4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY
4.2.1.1 Theo loại hình kinh tế
Bảng 4: BÁO CÁO DOANH SỐ CHO VAY THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ
ĐVT: triệu đồng Chênh Lệch 2008 – 2007 2009 – 2008 2007 2008 2009 Tuyệt Đối Tương đối(%) Tuyệt Đối Tương đối(%) Cá nhân 21.347 128.800 351.692 107.453 503,36 222.892 173,05 Doanh Nghiệp 10.325 26.756 85.737 16.431 159,13 58.981 220,44 Tổng 31.672 155.556 437.429 123.884 391,15 281.873 181,20
(Nguồn: Phịng kế tốn – ngân quỹ)
Qua bảng 4, cho chúng ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng theo loại hình kinh tế tăng liên tục qua các năm. Trong đó cho vay đối với cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2007 là 21.347 triệu đồng ( chiếm tỷ trọng 67,40 %), năm 2008 tăng 107.453 triệu đồng khoản 503,36% trong năm này Ngân hàng đạt mức tăng trưởng cao vì qua hơn một năm hoạt động Ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm, hoạt động có hiệu quả hơn và khách hàng ngày càng nhiều. Không chỉ dừng lại ở đó, sang năm 2009 doanh số cho vay của Ngân hàng tiếp tục tăng khoản 173,05% (chiếm tỷ trọng là 80,40%). Nguyên nhân của việc tăng này là do trong năm 2009 nền kinh tế đã dần phục hồi người dân mạnh dạn vay tiêu dùng để phục vụ đời sống hằng ngày.
Về loại hình doanh nghiệp cũng có sự tăng trưởng đáng kể. tỷ lệ tăng hàng năm rất cao. Có được điều này là do trong năm 2008 tuy nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng đã sàn lọc những khách hàng có năng lực tài chính tốt, tiềm năng phát triển cao để cho vay, hợp tác và cung cấp các dích vụ đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Để có được doanh số cho vay tăng trưởng cao qua các năm đó là nhờ Ngân hàng có nhiều chính sách cho vay, hổ trợ các thành phần kinh tế giúp khách hàng có nguồn vốn ổn định an tâp sản xuất, mở rộng ngành nghề, đẩy mạnh cho vay đối với những khách hàng truyền thống, có uy tín, đồng thời thực hiện tốt các khâu: thẩm định hồ sơ vay, nâng cao năng lực thẩm định, khơng gây khó dễ cho dân, giảm bớt các thủ tục khơng cần thiết…Có như vậy, hoạt động
sản xuất của họ không bị ngưng trệ, khả năng hoàn vốn cao và Ngân hàng cũng được lợi thế hơn