2.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga về quyền của
2.1.4. Các quyền khác có liên quan đến tranh tụng của bị hại
Đối với các quyền này, tác giả chỉ tiếp cận những khía cạnh về sự tranh tụng, đối kháng của bị hại với các chủ thể khác trong quá trình tố tụng hình sự của Liên bang Nga, cụ thể:
Bị hại cũng là một trong những chủ thể có quyền khiếu nại theo quy định của Điều 42 BLTTHS Liên bang Nga. Bị hại có quyền khiếu nại với các hành vi và quyết định của Tòa án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Cơ quan điều tra ban đầu và Điều tra viên. Ngoài ra, Điều 123 BLTTHS Liên bang Nga còn quy định bị hại cũng như các chủ thể tham gia tố tụng khác có quyền khiếu nại “nếu hoạt động tố tụng hoặc quy định tố tụng
hạn chế đến lợi ích của họ”. Như vậy họ khơng chỉ có quyền khiếu nại đối với hoạt động tố tụng mà cịn có quyền khiếu nại đối với các quy định trong quá trình tố tụng mà
họ cho rằng hạn chế đến lợi ích của họ. Về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại và chủ thể giải quyết khiếu nại, BLTTHS Liên bang Nga ghi nhận đơn giản nhưng rõ ràng khi quy định hai chủ thể có quyền giải quyết khiếu nại là Kiểm sát viên và Tòa án. Nếu thủ tục giải quyết khiếu nại của Kiểm sát viên là sự biểu hiện của chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật liên bang trong quá trình tố tụng thì thủ tục giải quyết khiếu nại của Tòa án lại cho thấy ảnh hưởng của nguyên tắc tranh tụng. Theo đó, Tịa án có quyền giải quyết khiếu nại đối với “Quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên về
việc khơng khởi tố vụ án hình sự, đình chỉ vụ án cũng như những hành vi khác có khả năng gây thiệt hại đến các quyền và tự do hiến định của những người tham gia tố tụng hoặc gây khó khăn cho cơng dân trong hoạt động tư pháp”. Như vậy, Tịa án có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại đối với gần như toàn bộ các quyết định và hành vi thuộc chức năng buộc tội của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên. Trong thủ tục giải quyết khiếu nại của Tịa án, Thẩm phán đóng vai trị như một cơ quan trọng tài tạo điều kiện cho các bên tranh tụng khi: giải quyết khiếu nại tại phiên tòa; những người tham gia được đưa ra căn cứ của việc khiếu nại tại phiên tòa và phát biểu ý kiến; những người tham gia khiếu nại có thể tranh luận tại phiên tòa dưới sự điều khiển của thẩm phán.
BLTTHS Liên bang Nga cũng cung cấp cho bị hại quyền đưa ra yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng (điểm 5 khoản 2 Điều 42). Những người có thể bị đề nghị thay đổi là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Thư ký phiên tòa, người phiên dịch, người giám định, chuyên gia, người bào chữa cũng như người đại diện của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong trường hợp họ không từ chối tham gia tố tụng. Như vậy, phạm vi các chủ thể mà bị hại có quyền đề nghị thay đổi rất rộng khi họ cho rằng các chủ thể đó khơng khách quan, rơi vào những tình tiết loại trừ việc tham gia tố tụng trong vụ án. Tính chất tranh tụng của quyền này cũng thể hiện rõ ở việc họ có quyền u cầu thay đổi khơng chỉ các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà cịn cả các chủ thể tham gia tố tụng với vai trò bào chữa hay đại diện quyền và lợi ích của các đương sự khác.
Kết thúc giai đoạn xét xử, sau khi tòa án ra bản án, quyết định, bị hại có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Phạm vi kháng cáo bao gồm các bản án, quyết định của các Thẩm pháp hịa giải chưa có hiệu lực pháp luật, các quyêt định của Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, bị hại chỉ có quyền tham dự phiên tịa phúc thẩm và tái thẩm. Việc tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm và tái thẩm cũng diễn ra tương tự như phiên tòa sơ thẩm. Việc sử dụng quyền kháng cáo là một trong những hình thức thể hiện quan điểm của bị hại đối với việc giải quyết vụ án. Ngồi ra bị hại cịn có quyền kháng cáo với quyết định đình chỉ vụ
án. Tại phiên tịa, Kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộ cáo trạng hoặc thay