- Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều
54 Bộ luật hình sự Nhật Bản (Bản dịch Tiếng Việt).
không quy định về TNHS đối với giai đoạn phạm tội chưa đạt thì khơng phải chịu TNHS, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh, cơng bằng và minh bạch của pháp luật Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng thế giới về sự hiệu quả trong hệ thống tư pháp của mình. Như vậy, Đối với hành vi phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, BLHS Nhật Bản dùng phương pháp đưa quy định này vào trong từng điều luật cụ thể đối với từng tội phạm, cụ thể có thể kế đến một số tội phạm như sau: tội phạm liên quan đến xâm lược nước ngoài quy định tại Chương 3 Phần 3 Bộ luật này bao gồm Tội xúi giục ngoại xâm (Điều 81) và Tội hỗ trợ kẻ thù (Điều
82), Chương 26 (Tội phạm giết người),…
Về mức độ TNHS
Điều 44 BLHS Nhật Bản quy định: “Hình phạt đối với người đã bắt
đầu thực hiện tội phạm nhưng chưa thực hiện được tội phạm đến cùng có thể được giảm”.
Như vậy, luật hình sự Nhật Bản cũng xác định mức độ TNHS trong giai đoạn phạm tội chưa đạt thấp hơn (được giảm) so với giai đoạn tội phạm hoàn thành. Tuy nhiên, mức độ giảm, cũng như giới hạn tối đa về mức hình phạt được áp dụng thì khơng được quy định rõ ràng trong BLHS Nhật Bản. Đây là điểm khác biệt so với BLHS 2015 của Việt Nam, khoản 3 Điều 57 BLHS 2015 của Việt Nam quy định rõ ràng về giới hạn tối đa về mức hình phạt được áp dụng trong giai đonạ phạm tội chưa đạt: “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu
điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù khơng q 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng q ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.
1.3.4. Kinh nghiệm cho pháp luật hình sự Việt Nam
Thứ nhất, về phạm vi TNHS trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.
BLHS 2015 của Việt Nam giới hạn lại về phạm vi TNHS trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 14 BLHS (người chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu TNHS trong một số trường hợp cụ thể) và không giới hạn về phạm vi TNHS trong giai đoạn phạm tội chưa đạt theo quy định tại Điều 15 BLHS.
Trong khi đó, nghiên cứu pháp luật hình sự một số nước, tác giả nhận thấy nhiều nước không chỉ giới hạn lại về phạm vi TNHS trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội mà còn giới hạn cả phạm vi TNHS trong giai đoạn phạm tội chưa đạt. Ví dụ:
Điều 44 BLHS Nhật Bản quy định: “Những trường hợp phạm tội chưa đạt
chỉ bị xử phạt khi có quy định cụ thể trong các điều luật”.
Điều 1 Chương 23 BLHS Thuỵ Điển: “Người đã bắt đầu thực hiện tội
phạm nhưng chưa thực hiện được đến cùng, trong các hợp có quy định riêng về vấn đề này thì bị xử phạt về hành vi phạm tội chưa đạt nếu hành vi đó có khả năng gây nguy hiểm khi được thực hiện đến cùng hoặc nguy cơ đó chỉ bị ngăn chặn do hịan cảnh khách quan”.
Thứ hai, về mức độ TNHS trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.
BLHS 2015 của Việt Nam giới hạn lại về mức độ TNHS trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội theo quy định tại khoản 2 Điều 57 BLHS 2015, theo đó hành vi chuẩn bị phạm tội sẽ có khung hình phạt riêng và nhẹ hơn rất nhiều so với tội phạm hoàn thành, cũng nhẹ hơn so với quy định của BLHS 1999. Quy định này khá tương đồng so với pháp luật hình sự một số nước nhưng rõ ràng hơn về mức hình phạt tối đa và mức tối thiểu được áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội vì đã quy định rõ khung hình phạt áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
Đồng thời BLHS 2015 của Việt Nam giới hạn lại về mức độ TNHS trong giai đoạn phạm tội chưa đạt theo quy định tại khoản 3 Điều 57 BLHS 2015: “Đối
với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù khơng quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng q ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”. Mức đọ này rõ ràng hơn so với pháp luật hình sự một
số nước (như Nhật Bản: BLHS Nhật Bản chỉ quy định “có thể được giảm”), tương đồng với pháp luật hình sự Liên Bang Nga, và nhẹ hơn so với pháp luật hình sự một số nước như: Thụy Điển,…
Thứ ba, về vấn đề miễn giảm TNHS trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
Nghiên cứu quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội của một số nước trên thế giới cho thấy:
Chẳng hạn như tại Điều 113 Bộ luật hình sự Nhật Bản thì: “Người nào
chuẩn bị nhằm phạm các tội được quy định tại Điều 107 hoặc Khoản 1 Điều 109 thì phạt tù có lao động bắt buộc đến 2 năm. Tuy nhiên, trong những trường hợp giảm nhẹ thì có thể được miễn hình phạt”55.
Điều 2 Chương 23 BLHS Thụy Điển:“Nếu ngay cả trong trường hợp tội
phạm hồn thành cũng khơng gây ra nguy hiểm đáng kể thì người phạm tội khơng bị áp dụng hình phạt.”
Theo Điều 22 – Bộ luật hình sự Cộng hịa nhân dân Trung Hoa quy định: “Đối với những hành vi chuẩn bị phạm tội có thể quyết định như một hình phạt
nhẹ hơn so với tội phạm đã hoàn thành hoặc quyết định hình phạt dưới mức tối thiểu hoặc miễn hình phạt”.56
Chính vì vậy, tác giả cho rằng cần kiến nghị về trường hợp miễn TNHS trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, bởi trong thực tiễn áp dụng pháp luật sẽ xuất hiện rất nhiều trường hợp hành vi chuẩn bị phạm tội được quy định thuộc trường hợp bị xử lý hình sự, nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp và thực tế cho thấy khơng cần thiết phải xử lý hình sự. Ví dụ: do có mâu thuẫn với A nên B đã chạy về nhà lấy 1 khúc cây định đánh chết A nhưng được người thân ngăn cản, ôm giữ chặt B lại.
55 Bộ luật hình sự Nhật Bản ( Bản dịch Tiếng Việt).