Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về quyền của bị

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại nghiên cứu so sánh luật tố tụng hình sự liên bang nga và việt nam (Trang 62 - 78)

trong q trình tranh tụng

Như đã phân tích ở nội dung trên, bị hại có thể tham gia vào tố tụng hình sự với nhiều mục đích khác nhau như buộc tội bị cáo và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong vụ án hình sự, bị hại tham gia với các tư cách khác nhau nhưng tối thiểu có hai tư cách: một chủ thể thực hiện chức năng buộc tội và một nguồn cung cấp chứng cứ quan trọng cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Dù tham gia tố tụng với mục đích hay tư cách nào thì bị hại cũng chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, là bên yếu thế hơn trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Vì vậy, BLTTHS ghi nhận cho họ một hệ thống các quyền để tham gia tố tụng hình sự, trong đó có một số quyền thể hiện hoạt động tranh tụng của bị hại trong quá trình tố tụng. Những quyền này tạo nên vị thế của bị hại trong quá trình tranh tụng.

88 Синенко Сергей Андреевич (2014), tlđd (4), trang 66.

89 Пабанов К. ‚Петрова Н (1998), Тернистый путь дел частного обвинения, Российская юстиция.№ 5.1998. trang 26

2.2.1. Các quyền liên quan đến việc xác định tư cách bị hại trong quá trình tranh tụng

Bị hại có quyền yêu cầu xử lý người thực hiện hành vi phạm tội bao gồm quyền tố giác, yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Việc thực hiện các quyền này “thể hiện quan điểm

của bị hại về hành vi phạm tội cụ thể và yêu cầu xử lý của họ”90

. Do đó, việc thực hiện

quyền này ln là hành động bắt đầu q trình tranh tụng của bị hại.

Theo khoản 2 Điều 5 BLTTHS, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền và nghĩa vụ tố giác và báo tin về tội phạm, đấu tranh phòng chống tội phạm. Nhưng đối với bị hại, đây là một quyền quan trọng để bị hại bắt đầu quá trình tranh tụng của mình trong TTHS với tư cách bên buộc tội - một mặt đối lập trong quan hệ mâu thuẫn cơ bản giữa hai bên tranh tụng. Tố giác của bị hại là một thông tin đầu tiên, quan trọng và đáng tin cậy cho thấy hành vi phạm tội đang xảy ra. Bị hại là người đầu tiên tiếp xúc, hiểu và có thể mơ tả lại tồn bộ nội dung, diễn biến của hành vi phạm tội cũng như người đã thực hiện hành vi đó. “Nếu sự mơ tả là trung thực thì đó là nguồn chứng cứ quan trọng giúp cơ

quan có thẩm quyền kịp thời phát hiện và xử lý có hiệu quả hành vi phạm tội”91. Trong

trường hợp này bị hại thực hiện tranh tụng một cách thụ động, theo sự triệu tập của CQCTQTHTT. Bị hại thực hiện các hành vi tranh tụng trong trường hợp này mang tính hỗ trợ cho hoạt động tố tụng của các cơ quan có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, bị hại cịn có quyền u cầu khởi tố, rút yêu cầu khởi tố về tội phạm khi là bị hại của các tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự. “Đây là những vụ án mà tội phạm trước

hết ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bị hại trong khi ảnh hưởng đến nhà nước, tới xã hội ở mức hạn chế; việc giải quyết vụ án có thể khiến bị hại bị bất lợi về thời gian, kinh tế, danh dự, uy tín‖92. Đây là hình thức tranh tụng chủ động của bị hại trong việc khởi động hay chấm dứt những vụ án này, tạo điều kiện để họ bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của mình. Do vậy, chế định này dành cho bị hại sự chủ động hơn trong việc buộc tội khi quyết định yêu cầu sự can thiệp của nhà nước để giải quyết vụ án. Nếu bị hại yêu cầu khởi tố vụ án thì cơ quan có thẩm quyền mới có quyền tiến hành thủ tục khởi tố đồng nghĩa với việc bắt đầu quá trình tranh tụng. Nếu bị hại khơng có u cầu khởi tố vụ án trong những trường hợp này thì cơ quan có thẩm quyền khởi tố sẽ khơng có quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại được đặt ra trên cơ sở hồn tồn tơn trọng ý chí của bị hại. “Lúc này quyền cơng tố có sự hỗ trợ và

90 Lê Thị Thúy Nga (2018), tlđd (53),

91 Bạch Ngọc Chí Thanh (2009), Người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, trang 23

92

thể hiện “sự nhượng bộ” đối với quyền tư tố. Trong trường hợp này quyền tư tố xuất hiện trước, làm phát sinh và có tính chất quyết định đối với quyền công tố”93. Tuy nhiên, bị hại chỉ có quyền yêu cầu để các cơ quan có thẩm quyền khởi tố ra quyết định trong việc khởi tố vụ án. Đối với những vụ án trong trường hợp này, bị hại cũng tranh tụng một cách chủ động với tư cách chủ thể buộc tội nhưng vai trị chính vẫn thuộc về phía các cơ quan thực hiện chức năng buộc tội nhân danh nhà nước như Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Yêu cầu khởi tố của bị hại khơng phải là yếu tố làm thay đổi tính chất “công tố” của việc buộc tội. Do vậy, về mặt khách quan, “việc thực hiện chức năng buộc tội bằng hình thức tư tố trong BLTTHS Việt Nam thể hiện chưa triệt để, nói đúng ra đây chỉ là một hình thức buộc tội tư – công tố” 94. Tác giả nhận thấy chế định này khơng hồn tồn giống với chế định tư tố trong BLTTHS Liên bang Nga mà trái lại có nhiều điểm tương đồng với chế định tư – công tố hơn. Cụ thể khi vụ án đã được khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát vẫn giữ vai trị chủ đạo trong việc khởi tố hay khơng khởi tố vụ án cũng như thực hiện chức năng buộc tội và tranh tụng với bên bào chữa.

Quyền tranh tụng một cách chủ động của bị hại trong trường hợp này cịn thể hiện ở việc: ý chí của bị hại cũng là căn cứ chấm dứt quá trình tranh tụng nếu bị hại rút yêu cầu khởi tố nếu việc rút u cầu khởi tố đó khơng phải là kết quả của sự ép buộc, cưỡng bức trong những vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Quyền rút yêu cầu khởi tố của bị hại trong trường hợp này là sự thể hiện của việc bị hại từ chối hoặc ngừng hoạt động buộc tội đối với những vụ án phải có yêu cầu khởi tố của bị hại, và kéo theo đó là chấm dứt quá trình tranh tụng của bị hại trong vụ án. Bị hại rút yêu cầu khởi tố một cách hoàn toàn tự nguyện là một trong những căn cứ để đình chỉ vụ án, từ đó chấm dứt q trình tranh tụng. Theo BLTTHS năm 2003, người bị hại chỉ có quyền rút yêu cầu khởi tố trước khi mở phiên tòa sơ thẩm (khoản 2 Điều 105 BLTTHS năm 2003), khi đó vụ án phải được đình chỉ. Do đó, theo Bộ luật này người bị hại bị giới hạn về thời điểm rút yêu cầu khởi tố là trước khi mở phiên tịa. “Quy định này có yếu tố hợp lý vì với những vụ

án khởi tố theo u cầu của người bị hại thì có sự kết hợp tính chất tư tố và cơng tố nên người bị hại có u cầu khởi tố khi đã mở phiên tịa thì quyền cơng tố vẫn hiện diện nên việc tiếp tục xét xử là có căn cứ”95. Mặt khác, quy định này có mục đích hạn chế sự tùy tiện của người bị hại trong việc rút yêu cầu khởi tố khi vụ án đã được đưa ra xét xử, tránh những khó khăn, tốn kém trong hoạt động tố tụng. Tuy nhiên, về lý luận cũng như

93 Nguyễn Trương Tín (2010), tlđd (58) 94 Nguyễn Trương Tín (2010), tlđd (58) 95

thực tiễn, bản chất của việc rút u cầu khởi tố trước phiên tịa khơng khác gì so với việc rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa. Đồng thời nhiều quan điểm cho rằng việc rút yêu cầu khởi tố của bị hại tại phiên tòa là khách quan hơn và thể hiện rõ hơn kết quả của q trình tranh tụng. Bởi thơng qua xét hỏi và tranh luận cơng khai, họ “có cơ hội thực hiện

quyền này một cách dân chủ và toàn diện hơn”96. Bị hại có quyền quyết định có tiếp tục buộc tội bị cáo nữa hay khơng và có thể thực hiện quyền này một cách cơng khai và hồn tồn xuất phát từ ý chí của họ. Bên cạnh đó, “chúng ta không thể chấp nhận được

thực tế khi quyền của người bị hại bị tước đoạt vì lý do duy nhất là thời gian chứ không dựa trên cơ sở thực tiễn nào. Ở góc độ nhân đạo, sự thỏa hiệp giữa người bị hại và bị cáo là rất cần thiết. Chú ý rằng nguyên tắc tranh tụng trong TTHS có nội dung rất quan trọng là sự mặc cả thú tội giữa bên buộc tội và bên gỡ tội”97.

BLTTHS năm 2015 khơng cịn giới hạn về thời điểm bị hại được quyền rút yêu cầu khởi tố. Khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015 khơng cịn đề cập tới thời điểm rút yêu cầu là khi nào mà chỉ quy định: “Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu

thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức”. Do vậy, hiện nay, bị

hại có quyền rút yêu cầu khởi tố ở bất kỳ giai đoạn nào và việc rút yêu cầu khởi tố này cần được tôn trọng như một sự lựa chọn của bị hại trong quá trình tranh tụng. Đồng thời, theo quy định tại Điều 299 BLTTHS năm 2015, thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án thuộc về Hội đồng xét xử. Quyết định đình chỉ vụ án phải được Hội đồng xét xử thảo luận, thơng qua tại phịng nghị án và được lập văn bản. Do đó, trong trường hợp này, Hội đồng xét xử cần áp dụng quy định chung tại khoản 2 Điều 155 và Điều 299 BLTTHS năm 2015 để xem xét, quyết định đình chỉ vụ án.

Ngoài quyền rút yêu cầu khởi tố, bị hại cịn có quyền hịa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho người “thực hiện hành vi tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vơ ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác” theo quy định tại khoản 3 Điều 29 của BLHS năm 2015.

Tuy nhiên việc miễn trách nhiệm hình sự cho người thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp này vẫn thuộc về đánh giá của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Đây là quy định mới ghi nhận một quyền phải được bị hại thực hiện một cách hoàn tồn tự nguyện theo ý chí của họ trong q trình tranh tụng. Mặc dù trên thực tế có nhiều nơi đã vận dụng quy định này để miễn trách nhiệm hình sự đối với người bị buộc tội trên cơ

96 Nguyễn Trương Tín (2007), Tranh tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng hình

sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, trang 54.

97

sở yêu cầu của bị hại. Tuy nhiên, việc miễn trách nhiệm hình sự này mới chỉ dựa trên u cầu một phía từ phía bị hại. Việc hịa giải hoàn toàn do các chủ thể tự tiến hành với nhau chứ chưa xuất hiện vai trò của người thứ ba với tư cách hòa giải viên cũng như chưa xuất hiện một thủ tục để bị hại và người thực hiện hành vi phạm tội hòa giải cũng như được công nhận về kết quả hịa giải đó. Bên cạnh đó, thủ tục này hồn tồn chưa được quy định trong BLTTHS như một quyền của bị hại. Do đó, cần thiết có một thủ tục cơng nhận sự tự nguyện này trong TTHS nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại cũng như của người bị buộc tội.

Các quyền trong việc yêu cầu xử lý người đã thực hiện hành vi phạm tội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với quá trình tranh tụng của bị hại vì nó mở đầu quá trình tranh tụng, giúp cho bị hại chủ động thực hiện được các quyền khác trong TTHS. Vì

“khi và chỉ khi người bị hại chủ động thực hiện quyền năng tố tụng này của mình thì mới làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người bị hại trong TTHS. Nếu người bị hại không chủ động tố giác tội phạm hoặc họ khơng có mong muốn yêu cầu khởi tố VAHS trong một số trường hợp …, đương nhiên, họ đã tự mình từ chối các quyền của người bị hại trong TTHS”98. Trong những trường hợp bị hại không tố giác, báo tin về tội

phạm, tội phạm vẫn có thể bị khởi tố bởi các cơ quan có thẩm quyền khởi tố do những căn cứ khác, nhưng bị hại không thể chủ động chuẩn bị và thực hiện tranh tụng trong những trường hợp này. Đối với những trường hợp phải khởi tố theo yêu cầu của bị hại nhưng bị hại khơng có u cầu khởi tố hay đã có yêu cầu khởi tố nhưng sau đó rút yêu cầu khởi tố theo ý muốn của họ; hoặc trong trường hợp đình chỉ vụ án hình sự theo khoản 3 Điều 29 của BLHS năm 2015 thì quá trình tranh tụng của bị hại đã chấm dứt. Do vậy có thể nói việc thực hiện quyền tố giác, báo tin về tội phạm, yêu cầu khởi tố, rút yêu cầu khởi tố đối với tội phạm là bước đầu tiên để bị hại thực hiện việc tranh tụng, thể hiện ý chí của bị hại đối với quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong TTHS.

Có mối quan hệ mật thiết với quyền yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, khoản 2 Điều 62 BLTTHS năm 2015 ghi nhận quyền “đề nghị mức bồi thường thiệt hại, các biện pháp bảo đảm bồi thường” cho bị hại. Khi bị hại là cá nhân

gánh chịu thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc bị hại là tổ chức gánh chịu thiệt hại về uy tín, tài sản do tội phạm gây ra, họ có quyền đưa ra u cầu để tịa buộc bị cáo bồi thường thiệt hại. Quyền này cũng được quy định cho nguyên đơn dân sự và được áp dụng với bị đơn dân sự trong tố tụng hình sự. Theo nguyên tắc được ghi nhận tại Điều

98 Đinh Thị Mai (2014), Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam, Sách chuyên khảo, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, trang 91.

30 BLTTHS, yêu cầu này được giải quyết trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự, chỉ khi chưa có điều kiện chứng minh và khơng ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì yêu cầu này mới được tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. BLTTHS Việt Nam cũng quy định rất cụ thể về các biện pháp mà bị hại có thể yêu cầu để đảm bảo việc bồi thường thiệt hại như kê biên tài sản tại Điều 128 và phong tỏa tài khoản tại Điều 129, và đây là điểm cụ thể hơn BLTTHS Liên bang Nga. Các biện pháp này đảm bảo cho quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của bị hại được thực hiện trên thực tế, tránh trường hợp người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại tẩu tán tài sản, né tránh việc bồi thường sau khi đã có bản án, quyết định của Tịa án. Ngồi những quy định trên, BLTTHS năm 2015 chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tiếp nhận cũng như trách nhiệm bảo đảm và giải quyết yêu cầu này của bị hại. BLTTHS năm 2015 của Việt Nam cũng chưa có quy định về việc bồi thường những chi phí tham gia tố tụng của bị hại cũng như có một quỹ bồi thường những chi phí này của bị hại do ngân sách nhà nước chi trả. Do vậy, khi tranh tụng nhằm bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại, đối

Một phần của tài liệu Tranh tụng của bị hại nghiên cứu so sánh luật tố tụng hình sự liên bang nga và việt nam (Trang 62 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)