2.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga về quyền của
2.1.2. Các quyền đảm bảo cho hoạt động tranh tụng của bị hại
Trong giai đoạn điều tra, ngồi vai trị cung cấp thơng tin, bị hại còn là một trong những bên buộc tội trong quá trình tranh tụng bên cạnh cơ quan điều tra. Do đó họ có quyền lợi trong việc chứng minh tội phạm. Tuy nhiên nội dung ngắn gọn của Điều 163 BLTTHS Liên bang Nga lại cho thấy vai trò của bị hại trong giai đoạn này dường như bị đánh đồng với vai trò của người làm chứng và điều này ảnh hưởng đến việc xác định các quyền tố tụng của họ. Các nghiên cứu về vai trò của bị hại trong TTHS Liên bang Nga đã chỉ ra rằng trong giai đoạn điều tra, bị hại không chỉ là nguồn cung cấp thông tin về tội phạm như người làm chứng, mà cịn có các vai trị sau:
“- Một bên tham gia trong quá trình tố tụng mà trong một số trường hợp ý chí của họ có thể bắt đầu q trình tố tụng. 64 А.А.Киселев (2013), Защита права потерпевшего на возмещение имущественного вреда, причиненного преступлением, Криминалистъ. 2013. №1(12), trang 43-48 65 Селедникова О. Н (2012), Некоторые проблемы возмещения имущественного вреда, причиненного преступлением, на стадии предваритель-ного расследования, Административное и муниципальное право, 2012. № 8. trang 80—85
- Một bên tham gia trong quá trình tố tụng mà trong một số trường hợp cụ thể, việc chấm dứt quá trình tố tụng phụ thuộc vào ý chí của họ. Việc thực hiện các nguyên tắc xử lý người phạm tội cũng phụ thuộc vào ý chí của họ
- Một bên tham gia trong q trình tố tụng ý chí của họ có thể dẫn đến việc ban hành các quyết định tạm đình chỉ cũng như đình chỉ quá trình tố tụng.
- Trong quá trình thẩm vấn, bị hại đồng thời thực hiện ba tư cách: một nguồn cung cấp thông tin về vụ án, một người bị thiệt hại bởi hành vi phạm tội và một nguyên đơn dân sự.
- Bị hại có quyền được sự trợ giúp của luật sư trong giai đoạn điều tra. - Về quyền, bị hại bình đẳng với người bị tình nghi và người bị buộc tội.
- Trong những vụ án tư tố và công- tư tố, bị hại đóng vai trị tư tố viên hoặc trợ giúp cho Kiểm sát viên, trong những trường hợp này, bị hại có trách nhiệm chứng minh tội phạm”66
.
Với các vai trò như vậy, tư cách của bị hại khác với người làm chứng và chủ động hơn khi tham gia tranh tụng. Sự khác biệt này còn biểu hiện ở việc bị hại khơng chỉ có quyền được thơng báo và giải thích về những quyền và nghĩa vụ tương tự như người làm chứng tại các Điều 306, 307, 308 của BLHS Liên bang Nga, mà cịn phải được thơng báo và giải thích chủ yếu về các quyền của bị hại ngay tại quá trình điều tra. Theo khoản 1 Điều 11 BLTTHS Liên bang Nga, trách nhiệm thông báo thuộc về những cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành từng giai đoạn tố tụng tương ứng khi phải thông báo cho các chủ thể tham gia tố tụng, trong đó có bị hại, “về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của
họ, đồng thời bảo đảm khả năng thực hiện các quyền của những người này”. Bên cạnh
đó, trong q trình tranh tụng, bị hại có quyền được biết, được xem, được nhận, được sao chụp, ghi chép về rất nhiều vấn đề liên quan trực tiếp tới việc thực hiện quyền tranh tụng của bị hại như: quyền được biết về nội dung buộc tội bị can; được xem các biên bản hoạt động điều tra khi có sự tham gia của họ và đưa ra những nhận xét; được xem quyết định trưng cầu giám định tư pháp và kết luận giám định trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 198 BLTTHS Liên bang Nga; được xem toàn bộ hồ sơ vụ án sau khi đã kết thúc điều tra, ghi chép bất kỳ tài liệu nào có trong hồ sơ vụ án và với bất kỳ số lượng nào, sao chụp hồ sơ tài liệu của vụ án, kể cả với sự hỗ trợ của các thiết bị kỹ thuật; có quyền nhận các bản sao quyết định khởi tố vụ án hình sự, cơng nhận hoặc từ chối cơng nhận là bị hại, đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án và cả bản sao bản án của Toà án cấp sơ thẩm, các quyết định của Tồ án cấp phúc thẩm và Tịa án giám đốc thẩm;
66
có quyền yêu cầu nhận bản sao các tài liệu tố tụng khác ảnh hưởng đến lợi ích của mình; được xem biên bản phiên tồ và đưa ra những nhận xét; được biết về những khiếu nại và đề nghị đối với vụ án và đưa ra ý kiến phản đối của mình. Riêng đối với quyền đọc các tài liệu của vụ án, bị hại được tiến hành vào các thời điểm: kết thúc điều tra dự thẩm (Điều 216 BLTTHS Liên bang Nga), kết thúc giai đoạn truy tố (Điều 225 BLTTHS Liên bang Nga), kết thúc giai đoạn điều tra dự thẩm với quyết định đình chỉ vụ án hình sự hoặc chuyển vụ án đến tòa án để áp dụng các biện pháp bắt buộc chữa bệnh (khoản 3 Điều 439 BLTTHS Liên bang Nga), trong trường hợp đình chỉ vụ án hình sự (Điều 439 BLTTHS Liên bang Nga). Có thể thấy, để tạo sự chủ động cho bị hại khi tham gia vào quá trình tranh tụng trong từng giai đoạn, BLTTHS Liên bang Nga rất coi trọng việc cung cấp thông tin cho bị hại thông qua các quyền được biết, được thông báo, được xem, được nhận, và được sao chụp, ghi chép.
Một trong những quyền độc đáo được BLTTHS Liên bang Nga ghi nhận cho bị hại không chỉ thể hiện nguyên tắc tranh tụng mà cịn thể hiện ngun tắc suy đốn vơ tội là quyền từ chối làm chứng để chống lại bản thân, vợ hoặc chồng và họ hàng thân thích được liệt kê tại khoản 4 Điều 5 BLTTHS Liên bang Nga. Đây không chỉ là quyền của bị hại mà còn là quyền của mọi công dân được quy định trong Hiến pháp Liên bang Nga. Do đó thể hiện vị thế bình đẳng của bị hại với những người tham gia tố tụng khác cũng như với cơ quan điều tra. Nếu bị hại đồng ý đưa ra lời khai trong vụ án, họ cần phải được cảnh báo rằng lời khai này có thể được sử dụng trong mọi vụ án hình sự, bao gồm cả trong trường hợp bị hại từ chối lời khai này sau đó. Đây là quyền khơng thể thiếu trong bất kỳ quá trình tố tụng nào để bảo vệ các bên tham gia tranh tụng, trong đó có bị hại.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn điều tra, một trong những quyền rất quan trọng để bị hại có thể thực hiện tranh tụng là tham gia các hoạt động điều tra, tuy nhiên chỉ trong trường hợp bị hại hoặc đại diện hợp pháp có yêu cầu và được chấp nhận bởi Dự thẩm viên hoặc Điều tra viên. Do vậy mặc dù đây là quyền của bị hại nhưng việc thực hiện quyền này phụ thuộc rất lớn vào Điều tra viên hoặc Dự thẩm viên. Thậm chí trong q trình điều tra, Điều tra viên hoặc Dự thẩm viên phải cảnh báo bị hại về việc tiến hành bất cứ hoạt động độc lập nào mà không được sự đồng ý của cơ quan điều tra, vì nó có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan điều tra (chẳng hạn như tiết lộ bí mật của cuộc điều tra). ―Đồng thời trên thực tế, bị hại thường chịu các áp lực từ phía người
phạm tội, đặc biệt từ các nhóm tội phạm có tổ chức trong việc thuyết phục, mua chuộc, thậm chí đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại bị hại, ngăn cản họ tham gia vào quá trình tố tụng. Do đó trong mọi trường hợp tham gia vào các hoạt động điều tra, bị hại
phải có yêu cầu và được sự đồng ý từ phía cơ quan điều tra”67
. Một số hoạt động bị hại
có thể tham gia dưới sự tổ chức của cơ quan điều tra như: hoạt động đối chất (nhằm gạt bỏ sự mâu thuẫn giữa các thông tin mà cơ quan điều tra thu được), hoạt động nhận dạng (để xác định người bị tình nghi), đặc biệt là tham gia hoạt động khám xét và thu giữ tài sản (để bảo đảm việc bồi thường thiệt hại vật chất và các thiệt hại khác do tội phạm gây ra). Trong nhiều trường hợp, “bị hại không chỉ tham gia mà trực tiếp giúp cơ quan điều
tra đạt được kết quả tích cực trong hoạt động khám xét tài sản. Thứ nhất, bị hại tùy theo phương thức của tội phạm có thể liệt kê và nhận dạng các đối tượng vật chất là một phần cấu thành khách quan của tội phạm, những đối tượng mà có thể nhận dạng nhằm thu giữ để xác định là vật chứng của vụ án. Thứ hai, sự tham gia của bị hại trong thủ tục khám xét nên được công nhận là một phương pháp điều tra hiệu quả”68. Cơ quan điều tra cũng có thể thu thập các thơng tin quan trọng về vị trí của nơi khám xét và vị trí vật chứng cần được thu giữ từ bị hại. Thậm chí bị hại, đặc biệt là các pháp nhân, thông qua các tổ chức thám tử tư thu thập các thông tin cần thiết cho công tác điều tra. Tuy nhiên trong thực tế pháp luật TTHS của Liên bang Nga cũng không hướng dẫn quyền tham gia của bị hại một cách rõ ràng và cơ quan điều tra không phải lúc nào cũng cho phép bị hại cũng như các đại diện của họ tham gia hoạt động khám xét và thu giữ.
Ngoài ra bị hại trong TTHS Liên bang Nga vẫn cần được ghi nhận một số quyền tranh tụng trong một số hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Chẳng hạn, nội dung tại Mục 28 và Mục 29 BLTTHS Liên bang Nga quy định về tạm đình chỉ và đình chỉ hoạt động điều tra. Những nội dung này chưa chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tranh tụng trong việc ra quyết định này của cơ quan điều tra, ngoài quyền kháng cáo của bị hại đối với việc ra quyết định của điều tra viên. Thực tiễn cho thấy khi cơ quan điều tra tạm đình chỉ vụ án hình sự trên căn cứ chưa xác định được bị can, sẽ nảy sinh sự đối lập về quan điểm giữa bị hại và cơ quan điều tra. Trong trường hợp tạm đình chỉ theo căn cứ này, “thông thường mong muốn của bị hại là được xem hồ sơ vụ án
hình sự thường bị từ chối vì lý do BLTTHS khơng quy định cho bị hại quyền này trong trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ. Điều này dẫn đến việc các cơ quan điều tra tùy tiện tạm đình chỉ vụ án hình sự với lý do chưa xác định được bị can, nhưng việc chưa xác định được bị can hoàn toàn do lỗi của cơ quan điều tra‖69. Vì vậy trong chế định tạm đình chỉ điều tra, các nghiên cứu chỉ ra rằng vẫn cần phải xác định rõ về mặt pháp lý quyền của bị hại trên cơ sở nguyên tắc của quá trình tranh tụng. ―Trong trường hợp này,
67 Василенко Николай Николаевич (2005), tlđd (7), trang 76 68 Василенко Николай Николаевич (2005), tlđd (7), trang 82 69
bị hại nên được đọc hồ sơ vụ án đã bị tạm đình chỉ điều tra để đưa ra kết luận về việc: 1) Liệu quyết định tạm đình chỉ vụ án có sai sót hay khơng?, 2) Liệu có khả năng chứng minh bổ sung các tình tiết của tội phạm?, 3) Khả năng yêu cầu Tòa án đánh giá các bằng chứng đã thu thập được trong vụ án”70.
Đối với các vụ án công tố và tư - cơng tố, Kiểm sát viên có quyền hạn chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án để truy tố. Tuy nhiên, nếu Kiểm sát viên vì bất kỳ lý do gì mà quyết định khơng đưa vụ án hình sự ra tồ án để xét xử, bị hại chưa có quyền kháng cáo đối với quyết định này. Việc xem xét có quy định quyền này hay không vẫn là một vấn đề trung tâm trong việc quy định nguyên tắc tranh tụng của TTHS Liên bang Nga.
Bị hại cũng có quyền được nhận bản sao của quyết định đình chỉ vụ án hình sự và có quyền kháng cáo quyết định đó, đồng thời có quyền khởi kiện vụ án dân sự. Tuy nhiên, quyền này dường như cũng chỉ mang tính hình thức khi họ cũng chưa được đọc hồ sơ vụ án tương tự trong trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ. Đồng thời bị hại cũng chưa được tham gia hoặc hỏi ý kiến trong việc đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can theo quy định tại Điều 28 BLTTHS Liên bang Nga trừ trường hợp đình chỉ vụ án do hòa giải giữa các bên theo Điều 25 BLTTHS Liên bang Nga. Trong trường hợp đó, việc đình chỉ vụ án phải được sự đồng ý của cả hai chủ thể tham gia tranh tụng với tư cách là bên buộc tội: Kiểm sát viên và bị hại. Điều này cho thấy sự bình đẳng giữa Kiểm sát viên và bị hại trong quá trình tranh tụng đối với vụ án được đình chỉ do hịa giải giữa các bên theo Điều 25 BLTTHS Liên bang Nga. Tuy nhiên, việc mở rộng yêu cầu về sự “đồng ý kép” của các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội bao gồm Kiểm sát viên và bị hại sang các trường hợp đình chỉ khác được cho là cần thiết để phù hợp hơn nữa với nguyên tắc tranh tụng đã được ghi nhận trong BLTTHS Liên bang Nga.