng được chấp nhận, họ có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Trong trường hợp này, yêu cầu và chứng cứ do bị hại cung cấp đóng vai trị quan trọng trong việc “thuyết phục

tòa án và các nhà chức trách có thẩm quyền khác hủy bỏ quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự và chỉ ra cho thẩm phán hay các nhà chức trách thấy việc cần thiết phải tiếp tục điều tra, truy tố, xét xử”63

. Quyền này thể hiện rõ nét tính chất luận tội của bị hại trong

quá trình tranh tụng khi đối lập cả về quan điểm với Cơ quan điều tra cũng như bên bào chữa.

Khơng chỉ có quyền tố giác về tội phạm, BLTTHS Liên bang Nga còn cung cấp cho bị hại quyền yêu cầu khởi tố vụ án và quyền tư tố đối với một số tội phạm cụ thể căn cứ vào tính chất và mức độ của tội phạm. Các vụ án mà bị hại thực hiện quyền yêu cầu khởi tố là các vụ án công – tư tố. Mặc dù vụ án công – tư tố chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại nhưng chủ thể buộc tội chính vẫn là Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Quá trình tranh tụng của bị hại được tiến hành như đối với các vụ án khởi tố không

63

phụ thuộc yêu cầu của bị hại, ngoại trừ quyền yêu cầu khởi tố. Đối với các vụ án tư tố, bị hại đóng vai trị tư tố viên, trực tiếp tiến hành điều tra và truy tố bị can ra trước tòa án. Lúc này khơng cịn sự tham gia tranh tụng của cơ quan nhà nước thực hiện việc buộc tội mà chủ thể chính buộc tội ở đây là bị hại. Quá trình tranh tụng của bị hại trong các vụ án này có những đặc điểm riêng sẽ được trình bày trong phần sau.

Đi kèm với các quyền trên là quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của bị hại. Khoản 3, 4 Điều 42 BLTTHS Liên bang Nga ghi nhận và đảm bảo quyền yêu cầu bồi thương thiệt hại của bị hại đối với những thiệt hại về tài sản và phi tài sản mà họ phải gánh chịu do hành vi phạm tội gây ra và cả những chi phí tố tụng khi họ tham gia vào quá trình điều tra và xét xử vụ án, bao gồm cả những chi phí cho người đại diện, bảo vệ quyền lợi cho họ theo quy định tại Điều 131 BLTTHS Liên bang Nga. Việc giải quyết yêu cầu của bị hại về bồi thường thiệt hại sẽ được Tòa án xét xử vụ án hình sự quyết định tại phiên tịa hoặc được tiến hành theo thủ tục tố tụng dân sự. Một điểm thuận lợi cho bị hại trong quá trình tranh tụng là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là một trong những vấn đề mà các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh theo điểm 4 khoản 1 Điều 73 BLTTHS Liên bang Nga. Đặc biệt đối với những yêu cầu về bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại phi tài sản, khơng tính được thành tiền, mức độ thiệt hại sẽ do Tòa án quyết định. Ngoài ra trong vấn đề bồi thường thiệt hại, BLTTHS Liên bang Nga cũng quy định về nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự. Do vậy, việc bị hại tham gia tranh tụng hướng tới giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại cũng bao gồm cả tranh tụng giữa bị hại, nguyên đơn dân sự với người phạm tội và bị đơn dân sự. Tuy nhiên, đối với một số thiệt hại như các chi phí tham gia tố tụng sẽ được bảo đảm bồi thường từ chi phí của người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc từ ngân sách nhà nước. Do vậy đây cũng là một điểm mà bị hại trong TTHS Liên bang Nga cần lưu ý khi tranh tụng để hướng tới yêu cầu được bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, Điều 230 BLTTHS Liên bang Nga cũng cho phép bị hại có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc tịch thu tài sản. Việc thi hành quyết định này do nhân viên thừa phát lại của Toà án đảm nhiệm. Mặc dù vậy, BLTTHS Liên bang Nga cũng không quy định rõ những biện pháp bảo đảm này là gì và chúng sẽ được thực hiện theo quy định của tố tụng dân sự. Một đặc điểm đáng chú ý của BLTTHS Liên bang Nga liên quan đến quyền được bồi thường thiệt hại của bị hại là quyền này được thể hiện trong suốt các giai đoạn: khởi tố vụ án hình sự, điều tra, xét xử, và thi hành án. Bị hại bắt đầu quyền tranh tụng nhằm hướng tới việc giải quyết yêu cầu được bồi thường thiệt hại từ khi có quyết định công nhận bị hại và thực hiện quyền này trong suốt các giai đoạn khởi tố, điều tra và xét xử. Điều này dựa trên nền tảng lý luận về tố tụng tranh tụng không chỉ

tồn tại ở phiên tòa mà còn tồn tại ở trong các giai đoạn tiền xét xử. Việc ghi nhận quyền này của bị hại cũng đồng nghĩa với việc bảo đảm quyền cho bị hại là nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước. Cụ thể, trong phần 3 của quyết định công nhận bị hại sẽ thông báo rằng họ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản. Điều tra viên cũng thông báo quyền này cho bị hại khi triệu tập và làm việc với bị hại. Đồng thời, “đối với bất kỳ yêu

cầu đòi bồi thường thiệt hại nào của bị hại, thậm chí bất kể liệu có nhận được yêu cầu đó hay khơng, điều tra viên trong trường hợp có đầy đủ thông tin về hành vi gây thiệt hại về tài sản của tội phạm, có nghĩa vụ phải thực hiện các hành động tố tụng nhằm đảm bảo toàn bộ thiệt hại của bị hại được bồi thường”64. Các biện pháp đó là các hành động tố tụng của điều tra viên nhằm “xác định những người chịu trách nhiệm về thiệt

hại xảy ra, tìm kiếm các tài sản sẽ bị thu giữ, tiến hành thu giữ các tài sản này, thực hiện các biện pháp bảo quản tài sản đó để bảo đảm nghĩa vụ bồi thường đối với các thiệt hại về vật chất căn cứ theo bản án của Tòa án khi tòa án tuyên án”65. Mặc dù vậy

trách nhiệm chứng minh thiệt hại vẫn thuộc về người có yêu cầu bồi thường và nếu yêu cầu này không được đưa ra tại phiên tịa cũng như khơng có căn cứ để chấp nhận yêu cầu bồi thường thì Tịa án cũng khơng được tự quyết định về vấn đề bồi thường thiệt hại. Việc đạt được yêu cầu bồi thường thiệt hại là một trong những đích đến của bị hại khi tham gia tranh tụng trong TTHS Liên bang Nga.

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại nghiên cứu so sánh luật tố tụng hình sự liên bang nga và việt nam (Trang 46 - 48)