Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga về nghĩa vụ

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại nghiên cứu so sánh luật tố tụng hình sự liên bang nga và việt nam (Trang 88 - 91)

3.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga về nghĩa vụ của bị hại trong quá trình tranh tụng hại trong quá trình tranh tụng

Trong quá trình tranh tụng, bị hại và người đại diện của họ có thể thực hiện các quyền quy định trong BLTTHS Liên bang Nga, nhưng họ cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định. Khoản 5 Điều 42 BLTTHS Liên bang Nga chỉ rõ những nghĩa vụ cơ bản của bị hại dưới dạng những việc mà bị hại khơng được làm.

Bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của điều tra viên hoặc tòa án. Nếu bị hại khơng có mặt mà khơng có lý do chính đáng có thể bị dẫn giải. Trong TTHS Liên bang Nga, về nguyên tắc, sự có mặt của bị hại trong q trình tố tụng nói chung và tại phiên tịa nói riêng nhằm bảo đảm tranh tụng là quyền của bị hại trừ trường hợp trong vụ án tư tố. Tuy nhiên sự có mặt của bị hại cũng như các chủ thể tham gia tranh tụng khác vẫn được coi là một trong những khía cạnh để giải quyết kịp thời, khách quan, trực tiếp các vụ án hình sự, đảm bảo các yếu tố cơ bản của nguyên tắc tranh tụng. Sự có mặt của bị hại đảm bảo cho việc thực hiện quyền tranh tụng của bị hại như: hỗ trợ bên công tố, thực hiện việc tranh luận và các quyền tố tụng khác. Bị hại cũng như người đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị hại được quyền tham gia vào tất cả các phiên tòa trong vụ án đang được xem xét để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, bao gồm các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm theo sửa đổi tại điểm 14, khoản 2 Điều 42 BLTTHS Liên bang Nga. Tuy vậy, khoản 5 Điều 42 BLTTHS Liên bang Nga vẫn ghi nhận bị hại khơng được quyền vắng mặt mà khơng có lý do chính đáng và nếu việc tham gia phiên tịa của bị hại trong việc giải quyết vụ án là cần thiết, bị hại có thể bị dẫn giải theo quy định tại Điều 113 BLTTHS Liên bang Nga; và thậm chí có thể bị phạt tiền theo quy định tại Điều 117 BLTTHS Liên bang Nga. Quy định đảm bảo sự có mặt của bị hại theo giấy triệu tập của các cơ quan tiến hành tố tụng và tại phiên tòa nhằm

“đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bị hại đã được triệu tập và đưa ra lời khai thực sự góp phần xác lập tồn diện và đầy đủ các chứng cứ để chứng minh trong TTHS và để Tòa án đưa ra phán quyết hợp pháp, hợp lý và cơng bằng”121. Do đó, BLTTHS

Liên bang Nga quy định rất rõ hậu quả pháp lý khi bị hại vắng mặt tại phiên tịa mà khơng có lý do chính đáng. Đối với vụ án tư tố, việc bị hại vắng mặt mà khơng có lý do

121 Участие потерпевшего в судебном заседании, https://prokuror-kaluga.ru/razyasnenie-6911.html, truy cập ngày 15/8/2019

chính đáng là căn cứ để đình chỉ vụ án hình sự tư tố theo khoản 3 Điều 249 BLTTHS. Trường hợp này được coi như khơng có dấu hiệu của tội phạm nên sẽ dẫn đến vụ án bị đình chỉ. Đối với những vụ án công tố, sự vắng mặt của bị hại tại phiên tịa có thể dẫn đến thủ tục hỗn phiên tịa, hoặc cơng bố lời khai mà bị hại đã đưa ra trước đó, hoặc cơng bố chứng cứ mà bị hại đã giao nộp trong các trường hợp đã được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 281 BLTTHS Liên bang Nga. Sự có mặt của bị hại là bắt buộc trong việc xét xử vụ án theo thủ tục đặc biệt tại chương 40 BLTTHS Liên bang Nga, vì một trong những điều kiện để áp dụng thủ tục đặc biệt này là sự đồng ý của bị hại. Mặc dù sự đồng ý này có thể được đưa ra trước khi mở phiên tịa, nhưng khơng có quy định tại thời điểm nào và cách thức như thế nào bị hại thể hiện sự đồng ý. Do đó sự có mặt của bị hại trong trường hợp này cũng rất quan trọng để thể hiện ý chí của họ đối với yêu cầu áp dụng thủ tục đặc biệt từ phía bị cáo. Như vậy, sự có mặt của bị hại theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, tòa án và đặc biệt là có mặt tại phiên tịa cũng là trách nhiệm của bị hại theo BLTTHS Liên bang Nga. Nếu không thực hiện trách nhiệm này, tùy từng trường hợp sẽ dẫn đến những hệ quả pháp lý khác nhau như đình chỉ vụ án tư tố; áp dụng biện pháp cưỡng chế với bị hại vắng mặt khơng có lý do chính đáng dưới hình thức dẫn giải hoặc phạt tiền; hỗn phiên tịa; cơng bố lời khai, chứng cứ trước đây của bị hại; không thể làm rõ được quan điểm của bị hại đối với yêu cầu của bị cáo để giải quyết vụ án theo thủ tục đặc biệt tại phiên tòa.

Nghĩa vụ cung cấp lời khai và chịu trách nhiệm về tính xác thực của những thơng tin mà mình cung cấp là nghĩa vụ rất quan trọng của bị hại. Bị hại trong TTHS Liên bang Nga khơng có quyền từ chối cung cấp lời khai hoặc cung cấp lời khai gian dối. Việc từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối có thể được thực hiện ở các dạng như sau:

“(1) Khai báo về các sự kiện hồn tồn khơng có thật

(2) Phủ nhận các sự kiện thực sự diễn ra, mà khơng thay thế chúng bằng sự thật khơng có thật;

(3) Phủ nhận các sự kiện thực sự diễn ra, và thay thế chúng bằng sự thật khơng có thật;

(4) Che giấu một phần về sự kiện có thật;

(5) Che giấu một phần về sự kiện có thật, và thay thế chúng bởi các sự kiện khơng có thật;

(6) Hoàn toàn che giấu một hành vi phạm tội trong BLHS Liên bang Nga.”122

122 Кудымкарский городской суд Пермского края (2011), Расплата за ложный донос и ложные показания. (http://kudimkarsky.perm.sudrf.ru/modules.php?name=press_dep&op=3&did=12), truy cập ngày

Nếu cố ý đưa ra lời khai gian dối, bị hại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo Điều 306 BLHS Liên bang Nga hoặc tội cố ý đưa ra lời khai sai sự thật theo quy định tại Điều 307 BLHS Liên bang Nga. Nếu từ chối cung cấp lời khai, bị hại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội từ chối khai báo theo quy định tại Điều 308 BLHS Liên bang Nga. Bị hại đã đưa ra lời khai gian dối chỉ được miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp trước khi tịa án tuyên án, họ tự nguyện tuyên bố lời khai đó là khơng đúng sự thật. Tuy nhiên, trách nhiệm cung cấp lời khai của bị hại cũng có ngoại lệ. Bị hại có quyền từ chối khai báo chống lại chính mình, vợ hoặc chồng và những người thân thích khác của bị hại, phạm vi người thân thích của bị hại được xác định theo khoản 4 của Điều 5 BLTTHS Liên bang Nga. Bên cạnh đó, trong q trình khai báo, bị hại phải được cảnh báo rằng lời khai của bị hại có thể được sử dụng làm chứng cứ trong một vụ án hình sự, kể cả trong trường hợp bị hại từ chối những lời khai này sau đó. Với quy định này cho thấy trong TTHS Liên bang Nga, ―việc làm chứng của bị hại khơng chỉ là

một quyền, mà cịn là nghĩa vụ”123. BLTTHS Liên bang Nga vẫn coi hành vi vi phạm nghĩa vụ khai báo của bị hại là vi phạm pháp luật bởi lẽ hành vi này xâm hại đến hoạt động bình thường của các cơ quan tư pháp, “buộc các cơ quan tư pháp phải xác minh

các thông tin được đưa ra bởi bị hại khi các thơng tin đó khơng có thật, gây tốn kém nguồn lực, thời gian và công sức của các cơ quan thực thi pháp luật, có thể dẫn tới việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế một cách vô lý, nhất là đối với những người bị cáo buộc phạm tội”124. Có thể thấy TTHS Liên bang Nga xem nghĩa vụ khai báo của bị hại

và chịu trách nhiệm về tính xác thực của những thơng tin mà bị hại cung cấp là rất quan trọng và việc vi phạm nghĩa vụ này bị coi như một hành vi phạm tội.

Ngoài ra, BLTTHS Liên bang Nga cũng quy định bị hại có nghĩa vụ giữ bí mật điều tra trong trường hợp họ đã được thông báo về việc khơng được để lộ những thơng tin đó. Đồng thời họ cũng có thể bị kiểm tra, giám định, hoặc là đối tượng giám định bắt buộc trong những trường hợp cụ thể. Nếu từ chối hoặc vi phạm nghĩa vụ này, bị hại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 308 BLTTHS Liên bang Nga tương tự trường hợp vi phạm nghĩa vụ về khai báo. Tuy nhiên, những nghĩa vụ này chủ yếu phục vụ cho quá trình chứng minh của Cơ quan điều tra chứ khơng phải cho tồn bộ quá trình tranh tụng của các bên. Do đó, luận văn khơng đi sâu phân tích và so sánh những nghĩa vụ này.

123 Южно-Уральский государственный университет (2013), tlđd (77), trang 56. 124

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại nghiên cứu so sánh luật tố tụng hình sự liên bang nga và việt nam (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)