Khái niệm và đặc điểm tranh tụng của bị hại trong TTHS Việt

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại nghiên cứu so sánh luật tố tụng hình sự liên bang nga và việt nam (Trang 30 - 40)

1.2. Khái niệm và đặc điểm của tranh tụng của bị hại

1.2.2. Khái niệm và đặc điểm tranh tụng của bị hại trong TTHS Việt

Khái niệm tranh tụng đã xuất hiện trong khoa học pháp lý của Việt Nam từ lâu nhưng mới chỉ được nghiên cứu kỹ lưỡng trong thời gian gần đây. Trong khoa học pháp lý hình sự chưa có một cách hiểu nhất qn về tranh tụng cũng như chưa có giải thích một cách thống nhất từ các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước về vấn đề này. Do đó dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về tranh tụng và việc tiếp cận khái niệm này được tiến hành theo nhiều góc độ khác nhau.

Thứ nhất, dưới góc độ ngôn ngữ học, tranh tụng được giải nghĩa là một thuật ngữ

Hán – Việt và là sự kết hợp của hai từ: “tranh luận” và “tố tụng” với ý nghĩa tổng hợp là “tranh luận trong tố tụng”38. Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học xã hội

cũng định nghĩa tranh tụng là “sự kiện cáo lẫn nhau giữa hai người (bên nguyên và bên

bị) có lập trường tương phản ứng u cầu tịa án phân xử‖. Mặt khác, theo nghĩa Hán –

Nơm, tranh tụng cịn được hiểu là: “một cuộc tranh luận về một vụ án bằng cách các bên tham gia đưa lý lẽ, chứng cứ và các văn bản pháp luật làm cơ sở cho sự buộc tội hay bào chữa của mình để người thứ ba đứng giữa hai bên là Tòa án làm trọng tài phân xử”39. Trong khoa học pháp lý, cách tiếp cận tranh tụng dựa trên ngữ nghĩa này đã dẫn đến quan điểm cho rằng: ―tranh tụng là tranh luận cơng khai tại phiên tịa với sự tham

gia đầy đủ của các bên: bên buộc tội và bên bị buộc tội, tại đây các bên đưa ra chứng cứ, lập luận để bảo vệ quan điểm của mình và phản bác quan điểm của phía bên kia với sự điều khiển, quyết định của Tòa án với vai trò là trọng tài‖. Như vậy, cách tiếp cận về

mặt ngôn ngữ đã đồng nhất ―tranh tụng‖ với ―tranh luận‖, đồng thời cũng cho rằng tranh tụng cũng có nghĩa là kiện tụng và cáo buộc lẫn nhau giữa các bên có quyền và lợi ích đối lập để được giải quyết trước tịa án. Từ đó, cho rằng tranh tụng gắn liền với hoạt động xét xử của Tịa án, có nghĩa là có xét xử thì có tranh tụng, và xét xử là cơ sở của hoạt động tranh tụng. Hay nói cách khác, tranh tụng chỉ diễn ra tại phiên tòa với sự hiện

38 Trần Văn Độ (2004), Bản chất của tranh tụng tại phiên tòa, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 4(23)/2004, trang

18

39 Nguyễn Thái Phúc (2009), Vấn đề tranh tụng và tăng cường tranh tụng trong tố tụng hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp, Tạp chí Kiểm sát, Số 7/2009, tr. 29-35

diện của ba chức năng tố tụng: chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử. Trong đó bên buộc tội và bên bào chữa bình đẳng với nhau trong quá trình tranh luận để đưa ra yêu cầu, chứng cứ, luận điểm, tranh luận, đối đáp để chứng minh cho yêu cầu của mình, bác bỏ u cầu của phía bên kia; tịa án đóng vai trị trọng tài điều khiển việc tranh luận và đưa ra phán quyết dựa trên q trình tranh luận.

Tác giả khơng đồng ý với phạm vi của tranh tụng theo quan điểm này. Vì quan điểm này đã phủ nhận hoạt động của các bên trong quá trình tố tụng tại các giai đoạn trước khi xét xử, cho rằng những hoạt động này không phải là hoạt động tranh tụng mà chỉ là hoạt động chuẩn bị cho quá trình tranh luận trước tịa. Xét về mặt ngơn ngữ thì nguồn gốc của thuật ngữ ―tranh tụng‖ hình thành từ thời Hy lạp cổ đại trong tư tưởng của Plato: ―bằng cách nói chuyện (đối thoại) về một điều gì đó trong một thời gian dài,

một vài dấu hiệu hoặc hiểu biết sẽ xuất hiện, và cả hai bên sẽ cùng nhìn ra sự thật”40

. Tư tưởng này dần dần phát triển thành thủ tục tố tụng hình sự của các nhà nước Hy lạp và sau này được áp dụng ở La Mã và các nhà nước châu Âu với tên gọi “thủ tục hỏi đáp

liên tục”41. Như vậy, nguồn gốc của tranh tụng ―là hoạt động đối đáp liên tục giữa các

bên có lợi ích đối kháng nhau trước người trọng tài đóng vai trị phân xử để đi tìm chân lý‖. Mặc dù vậy, khoa học TTHS của đa số các nước trên thế giới đã phát triển tranh

tụng thành một khái niệm rộng hơn. Trong tiếng Anh, tranh tụng là ―adversary”42 với nghĩa đen là đối kháng, đối nghịch, còn trong tiếng Pháp, là “la procédure accusatoire”43

có nghĩa là thủ tục tố tụng mà trong đó các bên giữ vai trò chủ yếu trong việc mở thủ tục, dẫn dắt tiến trình tố tụng cũng như thu thập chứng cứ. Đồng thời truyền thống pháp lý của các mơ hình tố tụng cũng ghi nhận khái niệm này thể hiện sự đối kháng, đối lập mạnh mẽ giữa các chủ thể trên con đường tiếp cận công lý. Do vậy theo cách hiểu của tác giả, thuật ngữ tranh tụng không chỉ đề cập tới sự tranh luận mà còn bao gồm cả sự đấu tranh giữa các bên có lợi ích đối lập nhau, khơng chỉ trong q trình xét xử mà cịn trong tồn bộ q trình tố tụng.

Thứ hai, dưới góc độ thuật ngữ pháp lý, theo Từ điển Luật học năm 2006 của Viện

Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, Từ điển bách khoa của nhà xuất bản Tư pháp, khái niệm tranh tụng được hiểu là: ―hoạt động tố tụng được thực hiện bởi các bên tham gia tố tụng

40

Khoa Luật Trường Đại học Cannor Mỹ (2001), Cải cách Tịa án, Thơng tin khoa học xét xử số 1/2003, tr.10. Xem Trần Duy Bình (2011), Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tịa hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp, Tạp chí Tịa án nhân dân, Số 15/ 2011,

41

Elisabeth Pelsez, Tố tụng tranh tụng và tố tụng xét hỏi, Thông tin khoa học xét xử số 1/2003, tr.3. Xem Trần Duy Bình (2011), Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tịa hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp, Tạp chí Tịa án nhân dân, Số 15/ 2011,

42 Elizabeth A. Martin (2008), A Dictionary of law, Fifth edition. - New York : Oxford University Press, trang 7 43 Nhà Pháp luật Việt – Pháp (2009), Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp – Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, trang

(bên buộc tội và bên bị buộc tội) có quyền bình đẳng với nhau trong việc thu thập, đưa ra chứng cứ để bảo vệ các quan điểm và lợi ích của mình, phản bác lại các quan điểm và lợi ích của phía bên đối lập”. Theo nghĩa này, tranh tụng được hiểu như một hoạt

động tố tụng của các bên trong quá trình tố tụng, bao gồm việc thu thập và đưa ra chứng cứ để bảo vệ các quan điểm và lợi ích của mình, phản bác lại các quan điểm và lợi ích của phía bên đối lập. Cách tiếp cận này cũng đã đưa ra một số nội dung của tranh tụng mà tác giả sẽ kế thừa, nhưng lại đồng nhất các hoạt động tranh tụng mà các bên tiến hành với các hoạt động chứng minh. Trong khi đó tranh tụng bao gồm nhưng khơng hồn tồn chỉ là các hoạt động chứng minh mà còn là tiền đề quan trọng để các bên thực hiện các hoạt động này, thơng qua đó bảo vệ được quyền và lợi ích của mình và đạt được mục đích của q trình tố tụng.

Thứ ba, tiếp cận tranh tụng như một thủ tục tố tụng, có quan điểm cho rằng, tranh

tụng là “một quy trình hình sự hoặc dân sự được đưa ra trước tịa án trong đó các bên

liên quan tới quy trình, nguyên đơn, bị đơn tìm kiếm một giải pháp pháp lý”44

. Tác giả cho rằng quan điểm này còn khá khái quát và chưa nêu được các đặc điểm cơ bản của tranh tụng, đặc biệt là tranh tụng trong tố tụng hình sự, đồng thời cách hiểu này gắn liền tranh tụng với tòa án, với hoạt động tố tụng để hình thành nên một quy trình, một thủ tục trong tố tụng – tố tụng tranh tụng. Do đó tác giả khơng tiếp cận tranh tụng theo hướng này.

Thứ tư, tiếp cận dưới góc độ là một quá trình, có quan điểm khẳng định: “tranh tụng trong tố tụng hình sự thực chất là một quá trình xác định sự thật kết quả vụ án đồng thời cũng là phương tiện để đạt được mục đích và các nhiệm vụ đặt ra của tố tụng hình sự và bảo đảm cho các chủ thể có thể tham gia vào q trình tố tụng hình sự có thể thực hiện một cách có hiệu quả nhất chức năng của mình ở tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự”45. Tác giả đồng ý với cách tiếp cận tranh tụng dưới góc độ một q trình trong tố tụng hình sự, nhưng khơng cho rằng tranh tụng chỉ bao gồm quá trình xác định sự thật vụ án. Bởi lẽ quá trình xác định sự thật khách quan của vụ án về bản chất đó là q trình chứng minh. Như đã phân tích, mặc dù tranh tụng cũng bao gồm cả hoạt động chứng minh nhằm hướng tới nội dung sự thật của vụ án nhưng tranh tụng còn bao gồm cả hoạt động đấu tranh giữa các chủ thể trong mỗi giai đoạn của quá trình tố tụng và các tiền đề khác để các bên thực hiện việc chứng minh một cách công bằng, bao gồm cả những điều kiện và hình thức để thực hiện các chức năng tố tụng. Do vậy khơng thể hồn tồn đồng

44 Phạm Quang Huy (2015), Tố tụng tranh tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm ở Việt Nam, Hoa Kỳ và một số kiến

nghị đối với Bộ luật tố tụng hình sự (Sửa đổi), Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 16 (296)/2015, trang 56-60.

45

nhất hai q trình này với nhau. Chỉ có thể cho rằng việc chứng minh sự thật vụ án là một phần của quá trình tranh tụng bởi lẽ tranh tụng là điều kiện và hình thức để các chức năng tố tụng thực hiện việc chứng minh cho quan điểm của mình, thơng qua đó làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.

Cũng tiếp cận dưới góc độ một q trình, nhưng quan điểm sau đã xác định cụ thể hơn bản chất của tranh tụng. Đó là: “q trình điều tra cơng khai và tranh luận giữa các

bên dưới sự điều khiển của tịa để phân tích, thẩm định, đánh giá chứng cứ nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án làm cơ sở để tòa án ra phán quyết giải quyết vụ án khách quan không thiên vị đúng pháp luật”46. Cách tiếp cận này cũng đã nêu ra được

một số đặc điểm của quá trình tranh tụng và hoạt động của các bên trong quá trình này, nhưng vẫn giới hạn phạm vi của q trình tranh tụng chỉ trong phiên tịa dưới sự điều khiển của tịa án. Do đó tác giả kế thừa nhưng khơng hồn tồn thống nhất với quan điểm này. Các hoạt động tranh tụng khơng chỉ diễn ra tại phiên tịa mà còn bao gồm cả các hoạt động đấu tranh, đối trọng lẫn nhau trong quá trình tố tụng ở các giai đoạn tiền xét xử. Trong các giai đoạn này, các chủ thể tham gia tranh tụng vẫn phải bình đẳng, độc lập với nhau trong các công việc: tiến hành thu thập chứng cứ, xuất trình chứng cứ, đưa ra yêu cầu, chuẩn bị người làm chứng, tài liệu phục vụ cho việc tranh luận tại phiên tòa. Do vậy tác giả cho rằng: tranh tụng không chỉ là hoạt động tranh luận của các bên tại phiên tòa.

Từ bản chất của tranh tụng, cũng như xuất phát từ góc độ nghiên cứu vấn đề tranh tụng của các chủ thể thực hiện chức năng tố tụng, bao gồm cả bị hại trong TTHS, chứ không phải vấn đề nguyên tắc hay mơ hình tranh tụng, tác giả đồng ý với quan điểm:

“Tranh tụng được nhìn nhận như một quá trình tồn tại, vận động, đấu tranh nhằm phủ định lẫn nhau giữa hai chức năng cơ bản: chức năng buộc tội và chức năng bào chữa là hai chức năng có tính ngược chiều nhau, đối trọng nhau, có quyền ngang nhau trong việc bảo vệ ý kiến, lập luận, lợi ích của mình và phản bác ý kiến, lập luận, lợi ích của phía bên kia mà đỉnh điểm của q trình này diễn ra tại phiên tịa sơ thẩm trước Tịa án có vai trị là trọng tài”47

. Tác giả cho rằng tranh tụng khơng nên hiểu là chỉ có tranh luận giữa các bên tại phiên tòa mà còn bao gồm cả hoạt động điều tra cơng khai nhằm phân tích luận điểm của các bên, đánh giá công khai chứng cứ. Đồng thời tác giả đồng tình với quan điểm: “Tranh tụng khơng đơn giản chỉ là tranh luận giữa các bên có ý kiến quan điểm đối lập với nhau và hoạt động tranh tụng khơng chỉ có diễn ra tại phiên

46 Nguyễn Văn Tuân (2009), Bản chất, nội dung tranh tụng tại phiên tịa hình sự và vấn đề hồn thiện pháp luật

tố tụng hình sự, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số 9 (210), 2009, tr. 33

tòa. Tranh tụng phải được bắt đầu ngay từ khi xuất hiện những hoạt động đầu tiên của bên buộc tội”48. Bởi lẽ ngay từ thời điểm xuất hiện việc buộc tội, người bị buộc tội cũng đã bắt đầu có các quyền của mình trong đó có quyền tự bào chữa và được người khác bào chữa. Khi nào có sự buộc tội thì khi đó phát sinh nhu cầu gỡ tội. Các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội bình đẳng với nhau và bình đẳng với các chủ thể thực hiện chức năng bào chữa trong việc tiến hành các hoạt động tranh tụng như: tiến hành thu thập chứng cứ, xuất trình chứng cứ, đưa ra yêu cầu, chuẩn bị người làm chứng, tài liệu phục vụ cho việc tranh luận tại phiên tòa. Do vậy tác giả cho rằng: phạm vi của tranh tụng không chỉ là hoạt động tranh luận của các bên tại phiên tòa.

Nghiên cứu về tranh tụng của bị hại trong TTHS, tác giả tiếp cận theo hướng tranh tụng là một quá trình vì tranh tụng có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. Tranh tụng bắt đầu kể từ khi một người bị buộc tội, tức là khi xuất hiện chức năng buộc tội từ phía cơ quan nhà nước đối với một cá nhân hoặc pháp nhân cụ thể. Từ thời điểm này, người bị buộc tội đã có các quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó có quyền tự bào chữa và được người khác bào chữa. Điều đó đồng nghĩa với việc khi nào có buộc tội thì khi đó có bào chữa. Sự buộc tội nảy sinh nhu cầu gỡ tội dẫn đến chức năng bào chữa được thành lập. Theo điểm đ, khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015, người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Tại thời điểm bị buộc tội, họ đã có các quyền mang tính chất tranh tụng như: quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; được thơng báo, giải thích và bảo đảm việc thực hiện quyền của mình,49 có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án50... Như vậy, khi một người có tư cách người bị buộc tội, nhu cầu bào chữa đã phát sinh, đối trọng với sự buộc tội và làm khởi đầu quá trình tranh tụng. Điều đó làm xuất hiện mâu thuẫn giữa hai mặt đối lập về quan điểm cũng như quyền lợi của chủ thể thực hiện chức năng buộc tội và chủ thể thực hiện chức năng bào chữa. Trong sự mâu thuẫn này, các bên đều thực hiện các hoạt động tố tụng mang tính tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. “Hoạt động tố tụng có tính tranh tụng là hoạt động tố tụng diễn ra dưới hình thức cùng tồn tại, cùng vận động và phủ định lẫn nhau giữa hai chức năng cơ bản là chức năng buộc tội và chức năng bào chữa”51. Và khi mâu thuẫn giữa hai mặt đối lập này lên đến đỉnh điểm thì cần xuất

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại nghiên cứu so sánh luật tố tụng hình sự liên bang nga và việt nam (Trang 30 - 40)