Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt theo luật hình sự việt nam (Trang 56 - 61)

- Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều

56 Đinh Bích Hà (2007), BLHS của nước cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.34.

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

Bảng 1. Số liệu giải quyết án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Long An trong giai đoạn 05 năm (2015-2019)

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Sơ thẩm 54 52 43 49 68 Số vụ án, tỷ lệ án chuẩn bị phạm tội 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Số vụ án, tỷ lệ án phạm tội chưa đạt 08 (14,8%) 08 (15,3%) 05 (11,6%) 03 (6,1%) 04 (5,9%)

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Long An)

Qua khảo sát các vụ án đã được đưa ra xét xử sơ thẩm trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019 tại Tòa án nhân dân tỉnh Long An, tác giả nhận thấy khơng có vụ án nào được đưa ra xét xử về hành vi chuẩn bị phạm tội, còn các vụ án xét xử về hành vi phạm tội chưa đạt chiếm tỷ lệ thấp và có xu hướng giảm. Mặc dù đây chỉ là khảo sát đơn lẻ tại Tòa án nhân dân tỉnh Long An nhưng kết quả trên cũng phản ánh một thực trạng chung là rất ít vụ án được đưa ra xét xử về hành vi phạm tội trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Còn các vụ án xét xử ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chiếm tỷ lệ khơng cao và có xu hướng giảm theo thừng năm. Tuy nhiên, số vụ án bị đưa ra xét xử ở giai đoạn chuẩn phạm tội rất ít (tội phạm rõ) không đồng nghĩa với việc hành vi chuẩn bị phạm tội không xảy ra trên thực tế (tội phạm ẩn).

Thực tiễn áp dụng trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt có một số điểm chưa thống nhất hoặc không đúng so với quy định của pháp luật hình sự.

Thứ nhất, một số tội phạm quy định mức hình phạt áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội lại có khung hình phạt thấp hơn so với hành vi “biểu lộ ý định phạm tội”. Quy định này có thể dẫn đến tình trạng khi quyết định hình phạt đối với hành vi “biểu lộ ý định phạm tội” cao hơn so với “chuẩn bị phạm tội”.

Vụ án thứ nhất:

Khoảng 15 giờ ngày 19/01/2020, Trần Xuân A đến tiệm may của bà Trần Kim B tại ki ốt H5 chợ 3, huyện Đất Đỏ chơi. Do A nghi ngờ bà B đang quen với một người đàn ông khác nên A và B xảy ra cãi nhau. A nói B “quen ai không quen, đi quen cái thứ khùng khùng, có tin tao hủy ln khơng”, B nói “anh dám khơng”. Sau đó A về nhà A lấy 01 can nhựa có sẵn, loại 05 lít, trong can cịn một ít xăng rồi đem đến tiệm may của B. Đến nơi A đi vào trong tiệm, dùng tay trái ôm B, tay phải A cầm can xăng và hộp quẹt (bật lửa), A đổ hết xăng lên người B, A vứt can xăng xuống đất, tay phải tiếp tục cầm hộp quẹt nhưng không bật. Bà B lo sợ, chống cự và kêu cứu nên Trần Duy S là người bán hàng ở ki ốt bên cạnh đã dùng bình chữa cháy xịt vào người B và A nên A vứt hộp quẹt xuống đất bỏ đi, sau đó bà B đến trình báo Cơng an.

Bản án số: 34/2020/HS-ST ngày 03-7-2020 của TAND huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tuyên bố: bị cáo Trần Xuân A phạm tội “Đe dọa giết người”.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 133, điểm s khoản 1 Điều 51, điểm h khoản 1 Điều 52, Điều 32, Điều 38 và Điều 50 Bộ luật Hình sự;

Xử phạt bị cáo Trần Xuân A 20 (hai mươi) tháng tù về tội “Đe dọa giết người”, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Nhận xét, đánh giá:

Trong vụ án trên, bị cáo A chỉ phạm tội thuộc khoản 1 Điều 133 BLHS, với 01 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS, 01 tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS, tức là số tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS ngang bằng nhau. Tuy nhiên, mức hình phạt áp dụng đối với bị cáo Trần Xuân A 20 (hai mươi) tháng tù về tội “Đe dọa giết người” theo tác giả là khá nặng. Từ đó nếu suy luận trong trường hợp giả

định bị cáo phạm tội theo khoản 2 Điều 133 BLHS có khung hình phạt là “phạt

tù từ 02 năm đến 07 năm” mà bị cáo có nhiều tình tiết tăng nặng TNHS thì hồn

tồn có thể bị phạt mức phạt là 6 năm hoặc 7 năm tù. Mức phạt như vậy là quá cao, không tương xứng với mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và còn cao hơn mức độ TNHS đối với hành vi chuẩn bị giết người theo khoản 3 Điều 123 BLHS. Hành vi chuẩn bị phạm tội của Tội giết người theo quy định tại Khoản 3 Điều 123 BLHS có khung hình phạt là “Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt

tù từ 01 năm đến 05 năm”. Nhưng khung hình phạt đối với Tội đe dọa giết người

theo quy định tại khoản 2 Điều 133 BLHS là “Phạm tội thuộc một trong các

trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”. Như vậy, khung hình

phạt định tại khoản 2 Điều 133 BLHS (đe dọa giết người – là bước biểu lộ ý định phạm tội giết người) cao hơn, nặng hơn so với khung hình phạt tại Khoản 3 Điều 123 BLHS (chuẩn bị phạm tội giết người). Đối chiếu vào các bước trong quá trình thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, chúng ta có thể nhận thấy rằng thời điểm biểu lộ ý định phạm tội (hành vi “đe dọa”) được xảy ra trước bước chuẩn bị phạm tội, và xét về bản chất thì mức độ nguy hiểm của hành vi đe dọa phải thấp hơn mức độ nguy hiểm của hành vi chuẩn bị phạm tội.

Thứ hai, tại khoản 3 Điều 57 BLHS chỉ giới hạn mức tối đa mà không giới hạn mức tối thiểu khi quyết định hình phạt trong giai đoạn phạm tội chưa đạt. Điều này tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau và vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

Vụ án thứ hai:

K chung sống như vợ chồng với chị SN từ tháng 3/2018 tại nhà ông Rơ Mah H thuộc làng H, xã M, huyện C, tỉnh Gia Lai. Đến khoảng tháng 11/2018, K và chị SN chuyển về sống với mẹ ruột là bà SO và cha dượng là ông Bùi Văn Q tại nhà ông Q thuộc làng H, xã M, huyện C, tỉnh Gia Lai. Trong quá trình chung sống tại nhà ơng Q thì ơng Q thường xun chửi bới K về việc K không chịu lo làm ăn và không tôn trọng người lớn.

Khoảng 22h30’ ngày 17/12/2018, sau khi đi dự đám ma tại làng Khôi, xã I, huyện C, tỉnh Gia Lai, K cùng chị SN đi bộ về nhà ông Q, về đến nhà, SN xuống bếp lấy 01 con dao (dài 44,5cm, cán bằng gỗ dài 14cm, đường kính

2

2,5cm, 02 đầu cán được bọc bằng kim loại, lưỡi dài 30,5cm, bản rộng nhất 05cm, mũi nhọn) đem vào phòng ngủ cắt dưa hấu để 02 vợ chồng ăn, sau khi ăn xong SN cất con dao vào trong gầm giường ngủ rồi lên giường nằm, còn K ngồi trên giường hút thuốc lá.

Khoảng 23h00’ cùng ngày, ông Bùi Văn Q điều khiển xe mô tô chở con trai là Bùi Siu S (sinh năm 2014) từ đám ma tại làng Khơi về nhà. Ơng Q đi vào trong nhà thì thấy K đang ngồi trong phịng ngủ nên chửi K hỗn và coi thường người lớn thì K ngồi im khơng nói gì. Ơng Q tiếp tục tiến lại gần cửa phịng ngủ chửi K: “Mày ở nhà tao khơng làm gì ngày ăn 3-4 bữa, chỉ có con chó mới làm thế”. Bức xúc trước câu nói của ơng Q, K cúi xuống gầm giường ngủ lấy con dao mà SN đã cất trước đó ra, đứng dậy nỏi: “ơng có tin là tơi chém chết ông không hả”, thì ông Q đi ra gần cửa chính phịng khách lấy 01 chiếc rìu (cán bằng gỗ dài 51 cm, bản rộng 06cm, dày 1,5cm, lưỡi rìu bằng kim loại dài 17cm, phần lưỡi rộng 9cm) đi vào đứng trước cửa phòng ngủ của vợ chồng K, tiếp tục có lời qua tiếng lại với K. Chị SN thấy vậy đứng ra can ngăn thì ơng Q thả rìu xuống dưới chân, K cũng thả con dao trên giường ngủ và vẫn đứng ở trong phòng lời qua tiếng lại với ông Q. Trong lúc cãi nhau, ông Q có nói với K: “Mày biết mày lấy con của ai khơng, con của tao đó” thì K nói lại “SN khơng phải là con của ơng mà là con của người khác”. Nghe vậy, ông Q lúc này đang đứng đối diện K dùng tay phải đấm 01 phát trúng vào mắt trái của K làm K ngã ngửa xuống giường rồi cúi xuống nhặt chiếc rìu đi ra ngoài sân. K bức xúc, đứng dậy cầm con dao định đuổi theo thì bị chị SN ngăn cản, ơm K lại, K nói: “Em để người ta đánh anh thế này sao”. Lúc này ông Q đi đến chỗ xe mơ tơ đang dựng ngồi sân, định lấy xe bỏ đi nên đã ném lại chiếc rìu vào trong phịng khách làm cho K bực tức, K vùng vẫy thoát khỏi chị SN, cầm con dao đi ra ngồi sân. Lúc này ơng Q đang đứng khom lưng gần chỗ xe mơ tơ, quay lưng về phía K; K từ đằng sau cầm dao bằng tay phải chém 01 phát từ trên xuống trúng lưng ông Q, ông Q quay người lại bỏ chạy vào nhà thì bị K đuổi theo đến của phòng khách chém thêm 01 phát từ trên xuống vào phía sau đầu và dùng tay trái đẩy ông Q vào trong nhà. K tiếp tục dùng tay phải cầm dao chém thêm 02 phát vào đầu ông Q. Thấy ông Q có ý định rướn đến lấy chiếc rìu mà ơng Q đã ném vào trong nhà trước đó thì K tiếp tục chém nhiều phát vào lưng, vào vai làm ông Q ngã xuống nền nhà. Trong lúc ơng

Q lăn qua lăn lại vì đau và dùng tay ơm đầu, K tiếp tục dùng dao nhắm vào đầu, vào mặt chém liên tiếp nhiều phát. Sau đó K cúi người xuống dùng dao đâm 01 phát từ trên xuống vào bụng của ông Q. K rút dao và có ý định đâm tiếp vào bụng ơng Q mục đích cho ơng Q chết tại chỗ thì bị chị SN can ngăn, hất tay K ra nên K dừng lại và cầm con dao đi bộ ra ngồi để đến nhà Siu Đan (là cơng an viên xã M) tự thú. Trên đường đi gặp Siu Đan, K đưa con dao cho Siu Đan và nói: “Dao này mới chém ơng Q xong”. Nghe vậy, Siu Đan bảo K đứng đợi để Siu Đan vào xem ơng Q như thế nào, vì sợ người nhà ơng Q đánh trả thù nên K đã đi bộ đến trạm Biên phịng xã I ở tại đó đến khi Siu Đan tìm thấy và đưa K đến Công an xã I tự thú. Ơng Bùi Văn Q được gia đình đưa đi cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai đến ngày 02/01/2019 thì xuất viện.

Bản án số: 344/2019/HS-PT Ngày: 01-11-2019 của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng Áp dụng điểm n khoản 1 Điều 123; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 38; Điều 15; Điều 57; Điều 91; Điều 101; Điều 102 Bộ luật hình sự: Xử phạt: Bị cáo K 07 (bảy) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 18/12/2018.

Vụ án thứ ba:

Đỗ Tiến P1 và Dương Thị Nhã P2, sinh năm 1983 là vợ chồng cùng trú tại khu phố 4, phường 2, thị xã K, tỉnh Long An. Hai người đã có 02 con chung. P1 và chị P2 thường xảy ra mâu thuẫn vì P1 nghi ngờ P2 có quan hệ tình cảm với người đàn ơng khác. Ngày 10/10/2018, P1 có sử dụng ma túy đá, đến 15 giờ 50 phút ngày 11/10/2018, sau khi uống rượu về nhà, P1 thấy P2 đang thu xếp quần áo, P1 nghĩ P2 có quen với người đàn ông khác và muốn bỏ đi nên P1 nảy sinh ý định giết vợ rồi tự sát. P1 đi xuống nhà bếp lấy 01 con dao thái lan có lưỡi và cán bằng kim loại màu trắng để dưới nền xi măng cạnh chiếc võng phía nhà trên rồi nằm lên võng, sau đó P1 kêu chị P2 lên võng nằm với P1, chị P1 lên võng nằm cùng và trò chuyện với P1, một lúc sau, P1 lấy dao mà P1 đã để cạnh võng, cầm dao bằng tay phải bất ngờ đâm từ trên xuống trúng vào ngực phải của chị P2 một cái, chị P2 đưa tay lên đỡ, P1 tiếp tục đâm vào vùng ngực bụng của chị P2, chị P2 tiếp tục dùng hai tay đỡ, gạt tay P1 ra rồi đứng lên bỏ chạy và tri hô, P1 đuổi theo P2 và dùng dao đâm nhiều nhát vào

lưng của P2 làm con dao dính vào lưng của P2. Lúc này có chị Dương Thị Hồ T là chị ruột của P2 ở gần đó chạy đến can ngăn và rút con dao ra quăng xuống đất, sau đó cùng với Dương Thị Lệ T và Dương Thị Lệ N (nghe tiếng tri hô của chị P2 nên chạy đến) đưa P2 đi bệnh Viện cấp cứu. Đỗ Tiến P1 sau khi gây án đã đến Công an phường 2, thị xã K tự thú.

Bản án số: 42/2019/HS-ST Ngày: 02-10-2019 của TAND tỉnh Long An áp Áp dụng điểm q Khoản 1 Điều 123; điểm s Khoản 1, Khoản 2 Điều 51, Điều 50, Khoản 3 Điều 57 và Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017: Tuyên bố: Bị cáo Đỗ Tiến P phạm tội “Giết người”. Xử phạt: Bị cáo Đỗ Tiến Phong 10 (mười) năm tù. Thời gian tù tính từ ngày 11/10/2018.

Nhận xét, đánh giá:

Trong 02 vụ án thứ hai và thứ ba, cả hai bị cáo điều phạm tội “Giết người” có tình tiết phạm tội chưa đạt quy định tại khoản 3 Điều 57 BLHS. TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xử phạt: Bị cáo K 07 (bảy) năm tù. Mức hình phạt này thấp hơn ¾ mức tối thiểu của khung hình phạt tại khoản 1 Điều 123 BLHS57. TAND tỉnh Long An áp xử phạt: Bị cáo P1 10 (mười) năm tù. Mức hình phạt này cao hơn ¾ mức tối thiểu của khung hình phạt tại khoản 1 Điều 123 BLHS.

Khoản 3 Điều 57 BLHS BLHS 2015 chỉ quy định mức tối đa mà không quy định mức tối thiểu khi quyết định hình phạt đối với trường hợp này.

Hiện nay có 3 quan điểm khác nhau về mức hình phạt tối thiểu khi quyết định hình phạt trong giai đoạn phạm tội chưa đạt:

Quan điểm thứ nhất cho rằng vì khoản 3 Điều 57 BLHS 2015 không quy định mức tối thiểu nên không được quyết định mức hình phạt dưới mức tối thiểu mà điều luật quy định. Ví dụ58: khung hình phạt tù áp dụng cho chuẩn bị phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 123 BLHS 2015 là từ 7 năm tù đến 11 năm 3 tháng tù (Khoản 2 Điều 123 BLHS 2015 có khung hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm).

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt theo luật hình sự việt nam (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)