- Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều
51 Xem Điều 24 BLHS Trung Quốc 1979 sửa đổi
Hình phạt đối với hành vi phạm tội chưa đạt nặng nhất lịa bằng mức hình phạt đối với tội đã hoàn thành và nhẹ nhất là hình phạt tù nếu hình phạt nhẹ nhất đối với tội phạm đã hoàn thành là hinh phạt tù từ hai năm trở lên.”
Tóm lại, có một lưu ý rằng tất cả những quy định mang tính riêng biệt trong từng lĩnh vực phạm tội mà BLHS Thuỵ Điển có đề cập và liên quan đến giai đoạn phạm tội chưa đạt mà tác giả đã tiến hành tìm hiểu, phân tích đều dẫn chiếu đến quy định tại Chương 23 quy định về chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, lên kế hoạch phạm tội và đồng phạm. Như vậy, tác giả nhận thấy, BLHS Thuỵ Điển rất tiến bộ trong việc đưa ra những quy định pháp luật sao cho đạt được hiệu quả cao nhất đối với việc áp dụng trong thực tiễn xét xử bằng cách đi từ cái chung sang cái riêng và cuối cùng lại dùng cái chung để chốt lại vấn đề. Hay nói cách khác, mặc dù ở Chương 1 Phần 1 như tác giả đã trình bày ở trên đã có quy định khái quát về TNHS mà người phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt phải gánh chịu, và sau rất nhiều những quy định riêng lẻ, Bộ luật này lại dành riêng một chương để đề cập đến vấn đề giai đoạn phạm tội. Sự tiến bộ này nên được ghi nhận bởi pháp luật Việt Nam, để tránh sự bỏ sót tội phạm và có những vướng mắc trong quá trình áp dụng vào thực tiễn.
Trở lại với quy định tại Chương 23, Phần 1 Chương này đã khẳng định:
“Một người có hành vi phạm tội nhưng chưa hoàn thành được tội phạm được quy định trong những điều khoản cụ thể thì hành vi đó vẫn bị kết án nhưng chỉ ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Vì xét cho cùng, việc phạm tội chưa đạt này vẫn có tính nguy hiểm cho xã hội nhất định và người phạm tội không thực hiện được hành vi đến cùng là do nguyên nhân tình cờ”. Cụ thể hơn tại mục 3 Phần 1 quy
định về miễn trách nhiệm hình sự nếu tội phạm chưa đạt với lý do chủ quan người phạm tội muốn dừng lại hành vi của mình, quy định đó như sau: “TNHS
mà người phạm tội phải gánh chịu trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt sẽ được miễn nếu người đó tự nguyện dừng việc thực hiện tội phạm trước khi nó hồn thành. Ngay cả khi tội phạm này ở giai đoạn đã hoàn thành trên thực tế, nhưng người thực hiện tội phạm đã nhận thức được hành vi của mình là sai trái và có những hành vi nhằm ngăn chặn tội phạm này xảy ra hậu quả một cách tự nguyện thì người này có thể sẽ không phải chịu TNHS”. Quy
đó thu hẹp phạm vi chịu TNHS mà người phạm tội phải gánh chịu, đúng như xu hướng mà những quốc gia phát triển trên thế giới hướng đến đối với việc quy định TNHS liên quan đến những tội danh mà pháp luật hình sự quy định.
Cuối cùng, khi bàn về miễn giảm TNHS trong những trường hợp đặc biệt, Chương 29 của BLHS Thuỵ Điển đã đưa ra quy định tại Mục 3 bao gồm việc đưa ra những trường hợp cụ thể sẽ được giảm nhẹ TNHS khi tiến hành quyết định hình phạt và từ đó đi đến kết luận rằng những bản án thuộc trường hợp miễn giảm trên sẽ có mức hình phạt thấp hơn so với những bản án thơng thường. Quy định này có thể hiểu theo hướng cụ thể khi áp dụng trong trường hợp phạm tội chưa đạt đó là người phạm tội ở giai đoạn này có thể sẽ nhận được mức hình phạt thấp hơn so với mức hình phạt quy định tương ứng của hành vi phạm tội.
Như vậy, pháp luật hình sự Việt Nam trong trường hợp trên nên có sự tham khảo pháp luật hình sự Thuỵ Điển, đầu tiên là về hình thức quy định, có thể đi theo mơ hình chung – riêng – chung như trên để phần nào làm rõ hơn quy định với những vấn đề hay gặp phải những vướng mắc trong quá trình áp dụng vào trong thực tiễn. Việc cân nhắc quy định lồng ghép “phạm tội chưa đạt” vào trong từng điều luật như vậy cũng có thể mang lại một số hiệu quả nhất định liên quan đến việc nhận thức tầm quan trọng của những quy định trong Bộ luật. Còn đối với việc thu hẹp phạm vi chịu TNHS như quy định của BLHS Thuỵ Điển, thì nếu ứng với tình hình phạm tội ở Việt Nam vào thời điểm hiện tại, việc áp dụng quy định trên có thể mang lại một số hệ luỵ mang tính tiêu cực nếu áp dụng khơng hợp lý. Vì xét tình hình tội phạm ở Việt Nam có phần phức tạp hơn Thuỵ Điển cả về số lượng lẫn mức độ, nên việc áp dụng sự thu hẹp phạm vi sẽ khơng mang lại kết quả mang tính tích cực.
1.3.3. Quy định của Bộ luật hình sự Nhật Bản về trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
TNHS trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội
Về phạm vi TNHS, BLHS Nhật Bản52 không quy định TNHS đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong tất cả các tội phạm mà chỉ quy định TNHS trong một số tội phạm cụ thể. Theo Bộ luật hình sự Nhật Bản thì các tội có liên quan đến