Cần chú ý là ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, tội phạm không thực hiện được đến cùng là chưa hoàn thành về mặt pháp lý chứ khơng phải so với mục đích hay kế hoạch được dự định trước của người phạm tội.
Để xác định một hành vi phạm tội đã thỏa mãn hay chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm thì chúng ta phải dựa vào cấu trúc của cấu thành tội phạm của loại tội mà hành vi đó xâm hại. Do đó, phạm tội chưa đạt được xác định như sau:
Đối với những tội phạm có CTTP vật chất, hành vi phạm tội được coi là chưa thực hiện hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của CTTP khi chưa có hậu quả xảy ra (hậu quả pháp lý). Tức là người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan nhưng chưa có hậu quả xảy ra. Bởi vì đối với những tội phạm có cấu thành vật chất, tội phạm được coi là hoàn thành khi hậu quả pháp lý (hậu quả mà luật qui định) đã xảy ra.
Đối với những tội phạm có CTTP hình thức, có 2 trường hợp có thể xảy ra: Đối với những tội phạm có CTTP hình thức mà mặt khách quan chỉ bao gồm một hành vi khách quan thì khơng có giai đoạn phạm tội chưa đạt, bởi vì chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi khách quan (hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan) thì tội phạm hoàn thành.
Đối với những tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức mà hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi. Nếu người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả các hành vi mà bị dừng lại do nguyên nhân khách quan thì trường hợp này được coi là chưa thực hiện hết hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm (phạm tội chưa đạt).
Ví dụ : Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS) là tội phạm có CTTP hình thức, về mặt khách quan bao gồm: hành vi bắt cóc con tin và hành vi đe dọa chủ tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội mới chỉ thực hiện hành vi bắt cóc con tin và chưa kịp thực hiện hành vi đe dọa chủ tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản thì đã bị phát hiện và bắt giữ thì trường hợp này được coi là thực hiện tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
Đặc điểm thứ ba: Người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến
Đây là đặc điểm để phân biệt phạm tội chưa đạt với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Trong phạm tội chưa đạt, hành vi phạm tội phải dừng lại là do nguyên nhân khách quan nằm ngoài ý muốn của người phạm tội (như do nạn nhân tránh được, bị người khác ngăn chặn hành vi phạm tội, khơng có đối tượng tác động hoặc công cụ, phương tiện phạm tội khơng có giá trị sử dụng...), người phạm tội vẫn muốn thực hiện tội phạm đến cùng. Còn trong tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, hành vi phạm tội dừng lại là do nguyên nhân chủ quan, ý chí bên trong của người phạm tội.
1.2. Quy định của Luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt
1.2.1. Quy định của Luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự trong gian đoạn chuẩn bị phạm tội
Trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, người phạm tội đã có những biểu hiện cụ thể hướng tới việc xâm hại các quan hệ xã hội, tạo ra những điều kiện cần thiết cho hành vi thực hiện tội phạm và phụ thuộc vào sự chuẩn bị này mà bước thực hiện tội phạm tiếp theo có dễ dàng hơn hay không. Tuy nhiên nếu chỉ có hành vi chuẩn bị phạm tội mà không tiến thêm một bước nữa để trực tiếp thực hiện tội phạm thì nó chưa đặt các quan hệ xã hội vào tình trạng nguy hiểm. Chính vì vậy tính nguy hiểm cho xã hội của giai đoạn chuẩn bị phạm tội có phần hạn chế hơn so với phạm tội chưa đạt và tội phạm hồn thành. Do đó, chính từ sự hạn chế về tính nguy hiểm cho xã hội của giai đoạn này mà phạm vi trách nhiệm hình sự và mức độ trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm tội cũng có những quy định riêng biệt và giới hạn cụ thể.
Phạm vi trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội
Như đã phân tích ở nội dung trên, hành vi chuẩn bị phạm tội trong nhiều trường hợp tính nguy hiểm cho xã hội ở mức độ hạn chế. Do đó, khơng phải mọi hành vi chuẩn bị phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ các tội được liệt kê tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 BLHS mới phải chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
“Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168,
169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Phân tích quy định trên, tác giả nhận thấy:
Thứ nhất, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS trong giai đoạn
chuẩn bị phạm tội nếu thực hiện một trong các tội phạm được liệt kê tại khoản 2 Điều 14 BLHS, chẳng hạn như các tội phạm sau: Điều 108 (Tội phản bội Tổ quốc); Điều 109 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân); Điều 110 (Tội gián điệp);….
So với quy định của BLHS năm 1999 thì phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người thực hiện tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội đã được thu hẹp đi đáng kể. Theo quy định của BLHS năm 1999 thì người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm hình sự, bất kể đó là tội phạm gì. Trong khi đó, BLHS năm 2015-đã giới hạn số tội phạm mà người chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự. Lý giải cho việc sửa đổi về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, Ban soạn thảo đã giải thích trong Bản thuyết minh chi tiết dự thảo BLHS năm 2015 như sau: Việc phi tội phạm hóa đối với hành vi chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng nhìn chung là phù hợp với tinh thần nhân đạo, vì con người, tránh suy diễn, áp đặt trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, khi mà cần phải xử lý sớm, ví dụ như trường hợp chuẩn bị phạm các tội: giết người; cướp tài sản có tổ chức; khủng bố; xâm hại an ninh quốc gia, ..... thì việc phi tội phạm hóa đối với hành vi chuẩn bị phạm tội cần được cân nhắc, tính tốn kỹ trong mối tương quan với u cầu đấu tranh, ngăn chặn các loại tội phạm này.30
Thứ hai, đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội: do nhận thức ở
độ tuổi này còn rất hạn chế nên họ chỉ phải chịu TNHS về hành vi chuẩn bị phạm tội nếu đó là Tội giết người (Điều 123 BLHS) hoặc Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS). Trong trường hợp họ chuẩn bị thực hiện một tội phạm khác không