So sánh về tranh tụng của bị hại trong tố tụng hình sự Liên bang

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại nghiên cứu so sánh luật tố tụng hình sự liên bang nga và việt nam (Trang 40 - 46)

1.2. Khái niệm và đặc điểm của tranh tụng của bị hại

1.2.3. So sánh về tranh tụng của bị hại trong tố tụng hình sự Liên bang

Việt Nam và kiến nghị

Nếu tiếp cận tranh tụng như một quá trình vận động, đấu tranh giữa các chức năng tố tụng đối lập nhau thì quá trình này là một quy luật tồn tại khách quan trong TTHS của bất kỳ quốc gia nào, không phụ thuộc vào việc quốc gia đó theo mơ hình tố tụng nào, ngay cả khi quốc gia đó khơng ghi nhận ngun tắc tranh tụng trong BLTTHS. Việc ghi nhận nguyên tắc tranh tụng hay các yếu tố của tranh tụng trong BLTTHS là điều kiện để tranh tụng diễn ra một cách thật sự cơng bằng, bình đẳng và khách quan. Các quy định về tranh tụng trong TTHS Liên bang Nga và Việt Nam đều có sự tương đồng trong cơ sở lý luận về bản chất của tranh tụng. Đó là một q trình đối lập, đối kháng, đấu tranh

phủ định lẫn nhau giữa các chức năng buộc tội và bào chữa, được thực hiện dưới sự điều khiển của một tịa án độc lập. Tranh tụng khơng chỉ tồn tại trong xét xử mà còn tồn tại trong tất cả các giai đoạn của TTHS. Quá trình tranh tụng bắt đầu từ khi xuất hiện chức năng buộc tội và từ đó hình thành nhu cầu bào chữa và kết thúc khi mâu thuẫn giữa hai chức năng này được giải quyết. Tuy nhiên, do những đặc điểm riêng trong truyền thống pháp lý của mỗi nước, có sự khác nhau trong mức độ ghi nhận và tiếp thu các yếu tố của tranh tụng trong TTHS Liên bang Nga và Việt Nam.

Nghiên cứu các quy định của BLTTHS Liên bang Nga về tranh tụng và các cách tiếp cận khái niệm này trong khoa học TTHS Liên bang Nga, có thể thấy“sự chuyển đổi

mang tính cách mạng và cơ bản của mơ hình tư pháp hình sự Nga từ một hệ thống tố tụng thẩm vấn có xu hướng thiên về bên cơng tố sang hệ thống tranh tụng BLTTHS Liên bang Nga là sự thay đổi cơ bản của mơ hình tố tụng hình sự thẩm vấn sang mơ hình tố tụng mang các đặc điểm của mơ hình tố tụng tranh tụng, đảm bảo tính bình đẳng và cơng bằng nhằm bảo vệ các quyền cá nhân‖59. Tiền đề đó thể hiện trong quy định tại Điều 15 BLTTHS Liên bang Nga bằng việc “kết hợp, tiếp thu những nội dung cơ bản

tiến bộ nhất của tố tụng hình sự tranh tụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước Nga thời kỳ đổi mới‖60, từ đó hình thành một cách hiểu nhất quán về tranh tụng trong

TTHS Liên bang Nga. Trong khi đó, mơ hình TTHS của Việt Nam lại được cải cách theo định hướng: “tiếp tục duy trì và phát huy những ưu điểm của mơ hình tố tụng hình

sự thẩm vấn; đồng thời, tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của mơ hình tố tụng hình sự tranh tụng, phù hợp với truyền thống văn hóa, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể ở Việt Nam”61. Đồng thời, vấn đề tranh tụng mới được nghiên cứu trong thời gian

gần đây. Do vậy, khoa học TTHS Việt Nam chưa đưa ra một cách hiểu nhất quán về khái niệm và các yếu tố cơ bản của tranh tụng như BLTTHS của Liên bang Nga mà vẫn còn rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này. Đồng thời vẫn còn tồn tại một số điểm chưa nhất quán trong các quy định của BLTTHS Việt Nam về tranh tụng. Chẳng hạn Điều 26 BLTTHS năm 2015 đã thể hiện sự không nhất quán khi ghi nhận nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm‖, nhưng nội dung lại đề cập tới tất cả các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Tác giả cho rằng, đây chỉ là sai sót về kỹ thuật

59 Đỗ Cao Ngọc Hân (2019), Quyền của bị hại: nghiên cứu so sánh pháp luật tố tụng hình sự liên bang Nga và

kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí

Minh, trang 16

60 Lê Văn Cảm (2011), Mơ hình tố tụng hình sự Liên bang Nga, Thông tin khoa học kiểm sát, (1+2), (Số chuyên đề) Bản điện tử: http://new.tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/145, truy cập ngày 2/1/2020

61 Nội dung này là quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án BLTTHS năm 2015 được nêu trong tài liệu: Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Báo cáo tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội, trang 28

lập pháp và cần thiết phải đảm bảo tranh tụng trong cả các giai đoạn khác của quá trình tố tụng vì bản chất của tranh tụng là các hoạt động đối kháng, đối lập về quyền lợi giữa các chủ thể thuộc chức năng buộc tội và chức năng bào chữa nhằm mục đích tìm ra sự thật khách quan và giải quyết vụ án một cách công bằng, thông qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Các chủ thể thực hiện tranh tụng trong suốt quá trình tố tụng hình sự chứ không chỉ ở trong giai đoạn xét xử. Việc tranh luận cơng khai, trực tiếp, bằng lời nói, đưa ra các chứng cứ, lập luận của mình và đánh giá các chứng cứ, lập luận của các chủ thể khác tại phiên tịa chỉ là hình thức thể hiện cao nhất của quá trình tranh tụng.

Sự khác nhau trong việc ghi nhận các đặc điểm tranh tụng trong TTHS Liên bang Nga và TTHS Việt Nam còn dẫn đến sự khác nhau trong vị trí, vai trị của các chủ thể tham gia tranh tụng, trong đó có bị hại. So với BLTTHS Liên bang Nga, mặc dù BLTTHS Việt Nam đã ghi nhận sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia tố tụng nhưng không ghi nhận việc phân biệt các chủ thể tham gia vào quá trình tranh tụng thành các chức năng tố tụng và cũng thiếu nhất quán trong việc ghi nhận sự hoạt động một cách độc lập giữa các chức năng tố tụng. Việc phân tách độc lập các chức năng tố tụng trong quá trình tranh tụng của Liên bang Nga là tiền đề để phân loại các chủ thể trong TTHS theo các chức năng tố tụng. Theo đó, bị hại trong TTHS Liên bang Nga được quy định rõ là chủ thể thực hiện chức năng buộc tội. Theo tinh thần của nguyên tắc tranh tụng, bị hại tham gia tranh tụng với vị thế độc lập và bình đẳng với các chủ thể thực hiện chức năng khác. Đặc điểm này của tố tụng tranh tụng chưa được tiếp thu vào nguyên tắc tranh tụng trong TTHS Việt Nam, dẫn đến cách phân loại các chủ thể tố tụng trong BLTTHS năm 2015 vẫn là các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các chủ thể tham gia tố tụng. Trong đó, bị hại chưa phải là một chủ thể thực hiện việc buộc tội độc lập mà chỉ là một trong những chủ thể “tham gia tố tụng”, có quyền thực hiện một số quyền nhằm buộc tội trong quá trình tranh tụng. Sự khác biệt này cũng xuất phát từ việc BLTTHS Liên bang Nga “ưu tiên mục đích bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân

và tổ chức, của những người bị thiệt hại do tội phạm gây ra bên cạnh mục đích phát hiện và xử lý nhanh chóng, chính xác tội phạm và người phạm tội. Trong khi đó, mục đích được ưu tiên hàng đầu của pháp luật TTHS Việt Nam vẫn là bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý cơng minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phịng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm”62

.

Tuy nhiên, cả về lý luận và thực tiễn đều không thể phủ nhận bị hại là chủ thể tham gia vào TTHS để thực hiện chức năng buộc tội. Vai trị của bị hại trong q trình tranh tụng là thực hiện các hoạt động mang tính buộc tội nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia tranh tụng mà trước hết là lợi ích của chính bị hại. Do vậy, cùng với nền tảng lý luận truyền thống, cách quy định về vị trí của bị hại trong BLTTHS Việt Nam đã hạn chế phần nào vai trò tranh tụng của bị hại, làm việc thực hiện chức năng buộc tội của bị hại phần lớn phụ thuộc vào Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Về mặt khoa học, điều này gây ra những khó khăn nhất định trong việc tiếp cận, nghiên cứu quá trình tranh tụng của bị hại tại Việt Nam hiện nay. Về mặt thực tiễn, điều này dẫn đến việc các chủ thể trong TTHS thiếu nhất quán, thiếu định hướng và khơng nắm rõ được vị thế, vai trị của bị hại trong q trình tranh tụng; từ đó bị hại hồn tồn bị động và khơng được đảm bảo sự bình đẳng đối với các chủ thể khác trong việc tham gia tranh tụng. Xác định rõ vị trí của bị hại trong việc tham gia tranh tụng là chủ thể thực hiện chức năng buộc tội là cơ sở để quy định và đảm bảo thực hiện các quyền của bị hại, từ đó góp phần đảm bảo các đặc điểm cơ bản của tranh tụng trong TTHS. Do vậy, việc xác định rõ vị trí, vai trị của bị hại trong q trình tranh tụng dựa trên chức năng cơ bản của bị hại là chức năng buộc tội là một trong những bảo đảm của việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng cũng như đảm bảo việc giải quyết vụ án hình sự là kết quả của quá trình tranh tụng giữa các chủ thể thực hiện chức năng tố tụng khác nhau, trong đó có bị hại.

Vì thế, cần xác định rõ các đặc điểm cơ bản của nguyên tắc tranh tụng, trong đó cần phân định rõ vị trí, vai trị của các chủ thể tham gia quá trình tranh tụng, bao gồm cả bị hại, dựa trên cơ sở chức năng cơ bản mà chủ thể đó thực hiện trong q trình tranh tụng. Cụ thể cần phân biệt các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội bao gồm: Cơ quan điều tra, Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Viện trưởng Viện kiểm sát, Điều tra viên, Kiểm sát viên, bị hại, người đại diện hợp pháp và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự; các chủ thể thực hiện chức năng bào chữa bao gồm người bị buộc tội, người bị tạm giam, bị can, bị cáo. Thơng qua đó mới làm rõ được q trình tranh tụng của các chức năng tố tụng, trong đó có bị hại. Như đã phân tích, cần xác định bản chất tranh tụng là một quá trình đấu tranh giữa các chủ thể có lợi ích đối lập nhau trong q trình tố tụng; do đó cần ghi nhận tranh tụng khơng chỉ tồn tại trong q trình xét xử mà tồn tại trong cả quá trình tố tụng, từ khi xuất hiện mâu thuẫn về quyền và lợi ích. Đồng thời cần ghi nhận đặc điểm về sự độc lập của các chức năng tiến hành tố tụng trong quá trình tranh tụng, trong đó bao hàm sự độc lập trong quá trình tranh tụng của bị hại như một chủ thể

buộc tội trong quá trình tranh tụng, tham gia tranh tụng với quyền và lợi ích đối kháng với bên thực hiện chức năng bào chữa. Bị hại phải có tư cách độc lập, đồng thời tham gia quá trình tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích riêng, thực hiện các nghĩa vụ độc lập với các chủ thể khác chứ không chỉ giới hạn ở vai trị cung cấp thơng tin cho CQCTQTHTT theo quy định hiện nay. Những quy định này sẽ giúp bị hại nhận thức rõ chức năng của mình khi tham gia tranh tụng là chức năng buộc tội, ý thức được các quyền và nghĩa vụ của mình và tranh tụng một cách chủ động hơn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Từ những căn cứ nêu trên tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định của BLTTHS năm 2015:

Bổ sung quy định sau: “Bên buộc tội bao gồm: Cơ quan điều tra, Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Viện trưởng Viện kiểm sát, Điều tra viên, Kiểm sát viên, bị hại, người đại diện hợp pháp và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự.

Bên bào chữa bao gồm người bị buộc tội, người bị tạm giam, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, người bị tạm giam, bị can, bị cáo”

Sửa đổi Điều 26 BLTTHS năm 2015 như sau:

“Điều 26. Tranh tụng trong tố tụng được bảo đảm

Trong tố tụng hình sự, chức năng buộc tội và chức năng bào chữa độc lập và bình đẳng với nhau trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình và tranh tụng trước tịa án.

Tịa án khơng thực hiện chức năng buộc tội hay bào chữa mà tạo điều kiện cho các bên thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tịa án.

Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vơ tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa.

Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa”.

TIỂU KẾT CHƢƠNG I

Trong TTHS, bị hại vừa tham gia tranh tụng với tư cách là chủ thể đóng vai trị thực hiện chức năng buộc tội, vừa tham gia thủ tục TTHS với vai trò như một người làm chứng cung cấp thông tin cho cơ quan tiến hành tố tụng. Bị hại tham gia tranh tụng với mục đích đầu tiên là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình, tuy nhiên quá trình tham gia tranh tụng của họ cũng góp phần làm rõ sự thật vụ án, giúp các CQCTQTHTT giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, chính xác, khách quan, dân chủ, công bằng. Chế định bị hại của BLTTHS Liên bang Nga có lịch sử phát triển khá lâu đời và hiện nay ghi nhận khá đầy đủ các đặc điểm của bị hại. Các quy định của BLTTHS Liên bang Nga cũng đã thể hiện sự tiếp thu sâu, rộng những yếu tố cơ bản của việc bảo đảm tranh tụng trong TTHS. Trong khi đó, những quy định về bị hại trong BLTTHS Việt Nam hiện nay đang trong q trình phát triển và hồn thiện. BLTTHS Việt Nam mới được xây dựng dựa trên tinh thần “tiếp tục duy trì và phát huy những ưu điểm của mơ hình tố tụng hình

sự thẩm vấn; đồng thời, tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của mơ hình tố tụng hình sự tranh tụng, phù hợp với truyền thống văn hóa, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể ở Việt Nam”. Mặc dù vậy, trong số các quốc gia trên thế giới, truyền thống pháp

lý cũng như tư pháp hình sự của Liên bang Nga có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam, Việc nghiên cứu so sánh quy định của hai BLTTHS về việc tham gia quá trình tranh tụng của bị hại, trước hết là khái niệm, vị trí của bị hại trong q trình tranh tụng nhằm tiếp tục đặt ra cơ sở để hồn thiện vị thế, vai trị cũng như các quyền và nghĩa vụ của bị hại trong quá trình tranh tụng, từ đó góp phần tiếp tục hồn thiện các quy định của BLTTHS Việt Nam theo tinh thần của quá trình cải cách tư pháp. Chương I của luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về khái niệm và đặc điểm của bị hại, của quá trình tranh tụng trong cả hai BLTTHS, từ đó nghiên cứu so sánh những đặc điểm của việc bị hại tham gia quá trình tranh tụng trong TTHS của hai nước. Trên cơ sở đó, tác giả nhận thấy BLTTHS Liên bang Nga quy định khá đầy đủ về khái niệm và các đặc điểm của bị

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại nghiên cứu so sánh luật tố tụng hình sự liên bang nga và việt nam (Trang 40 - 46)