2.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga về quyền của
2.1.5. Quyền tranh tụng của bị hại thơng qua thủ tục hịa giải, tư tố và
Liên bang Nga. Việc rút toàn bộ hoặc một phần cáo trạng sẽ dẫn đến đình chỉ vụ án hình sự hoặc đình chỉ đối với phần truy tố liên quan. Nếu Kiểm sát viên rút cáo trạng trước khi mở phiên tịa, bị hại có quyền kháng cáo việc đình chỉ vụ án hình sự. Nhưng khi rút tồn bộ hoặc một phần cáo trạng tại phiên tịa, Kiểm sát viên khơng cần phải hỏi ý kiến bị hại trong việc đưa ra quyết định này. Điều này “được coi là sự hạn chế trong việc thực hiện đúng các quyền của bị hại và cần thiết phải mở rộng quyền của họ trong quá trình tranh tụng, bao gồm cả việc tiếp tục công việc truy tố khi Kiểm sát viên rút cáo trạng”81. Do đó, Luật số 244 ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Liên bang Nga đã bãi bỏ
khoản 9 Điều 266 BLTTHS Liên bang Nga, theo đó bị hại đã có quyền kháng cáo việc đình chỉ vụ án do Viện kiểm sát rút truy tố tại phiên tòa.
2.1.5. Quyền tranh tụng của bị hại thơng qua thủ tục hịa giải, tư tố và công – tư tố tố
Trong TTHS Liên bang Nga, việc bị hại tham gia tranh tụng khơng nhất thiết có nghĩa là phải truy tố bị can và đưa vụ án ra xét xử trước Tòa án. Tư cách chủ động tranh tụng của bị hại còn thể hiện ở quyền được quy định từ Điều 76 BLHS Liên bang Nga. Theo đó, bị hại có thể tìm kiếm kết quả có lợi cho mình thơng qua việc thủ tục hịa giải với bị can, người bị buộc tội. Nguyên tắc tranh tụng trao cho bị hại quyền được hòa giải với bị can, người bị buộc tội để đình chỉ vụ án hình sự trong trường hợp bị can, người bị buộc tội đã bồi thường thiệt hại cho bị hại theo Điều 25 BLTTHS Liên bang Nga. Chế định này chỉ được áp dụng đối với các tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội lần đầu theo quy định tại Điều 76 BLHS Liên bang Nga. Tòa án hoặc Điều tra viên nếu được thủ trưởng cơ quan điều tra đồng ý và Viện kiểm sát phê duyệt, có quyền đình chỉ giải quyết vụ án hình sự nếu có đơn đề nghị của bị hại hoặc đại diện của họ nếu như đã hòa giải được với bị can, bị cáo. Đối với các vụ án tư tố, hòa giải được quy định như một căn cứ đình chỉ vụ án. Các vụ án cơng – tư tố thì khơng được hịa giải trừ trường hợp được Viện kiểm sát đồng ý.
Được xây dựng dựa trên lý thuyết về tư pháp phục hồi nhằm thay thế quá trình xử lý vụ án theo thủ tục tố tụng thơng thường, chuyển sang xử lý vụ án dưới hình thức hịa giải giữa các bên và bồi thường thiệt hại, mơ hình về quyền hòa giải này “giúp gia tăng
đáng kể vai trị của bị hại, gần như đóng vai trị chính trong q trình tranh tụng‖82
. Điều đó cũng có nghĩa là giảm nhẹ mâu thuẫn vốn có giữa các bên và vai trò tranh tụng
81 Синенко Сергей Андреевич (2014), tlđd (4), trang 293-294 82
của các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ mang tính chất trợ giúp các bên. Đây là một trong những căn cứ đình chỉ quá trình tố tụng với ý nghĩa là bị can đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình với bị hại và sẵn sàng gánh chịu những thiệt hại do hành vi đó đã gây ra cho bị hại, đồng thời bị hại từ chối đưa bị can ra truy tố theo thủ tục TTHS thông thường. Thủ tục hịa giải hồn tồn mang tính chất song phương, thể hiện ý chí của cả bị hại và bị can, bị cáo trong việc chấm dứt quá trình tố tụng. Đây là quyết định mang tính có chủ ý của cả người phạm tội và bị hại (hoặc đại diện của bị hại) trong việc điều hòa mâu thuẫn về lợi ích trên cơ sở nhượng bộ lẫn nhau, từ đó chấm dứt vụ án hình sự.
“Chính vì điều này mà ở Liên bang Nga trong những năm gần đây đã phát triển chế định Mediasa83 (tiếng Anh: Mediation). Mediasa được hiểu là phương pháp giải quyết tranh chấp có sự trung gian của một người và được sự đồng thuận của các bên để đạt được sự thỏa thuận về những vấn đề mang tính chất mềm mỏng và linh hoạt hơn để đáp ứng tốt hơn lợi ích của bị hại và một bên là bị can (hoặc bị cáo) nhằm đạt được kết quả một cách hiệu qua nhất trong giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực hình sự”84
. Như vậy,
quyền hòa giải với bị can của bị hại trong trường hợp này cần có sự tham gia của người thứ ba với tư cách hòa giải viên và đòi hỏi sự tự nguyện cũng như thống nhất về mặt ý chí của cả bị hại cũng như bị can trên cơ sở sự hối cải và bồi thường thiệt hại của bị can. Đây là một lựa chọn của bị hại khi tham gia quá trình tranh tụng. Tuy nhiên, để thực hiện chế định này, pháp luật Liên bang Nga vẫn cần xác định các nguyên tắc cơ bản của hòa giải trong TTHS cũng như các điều kiện thực hiện một cách thuận lợi trên thực tế.
Ngồi thủ tục tố tụng cơng tố, BLTTHS Liên bang Nga còn quy định về quyền tranh tụng của bị hại trong thủ tục tư tố và công – tư tố. Trong thủ tục tư tố, bị hại tham gia q trình tố tụng với vai trị là một tư tố viên. Tư tố viên là một khái niệm quy định chức năng của bị hại trong thủ tục tư tố, nêu lên vai trị và mục đích đặc biệt của bị hại trong quá trình tố tụng. Bị hại mang tư cách tư tố viên khi nộp đơn lên tòa án để khởi tố vụ án tư tố đối với các tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 115, Điều 116.1 và Điều 128.1 BLHS Liên bang Nga. Tư tố viên có thể khơng phải là bị hại trong trường hợp vụ án khơng phải do chính bị hại khởi tố mà do đại diện hợp pháp của bị hại là người chưa thành niên hoặc bị tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự. Khi tham gia tố tụng, ngoài các quyền của bị hại, tư tố viên được hưởng các quyền của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố theo quy định tại các khoản 4,5,6 Điều 246 BLTTHS Liên bang Nga. Như vậy, tư tố viên là chủ thể chính đóng vai trị buộc tội trong q trình tư tố, thể hiện ở việc nghiên cứu hồ sơ vụ án và chuẩn bị cho việc tham gia vào quá trình
83 Nguyên văn tiếng Nga là ―Медиация‖. 84
xét xử; có thể u cầu Tồ án hỗ trợ thu thập chứng cứ, yêu cầu lấy lời khai người làm chứng, bị hại, người phiên dịch hoặc tiến hành những hoạt động tố tụng khác, đưa ra những chứng cứ và tham gia vào việc xem xét chứng cứ, đưa ra quan điểm của mình về bản chất lời buộc tội cũng như về những vấn đề khác phát sinh trong quá trình xét xử, kiến nghị với Toà án về việc áp dụng luật hình sự và hình phạt đối với bị cáo, khởi kiện vụ án dân sự trong vụ án hình sự. Điểm đặc biệt của vụ án tư tố là vụ án chỉ được khởi tố theo yêu cầu của tư tố viên và có thể chấm dứt trong trường hợp tư tố viên và bị can, bị cáo đạt được hòa giải theo khoản 2 Điều 20 của BLTTHS Liên bang Nga.
Nếu như trong thủ tục công tố, các thủ tục về khởi tố vụ án hình sự được quy định rất chặt chẽ, thì trong thủ tục tư tố, theo Điều 27 và Chương XI của BLTTHS Liên bang Nga, chỉ có các nguyên tắc tiến hành như sau:
―Thứ nhất: không tiến hành điều tra sơ bộ mà chỉ tiến hành điều tra tại tòa án;
Thứ hai, vụ án chỉ được khởi tố bởi bị hại và do thẩm phán hòa giải tiến hành; Thứ ba, việc buộc tội tại phiên tòa được trực tiếp tiến hành bởi tư tố viên hoặc thông qua người đại diện (thường là luật sư đại diện);
Thứ tư, tư tố viên và bị cáo hồn tồn có thể hịa giải với nhau trong suốt quá trình giải quyết vụ án;
Thứ năm, trong trường hợp khơng có khiếu nại của tư tố viên, vụ án không thể được giải quyết ở cấp cao hơn‖85
Theo đó, việc khởi tố, tiến hành và chấm dứt vụ án tư tố đều tùy thuộc vào ý chí của bị hại với tư cách là tư tố viên. Đơn yêu cầu khởi tố ngồi những thơng tin cần thiết về tòa án tiếp nhận yêu cầu, người yêu cầu khởi tố và người bị yêu cầu khởi tố, thông tin quan trọng cần mô tả là sự kiện phạm tội, thời gian, địa điểm và những tình tiết của tội phạm được thực hiện. Sau khi được tòa án chấp nhận, vụ án tư tố sẽ được chuyển sang giai đoạn điều tra tại tịa án chứ khơng tiến hành điều tra dự thẩm. ―Yêu cầu khởi tố vụ
án tư tố của bị hại có hình thức tương tự như đơn khởi kiện vụ án dân sự và điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tố tụng tranh tụng”86. Kể từ thời điểm được tòa án
chấp nhận yêu cầu, bị hại sẽ được giao chức năng của một tư tố viên. Trong quá trình tranh tụng tại tịa án, tư tố viên có hai lựa chọn: tiếp tục theo đuổi vụ việc hay chấm dứt vụ án tư tố theo con đường hòa giải. Nếu tư tố viên đạt được hịa giải với bị cáo, thỏa thuận hịa giải đó phải được thực hiện trước khi Tịa án tiến hành nghị án để tuyên án.
85 Мицай А. А.(2018), Производство по делам частного и частно-публичного обвинения, Молодой
ученый. №39/2018 trang 118-120.
86 Полянский Н.Н (1960), К вопросу о юридической природе обвинения перед судом, Правоведение. . №1. С.105- 109.
Trong trường hợp đó, vụ án tư tố phải bị đình chỉ và Tịa án sẽ ghi nhận thỏa thuận của các bên về việc hòa giải và chấm dứt vụ án tư tố.
Trái với các quy tắc của phiên tịa thơng thường, phiên tịa xét xử vụ án tư tố bắt đầu bằng tuyên bố buộc tội của tư tố viên hoặc người đại diện. Tại phiên tòa, tư tố viên thực hiện các quyền như: đưa ra bằng chứng, tham gia vào thủ tục điều tra tại tịa án, trình bày ý kiến tại phiên tịa về bản chất của hành vi phạm tội, về cơ sở pháp lý được áp dụng và trách nhiệm hình sự của bị cáo cũng như các vấn đề khác tại phiên tòa. Tư tố viên cũng có quyền thay đổi cáo trạng nếu như khơng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo và không vi phạm quyền bào chữa của bị cáo, từ chối một phần hoặc toàn bộ cáo buộc đối với bị cáo, tham gia tranh luận tại phiên tòa.
Với tư cách là một tư tố viên, họ có trách nhiệm chứng minh tội phạm. “Mục đích
tranh tụng của tư tố viên là khơi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã bị hành vi phạm tội xâm hại một cách đầy đủ và hiệu quả nhất có thể. Họ có quyền sử dụng tất cả các phương tiện và phương pháp được luật cho phép để thực hiện mục đích đó”87. Trong việc thu thập chứng cứ, tư tố viên được tự mình tiến hành hoặc, có quyền
được hỗ trợ từ dịch vụ thám tử tư và luật sư. Việc thu thập chứng cứ trong vụ án tư tố cũng có thể do Thẩm phán hịa giải tiến hành theo yêu cầu của các bên, trong đó có bị hại. Tại phiên tòa tư tố, bị hại phải trực tiếp tiến hành kiểm tra và đánh giá chứng cứ của chính mình và của bên bào chữa, chỉ ra sự liên quan của chính mình đối với từng chứng cứ và sự cần thiết của chứng cứ đó đối với việc giải quyết vụ án. Đối với trường hợp có tổn thương về thể chất, cần tiến hành giám định, tòa án sẽ chỉ định giám định và bị hại có thể trực tiếp được giám định và sau đó nghiên cứu kết quả giám định.
Bị hại cũng có thể lựa chọn khơng thực hiện khởi tố vụ án tư tố. Lựa chọn này của họ đồng nghĩa với việc mặc nhiên từ chối truy tố. Khơng ai có quyền can thiệp hay ảnh hưởng đến quyền tự do lựa chọn này của bị hại. Kể cả trong trường hợp bị hại tham gia TTHS thơng qua người đại diện thì người đại diện cũng chỉ có quyền từ chối truy tố nếu như quyền này đã được quy định cụ thể trong phạm vi ủy quyền. Trong trường hợp bị hại bị hạn chế về thể chất hoặc tinh thần mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi, sự đồng ý hòa giải và quyết định từ chối truy tố của bị hại phải được xác nhận bởi người đại diện theo pháp luật. Việc bị hại khơng có mặt tại tịa án cũng được coi như việc từ chối truy tố dẫn đến việc đình chỉ vụ án theo khoản 3 Điều 249 BLTTHS Liên bang Nga.
87
Như vậy, bị hại “không chỉ tham gia vào giai đoạn đầu tiên của q trình tố tụng
mà cịn có quyền đưa ra quyết định tố tụng để khởi tố vụ án hình sự tư tố”88.
Chế định tư tố trong BLTTHS Liên bang Nga khơng cịn mang ý nghĩa là một
“hình thức khởi tố theo yêu cầu của bị hại, mà việc khởi tố phụ thuộc vào cơ quan nhà nước”89
như ở các thập kỷ trước mà hiện nay mang tính chất như một hình thức buộc tội của bị hại. Bị hại không chỉ là một chủ thể của q trình tố tụng mà cịn được cung cấp các quyền thích hợp để khởi tố vụ án.
Trong thủ tục công – tư tố, việc truy cứu trách nhiệm hình sự do Kiểm sát viên cũng như Dự thẩm viên và Điều tra viên thực hiện nhân danh nhà nước. Tuy nhiên các vụ án này chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại đối với các tội phạm được liệt kê tại khoản 3 Điều 20 BLTTHS Liên bang Nga. Khi yêu cầu khởi tố của bị hại được chấp nhận, vụ án công tư tố sẽ được tiến hành như vụ án thông thường với sự tham gia của kiểm sát viên thực hiện quyền công tố là bắt buộc. Tuy nhiên khác với loại án tư tố, kể cả trong trường hợp bị hại thỏa thuận được với bị can, vụ án công – tư tố sẽ khơng bị đình chỉ, trừ trường hợp được Viện kiểm sát đồng ý theo Điều 25 BLTTHS Liên bang Nga. Thủ tục tiến hành và các quyền tranh tụng của bị hại trong vụ án công – tư tố cũng giống như thủ tục của vụ án thông thường.