bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội, xâm phạm đến các mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ nhưng khơng thực hiện hành vi đó đến cùng vì những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người đó”24. Theo quan điểm của TS. Vũ
Thị Thúy: “Trong phạm tội chưa đạt, người phạm tội đã bắt tay vào việc thực
hiện tội phạm nhưng chưa thực hiện đến cùng vì những ngun nhân khách quan ngồi ý muốn của họ”25.
Như vậy, khi so sánh các quan điểm nêu trên, có thể thấy các nhà khoa học đã thống nhất một số vấn đề về giai đoạn phạm tội chưa đạt: i, Trong phạm tội chưa đạt, người phạm tội đã bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội; ii, Trong phạm tội chưa đạt, người phạm tội không thực hiện được đến cùng; iii, Lý do hành vi phạm tội dừng lại là vì những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của chủ thể phạm tội; iv, lỗi trong phạm tội chưa đạt là lỗi cố ý.
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm phạm tội chưa đạt được quy định tại Điều 15
của BLHS 2015: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng khơng thực
hiện được đến cùng vì những ngun nhân ngồi ý muốn của người phạm tội”.
Khái niệm này có tính kế thừa quy định tại Điều 18 BLHS 1999 về phạm tội chưa đạt26. Từ đó tác giả nhận thấy, về mặt khái niệm, đã có sự tương đồng giữa quy định của pháp luật và một số khái niệm được những chuyên gia về khoa học hình sự đưa ra về phạm tội chưa đạt như đã phân tích ở trên. Điều này thể hiện rõ việc bước đầu thống nhất cách hiểu đối với chế định phạm tội chưa đạt.
Đặc điểm của phạm tội chưa đạt
Đặc điểm thứ nhất: người phạm tội đã bắt tay vào thực hiện tội phạm, có
nghĩa là người phạm tội đã trực tiếp bước vào thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan.27
Đây là đặc điểm phân biệt phạm tội chưa đạt với chuẩn bị phạm tội. Ở giai đoạn này hành vi phạm tội đã thực sự xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.
24 Trịnh Việt Tiến (2009), “Về phạm tội chưa đạt và các hình thức phạm tội khác trong quá trình thực hiện tội phạm”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên san Luật, (25), Hà Nội, tr.125. phạm”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên san Luật, (25), Hà Nội, tr.125.