- Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều
62 Tương ứng Điều 52 BLHS1999.
2.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
quả áp dụng pháp luật về chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
2.2.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
Thứ nhất, về phạm vi TNHS của hành vi chuẩn bị phạm tội.
Tác giả cho rằng cần nghiên cứu, xác định lại phạm vi TNHS trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, đảm bảo xử lý những trường hợp nguy hiểm cho xã hội và cần thiết phải xử lý hình sự, loại bỏ những trường hợp mức độ nguy hiểm cho xã hội không đáng kể đối với hành vi chuẩn bị phạm tội. Có hai phương án:
Phương án thứ nhất, quy định tại khoản 2 Điều 14 BLHS năm 2015 tương
tự như quy định của BLHS năm 1999, nghĩa chỉ người chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng mới phải chịu trách nhiệm hình sự; người chuẩn bị phạm một tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng không pahir chịu trách nhiệm hình sự.
Phương án thứ hai, dùng phương pháp liệt kê nhưng loại trừ khoản 1, 2
Điều 134 và bổ sung những tội phạm khác cũng cần thiết phải xử lý hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
Thứ hai, về mức độ TNHS trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Hiện nay, quan khảo sát một số tội phạm trong BHLS năm 2015 có
quy định về TNHS trong giai đọan chuẩn bị phạm tội, tác giả nhận thấy còn tồn tại một số bất cập về mức hình phạt áp dụng đối với trường hợp này. Cụ thể, một số tội phạm quy định mức hình phạt áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội lai có khung hình phạt cao hơn giai đoạn tội phạm hồn thành và một số trường hợp có khung hình phạt thấp hơn so với hành vi “biểu lộ ý định phạm tội”. Tác giả cho rằng cần phải xác định lại mức hình phạt áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội trong từng mức độ thực hiện tội phạm khác nhau, đảm bảo mức phạt phải thấp hơn giai đoạn tội phạm hoàn thành và cao hơn trường hợp “biểu lộ ý định phạm tội”.
Ngoài ra, tác giả cho rằng cần kiến nghị về trường hợp miễn TNHS trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, bởi trong thực tiễn áp dụng pháp luật sẽ xuất hiện rất nhiều trường hợp hành vi chuẩn bị phạm tội được quy định thuộc trường hợp bị xử lý hình sự, nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp và thực tế cho thấy khơng cần thiết phải xử lý hình sự.
Tiếp theo, vì theo quy định tại Điều 57 BLHS, mức hình phạt dành cho trường hợp phạm tội chưa đạt thấp hơn so với trường hợp tội phạm hoàn thành và cao hơn so với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nên giới hạn của khung hình phạt giảm nhẹ TNHS áp dụng cho giai đoạn phạm tội chưa đạt này. Tuy nhiên, quy định trên vẫn chưa thực sự rõ ràng, khi tác giả nghiên cứu khoản 3 Điều 57 BLHS, tác giả nhận thấy vấn đề mà Điều luật này chưa làm sáng tỏ là giới hạn khung hình phạt giảm nhẹ TNHS cho người phạm tội ở giai đoạn chưa đạt này có bao gồm giới hạn cao nhất và giới hạn thấp nhất hay khơng. Và nếu có thì quy định như trong điều luật này đã đủ để việc áp dụng vào thực tiễn xét xử tránh khỏi sai sót hay chưa. Vì vậy, tác giả đưa ra kiến nghị rằng đầu tiên nên sửa đổi quy định này theo hướng bổ sung mức giới hạn tối thiểu của hình phạt, để khoản 3 Điều 57 BLHS trở thành một quy định bao gồm mức giới hạn tối đa và tối thiểu, từ đó đảm bảo tính minh bạch của pháp luật hình sự nói chung và quy định về hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt nói riêng.
Ngồi ra, nên bổ sung quy định về giới hạn quyết định một số hình phạt khác hình phạt tù như cải tạo khơng giam giữ hay phạt tiền để đa dạng hố hình phạt cũng như nâng cao hiệu quả của việc quyết định hình phạt đối với mọi loại tội phạm.
Bên cạnh việc bổ sung quy định của BLHS, cần có một văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết về quy trình quyết định hình phạt như thế nào nhằm đảm bảo việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt phải có mức hình phạt thấp hơn so với trường hợp tội phạm hồn thành vì lý do trên thực tế vẫn có nhiều cách áp dụng mâu thuẫn với nhau mang đến nhiều mức hình phạt khơng hợp lý và đi ngược lại với quy định pháp luật.
Đối với quy định phạt tù có thời hạn áp dụng trong trường hợp người phạm tội ở giai đoạn chưa đạt như sau: “mức hình phạt khơng q 3/4 mức hình
phạt tù mà điều luật quy định”. Quy định này mang đến nhiều cách hiểu khác
nhau liên quan đến mức giới hạn hình phạt bao gồm: quan điểm đầu tiên với
nhận định điều luật chỉ áp dụng đối với mức tối đa của khung hình phạt, nghĩa là mức hình phạt tối đa bằng 3/4 mức hình phạt điều luật quy định, còn mức tối thiểu vẫn bằng mức thấp nhất mà điều luật áp dụng; quan điểm thứ hai cho rằng điều luật trên chỉ quy định mức hình phạt tối đa mà khơng bao gồm mức hình phạt tối thiểu đối với hành vi phạm tội; và quan điểm thứ ba đó là mức 3/4 này áp dụng cho cả mức hình phạt tối đa và tối thiểu của điều luật tương ứng. Tác giả đồng ý với quan điểm thứ ba và cách hiểu này cũng nhận được nhiều sự đồng tình nhất. Vì lý do khi hiểu theo cách của quan điểm thứ nhất có nghĩa là mức hình phạt thấp nhất bằng với trường hợp tội phạm hồn thành, có nghĩa là khơng xuất hiện sự phân hoá TNHS phù hợp với tinh thần của Bộ luật đó là thu hẹp phạm vi TNHS đối với phạm tội chưa đạt, như vậy là không công bằng với người phạm tội. Còn đối với quan điểm thứ hai, vì một điều luật, ngồi tính chính xác cịn phải hướng đến sự đầy đủ, có nghĩa là khơng tồn tại một điều luật chỉ quy định mức cao nhất mà không quy định mức thấp nhất trên thực tế theo như cách hiểu của quan điểm này.
Tóm lại quan điểm thứ ba là phù hợp nhất. Nhưng đây chỉ là cách hiểu mang tính cá nhân, còn việc làm cho quy định này mang tính rõ ràng, minh bạch hơn, tránh việc hiểu sai, áp dụng sai trong thực tiễn xét xử thì phải thơng qua một hướng dẫn cụ thể để có sự thống nhất khi áp dụng một quy phạm pháp luật. Từ những đánh giá trên, tác giả đưa ra kiến nghị nên sửa đổi quy định tại khoản 3 Điều 57 theo hướng quy định rõ về mức tối thiểu và cho phép áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt như sau: “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù khơng q 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt tối thiểu và tối đa không quá ba phần tư mức hình phạt mà khung hình phạt của điều luật quy định”. Bên cạnh việc sửa đổi quy định tại điều luật, việc áp dụng quy định trên vào trong thực tiễn xét xử như thế nào để đạt hiệu quả cao cần thông qua một văn bản hướng dẫn thi hành, để từ đó Tồ án có cách áp dụng thống nhất khi quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội chưa đạt.
Có thể tham khảo quy định tại Điều 49 BLHS Cộng hoà Liên bang Đức, ngoài việc quy định tỷ lệ cụ thể khi giảm hình phạt tại khoản 2 Điều này là 3/4 so với mức hình phạt tương ứng với tội danh mà người phạm tội vi phạm, điều luật này còn quy định tại khoản 3 về mức hình phạt tối đa và tối thiểu trong trường hợp giảm TNHS như sau: “Trong trường hợp tù có thời hạn, mức tối thiểu của khung hình phạt tù từ 10 năm hoặc 05 năm nay giảm xuống còn 02 năm, mức tối thiểu của khung hình phạt tù là 01 năm nay giảm xuống cịn 03 tháng”. Hình phạt tù chung thân được thay bằng hình phạt tù có thời hạn với
thời hạn không dưới 03 năm. Quy định trên theo tác giả đánh giá là khá đầy đủ, rõ ràng và mang tính thống nhất cao, từ đó mang lại sự chính xác trong thực tiễn áp dụng. Vì vậy tác giả cho rằng, nên có một văn bản nhằm hướng dẫn cụ thể trong trường hợp này để mang lại hiệu quả cao hơn khi áp dụng quy định vào thực tiễn.
Ngoài ra, trong phạm vi luận văn tác giả có tiến hành nghiên cứu những quy định của BLHS Nhật Bản và có đề cập đến quy định tại Điều 14 (Tăng nặng
và giảm nhẹ TNHS). Theo đó, quy định trên vừa quy định mức tối đa cho trường
hợp tử hình, tù chung thân và tù có thời hạn trong trường hợp đặc biệt (bao gồm
phạm tội chưa đạt) là 30 năm tù và mức tối thiểu của hình phạt có thể giảm đến
dưới 1 tháng. Đây cũng là một quy định mang tính tham khảo cho Việt Nam đối với việc tăng tính minh bạch cho mức tối thiểu của hình phạt đối với người phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
Tác giả kiến nghị sửa đổi khoản 3 Điều 57 BLHS như sau:
Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù khơng q 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng q ba phần
tư mức phạt tù cao nhất và không dưới ba phần tư mức phạt tù tối thiểu mà
điều luật quy định; nếu là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt khơng quá ba phần tư mức phạt cao nhất và không dưới ba phần tư mức phạt tối thiểu mà điều luật quy định; nếu là phạt tiền thì mức hình phạt khơng q ba phần tư mức phạt cao nhất và không dưới ba phần tư mức phạt tối thiểu mà điều luật quy định.
Thứ ba, liên quan đến quy định tại khoản 3 Điều 102 BLHS dành cho
người dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt. Cần thống nhất cách hiểu tại khoản 3 Điều này để việc quyết định hình phạt cho những chủ thể trên được áp dụng một cách đúng đắn. Về quy định này trong BLHS 2015, cần phải có sự sửa đổi để tránh nhầm lẫn trong cách áp dụng dẫn đến việc đưa ra quyết định hình phạt khơng phù hợp với quy định của pháp luật mà mang tính chủ quan tuỳ theo quan điểm của Tồ án khi đưa ra hình phạt. Ngồi việc sửa đổi quy định của điều luật, nhà làm luật cần lưu ý ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể cách thức, quy trình áp dụng điều luật trên vào thực tiễn xét xử khi quyết định hình phạt để đưa ra một bản án xác thực và minh bạch.
Qua nghiên cứu những quy định quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt hiện nay còn chưa thống nhất, về phương diện lập pháp còn hạn chế gây nhiều cách hiểu khác nhau. Do đó, đề tài này của tác giả mong muốn phần nào làm rõ hơn về mặt lý luận và giúp cho các Tồ án có sự thống nhất trong việc vận dụng những quy phạm, chế định trên vào thực tiễn xét xử, để việc quyết định hình phạt tương xứng với hậu quả mà hành vi phạm tội gây ra, không để lọt tội phạm, không làm xử oan người vô tội.
Theo tác giả, các nhà làm luật cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình quyết định hình phạt này để có sự thống nhất trong q trình áp dụng pháp luật. Qua một số quan điểm về cách áp dụng điều luật này cũng như hướng mà tác giả đã trình bày ở chương 2, tác giả kiến nghị thực hiện tích hợp hai bước để xác định mức tối đa được áp dụng: Bước thứ nhất là xác định mức hình phạt tối đa mà Tịa án có thể áp dụng đối với người phạm tội theo Điều 99, 100, 101 BLHS; Bước thứ hai, xác định mức hình phạt tối đa được áp dụng là không quá kết quả vừa tính được ở bước thứ nhất (đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt) hoặc một phần hai kết quả vừa tính được ở bước thứ nhất (đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt).
Về mặt thuật ngữ, tác giả đề nghị theo hướng bỏ cụm từ “cao nhất” trong quy định của khoản 2 và khoản 3 Điều này. Cụ thể:
“Điều 102. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
2. Mức hình phạt đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị
phạm tội không quá một phần ba mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng.
Mức hình phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị
phạm tội không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng.
3. Mức hình phạt áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
phạm tội chưa đạt không quá một phần ba mức hình phạt sau khi áp dụng quy
định tại Điều 100 và Điều 101 của Bộ luật này.
Mức hình phạt áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
không quá một phần hai mức phạt sau khi áp dụng quy định tại các điều 99, 100 và 101 của Bộ luật này.
Thứ tư, cần ban hành văn bản hướng dẫn về quy trình (các bước) quyết
định hình phạt khi đồng thời áp dụng Điều 54 và Điều 57 BLHS, là trường hợp vừa phạm tội chưa đạt, vừa có căn cứu quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt tại Điều 54 BLHS. Cụ thể, theo quan điểm của tác giả cần thực hiện hai bước như sau:
Bước 1: Quyết định hình phạt như trường hợp tội phạm đã hoàn thành (bao gồm cả áp dụng dưới khung theo quy định tại Điều 54 BLHS,….)
Bước 2: áp dụng Điều 57 BLHS để quyết định giới hạn về hình phạt cần áp dụng.
2.2.2. Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
Để các quy định của Bộ luật hình sự đi vào cuộc sống có hiệu quả cần tiền hành, tăng cường các giải pháp sau:
- Tăng cường vai trò giám sát của Viện Kiểm sát trong các vụ án chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án nhằm khơng bỏ sót, bỏ lọt tội phạm, đúng người đúng tội, không bị oan sai. Ngành kiểm sát trong giai đoạn hiện nay cần tăng cường thực hiện chức
năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố nhà nước và kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
- Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kiến thức pháp lý cho người tiến hành tố tụng, đặc biệt là Thẩm phán. Trong đó chú trọng việc tập huấn các văn bản pháp luật mới, kỹ năng xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền mới, rút kinh nghiệm về công tác xét xử phúc thẩm cho đội ngũ Thẩm phán và tập huấn các kiến thức liên quan tới công tác xét xử các vụ án hình sự và đặc biệt chú ý tới một số loại tội phạm gây bức xúc trong tình hình hiện nay. Tiếp tục kiện toàn đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Tịa án có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức theo quy định; Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, từng bước nâng cao trình độ, kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp cho Thẩm phán, cán bộ Tòa án đáp ứng yêu cầu công tác xét xử. Đồng thời, quan tâm cải thiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, chế độ chính sách; bổ sung