Các quyền thuộc nội dung tranh tụng của bị hại

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại nghiên cứu so sánh luật tố tụng hình sự liên bang nga và việt nam (Trang 52 - 56)

2.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga về quyền của

2.1.3. Các quyền thuộc nội dung tranh tụng của bị hại

Quyền cơ bản khi tham gia tranh tụng của bị hại cũng như các chủ thể tham gia tố tụng nhằm phục vụ cho quá trình tranh tụng là quyền thu thập và giao nộp chứng cứ. Theo Điều 86 BLTTHS Liên bang Nga, bị hại là một trong các chủ thể có quyền thu thập và đưa ra những tài liệu bằng văn bản và những vật để đưa vào hồ sơ vụ án với tư cách là chứng cứ. Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, bị hại tự mình hoặc thơng qua người đại diện, “thu thập và trình ra cho các cơ quan thẩm quyền xem xét hoặc khiếu

nại (bao gồm cả Tịa án) những chứng cứ khơng chỉ liên quan đến sự kiện phạm tội mà cịn các cấu thành khác của tội phạm, như tính chất và mức độ thiệt hại mà tội phạm đã gây ra”71. Nếu bị hại biết chính xác ai là người đã thực hiện tội phạm, thì có thể ―cung

70 Василенко Николай Николаевич (2005), tlđd (7), trang 93-94 71

cấp những thơng tin khẳng định sự can dự của người đó vào vụ việc và đơi khi (phụ thuộc vào loại tội phạm cụ thể) còn phải khẳng định hình thức lỗi, động cơ, mục đích của hành vi người đó”72. Xuất phát từ bản chất của chứng cứ là các thông tin mà nội

dung và hình thức của chúng đáp ứng các yêu cầu của pháp luật; đồng thời, xuất phát từ việc bị hại không phải là chủ thể đánh giá chứng cứ theo các Điều 17, 87, 88 của BLTTHS Liên bang Nga, bị hại chỉ có quyền đưa ra các tài liệu và các đối tượng có thể (hoặc khơng thể được xem là chứng cứ). “Cịn việc quyết định chúng có là chứng cứ hay khơng phải thơng qua các hoạt động tố tụng của điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên hoặc Tòa án”73. Mặc dù bị hại “có thể có những đánh giá riêng của mình về mức độ liên quan, tính logic, độ tin cậy của những thơng tin đó và có quyền bày tỏ quan điểm của mình dưới các hình thức khác nhau cho Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên hay Tòa án nhưng nếu yêu cầu này của bị hại khơng được chấp nhận thì đó vẫn sẽ chỉ là ý kiến của bị hại”74

. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là bị hại thu thập các thông tin này

bằng cách nào thì BLTTHS Liên bang Nga khơng có quy định. Trong khi đó, cách thức thu thập chứng cứ của người bào chữa lại được quy định rất rõ tại khoản 3 Điều 86 của Bộ luật này. Do vậy quyền này của bị hại cũng phần nào hạn chế hơn so với người bào chữa. Thực tế, bị hại cũng có thể sử dụng những phương pháp của người bào chữa để thu thập chứng cứ. ―Về bản chất, khả năng thu thập thông tin có thể sử dụng làm chứng

cứ của người bào chữa cũng như những người tham gia tố tụng khác là như nhau‖75

. Do vậy vấn đề chính khơng phải là bị hại thu thập thông tin bằng cách nào, mà là cách đó có hợp pháp hay khơng để thơng tin đó có thể được chấp nhận làm chứng cứ. Pháp luật Liên bang Nga cũng cho phép bị hại sử dụng dịch vụ thám tử tư để thu thập chứng cứ76. Theo đó, trong vịng 24 giờ kể từ thời điểm ký kết dịch vụ thám tử với bị hại, thám tử tư phải thông báo cho điều tra viên bằng văn bản về việc điều tra trong vụ án hình sự đó. Các đồ vật, tài liệu có được trong q trình điều tra đều phải được giao nộp lại cho điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án hình sự. “BLTTHS Liên bang Nga chỉ quy định bị

hại khơng có quyền thực hiện các biện pháp điều tra như một điều tra viên, chứ không quy định về việc thu thập và giao nộp chứng cứ. Do đó bị hại vẫn được đảm bảo về quyền thu thập và giao nộp chứng cứ và quyền này không thể bị hạn chế bởi bất cứ ai.

72 Gorsky Vadim Vadimovich, Mai Văn Thắng (2017), tlđd (31) 73 Синенко Сергей Андреевич (2014), tlđd (4), trang 115 74 Синенко Сергей Андреевич (2014), tlđd (4), trang 114 75 Козловский П. В (2013), Виды доказательств в уголовном судопроизводстве: эволюция, регламентация, соотношение, канд. юрид. наук. Омск,. trang 20. Xem Синенко Сергей Андреевич (2014), tlđd (4), trang 116

76 Điểm 7 Khoản 2 Điều 3 Luật Liên bang Nga ngày 11 tháng 3 năm 1992 Số 2487-I ―Về các hoạt động thám tử

Hơn nữa các cơ quan và người có thẩm quyền trong việc tiến hành tố tụng khi có yêu cầu phải tạo điều kiện cho bị hại thực hiện quyền này”77. Như vậy, tinh thần của

BLTTHS Liên bang Nga là tuy khơng quy định, nhưng bị hại vẫn có thể tiến hành các hoạt động pháp luật cho phép và các hoạt động mà không bị pháp luật hạn chế để thu thập và giao nộp chứng cứ.

Trong hoạt động giám định pháp y, BLTTHS Liên bang Nga cũng trao một số quyền cho bị hại. Hiện nay, quyền tham gia hoạt động này của bị hại đã bình đẳng hơn so với bị can. Theo Điều 198 BLTTHS Liên bang Nga, bị can cũng như bị hại trong hoạt động này đều có các quyền: (1) Được xem quyết định trưng cầu giám định; (2) Đề nghị thay đổi người giám định hoặc yêu cầu tiến hành giám định ở cơ quan giám định khác; (3) Yêu cầu đề xuất người giám định hoặc yêu cầu tiến hành giám định tại một cơ quan giám định cụ thể do họ đề xuất; (4) Yêu cầu đưa vào quyết định trưng cầu giám định những câu hỏi bổ sung đặt ra cho người giám định; (5) Có mặt khi tiến hành giám định, nếu được Dự thẩm viên đồng ý, đưa ra những lời giải thích cho người giám định; (6) Được xem kết luận giám định hoặc thông báo về việc không thể kết luận được cũng như biên bản lấy lời khai người giám định. So với trước đây, quyền của bị hại trong hoạt động này đã được cải thiện đáng kể. ―Sự mất cân bằng trong việc đảm bảo quyền của bị

hại và bị can trong việc yêu cầu giám định pháp y đã bị loại bỏ”78. Tại thời điểm mới ban hành, BLTTHS Liên bang Nga ghi nhận quyền của bị hại trong việc giám định pháp y rất hạn chế so với bị can, bị hại chỉ có quyền: (1) Được xem quyết định trưng cầu giám định; (2) Đề nghị thay đổi người giám định hoặc yêu cầu tiến hành giám định ở cơ quan giám định khác; (3) Được thông báo về kết luận giám định, nếu việc giám định được thực hiện theo yêu cầu hoặc liên quan đến lợi ích của bị hại; (4) Có quyền quyết định đồng ý thực hiện việc giám định bằng văn bản nếu việc giám định được tiến hành đối với chính bị hại, trừ một số trường hợp liên quan đến tính chất và mức độ tổn hại sức khoẻ, tình trạng thể chất hoặc tâm thần trong trường hợp có nghi ngờ về khả năng nhận thức của họ, tuổi của bị hại trong trường hợp khơng có những tài liệu xác định tuổi của họ hay có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó. Trong lần sửa đổi BLTTHS Liên bang Nga năm 2013, quyền của bị hại trong thủ tục giám định mới được ghi nhận đầy đủ như hiện nay. Quá trình tranh tụng liên quan đến sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa, do đó hai chủ thể này phải được cân bằng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng. Việc bị hại tham gia vào thủ tục yêu cầu và tiến hành

77 Южно-Уральский государственный университет (2013), Процессуальный статус потерпевших – физических лиц и особенности его реализации в досудебных стадиях уголовного процесса, Учебное пособие, Издательский центр ЮУрГУ, trang 31 78 Ширяева т.И (2014), tlđd (8)

giám định pháp y là hợp lý và cơng bằng khi xem xét ở góc độ quyền và nghĩa vụ giữa bị can và bị hại.

Phiên tòa là giai đoạn diễn ra sau quá trình điều tra dự thẩm, thủ tục truy tố và chuyển hồ sơ cho Tòa án thụ lý trong TTHS Liên bang Nga. Đây là giai đoạn trung tâm của quá trình tố tụng. Q trình tranh tụng tại phiên tịa, đặc biệt là tại phiên tòa sơ thẩm

“trải qua hai thủ tục: điều tra tại tòa án và phần tranh luận giữa các bên”79

. Bị hại tham gia tranh tụng với vai trị tích cực trong cả hai thủ tục điều tra tại phiên tòa và tranh luận với các bên, được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói. ―Trong q trình này, bị hại có

quyền đưa ra chứng cứ, tham gia kiểm tra chứng cứ và đưa ra các yêu cầu trên cơ sở bình đẳng với Kiểm sát viên cũng như các quyền khác của người tham gia phiên tòa. Với tư cách là người cung cấp thông tin cho việc giải quyết vụ án, bị hại cũng có tư cách là người làm chứng, do đó các quy tắc trong việc hỏi người làm chứng cũng được thiết lập để áp dụng cho bị hại (Điều 276 BLTTHS Liên bang Nga)‖80. Tuy nhiên, tại thủ tục điều tra tại tịa án, ngồi việc là đối tượng của hoạt động hỏi như người làm chứng, bị hại còn là một bên tham gia tranh tụng trực tiếp thực hiện chức năng buộc tội. Do đó, họ có quyền tham gia hỏi những người tham gia tố tụng tại phiên tòa như hỏi những bị hại khác, người làm chứng, bị cáo, người giám định (Khoản 1 Điều 275 BLTTHS Liên bang Nga); thực hiện các hoạt động khác như yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, người giám định; yêu cầu giám định bổ sung tại cơ quan giám định khác, hỏi ý kiến chuyên môn của người giám định.

Trong phần tranh luận, do trách nhiệm chứng minh tội danh của bị cáo thuộc về Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tịa, bị hại sẽ khơng chịu trách nhiệm đối với lời buộc tội trong bản cáo trạng và kết luận điều tra. Tuy nhiên với tư cách là một bên tham gia tranh tụng độc lập, việc thực hiện chức năng buộc tội của bị hại hồn tồn độc lập và bình đẳng với chức năng buộc tội của Viện kiểm sát cũng như các chủ thể tham gia tranh luận khác và điều đó thể hiện rõ nét trong phần tranh luận. Dựa trên cơ sở nhận thức của mình về chứng cứ trong vụ án, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và mong muốn của bản thân về trách nhiệm hình sự cũng như bồi thường thiệt hại, bị hại thực hiện quyền đưa ra yêu cầu và tranh luận về các chứng cứ của vụ án chứng minh cho hành vi, lỗi của bị cáo; hoặc bị hại cũng có thể đưa ra yêu cầu về việc thỏa thuận với bị cáo, giảm nhẹ hoặc miễn trách nhiệm hình sự đối với bị cáo. Tịa án không được hạn chế thời gian tranh luận của các bên, tạo điều kiện cho các bên, trong

79 Trần Tuấn Vũ – Trần Kim Chi (2019), Kinh nghiệm bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

của Liên bang Nga và đề xuất cho Việt Nam, Tạp chí Luật học số 2-2019, trang 72-83

80

đó có bị hại trong việc tham gia tranh luận, bảo vệ quan điểm của mình. Khi tranh luận, bị hại khơng thể đưa ra những chứng cứ không liên quan đến vụ án hoặc những chứng cứ bị tòa án coi là chứng cứ không hợp lệ. Về phần thủ tục, Điều 292 BLTTHS Liên bang Nga cũng quy định rất rõ thứ tự của các bên khi tiến hành tranh luận. Thủ tục tranh luận bao gồm phát biểu của ―người buộc tội‖ và của người bào chữa. Trong khi đó, bị hại đã được xác định rõ là một trong số các chủ thể buộc tội theo Điều 5 BLTTHS Liên bang Nga. Do đó bị hại cũng có quyền tham gia tranh luận theo khoản 2 Điều 292 BLTTHS Liên bang Nga. Việc xác lập trình tự tranh luận được giao cho Tịa án, tuy nhiên trong mọi trường hợp, người buộc tội phải phát biểu đầu tiên và bị cáo cùng với người bào chữa của họ phát biểu sau cùng. Như vậy, bị hại ln có quyền phát biểu trước bị cáo cùng với người bào chữa.

Quyền tranh tụng của bị hại tại tòa án cũng thể hiện trong việc tiến hành thủ tục tố tụng đặc biệt để giải quyết vụ án, đó là thủ tục tun án mà khơng qua xét xử được quy định tại Chương X của BLTTHS Liên bang Nga. Theo đó, Điều 314 của chương này quy định khi bị cáo đồng ý với cáo buộc và yêu cầu tuyên án mà không qua xét xử đối với những tội phạm mà hình phạt khơng vượt q 10 năm tù, Kiểm sát viên hoặc tư tố viên cùng với bị hại có quyền đồng ý với u cầu đó và Tịa án sẽ tun án mà không qua xét xử. Từ quy định này, bị hại tranh tụng thông qua việc thực hiện quyền tuyên bố đồng ý với việc tiến hành thủ tục tố tụng đặc biệt để Tịa án tun án mà khơng qua xét xử. Tuy vậy, thời điểm và hình thức mà bị hại thể hiện sự đồng ý của mình thì vẫn chưa được quy định. Cần lưu ý đây là một thủ tục đặc biệt được tòa án tiến hành dựa trên yêu cầu của bị cáo chứ không phải là thủ tục thỏa thuận giữa bị cáo và bị hại. Do đó nếu bị hại vắng mặt hoặc khơng đưa ra ý kiến thể hiện sự đồng ý thì tịa án vẫn đưa vụ án ra xét xử.

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại nghiên cứu so sánh luật tố tụng hình sự liên bang nga và việt nam (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)