Khoản 2 Điều 52 BLHS1999 quy định: “Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt theo luật hình sự việt nam (Trang 33 - 40)

dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng q một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định”. Với quy định này có thể thấy, hình phạt cao nhất được áp dụng đối với người ở giai

Bên cạnh đó, khi quyết định hình phạt trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, Tòa án còn phải căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 57 BLHS: “Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm khơng thực hiện được đến cùng”. Đây là những căn cứ quan trọng để Tòa án lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể để áp dụng cho người chuẩn bị phạm tội.

Một số bất cập trong quy định của Bộ luật hình sự về trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội

Thứ nhất, về mức độ TNHS trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

BLHS năm 2015 đã giới hạn số tội phạm mà người chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự bằng việc sử dụng phương pháp liệt kê. Theo quan điểm của tác giả, khoản 2 Điều 14 BLHS dùng phương pháp liệt kê những tội phạm phải chịu TNHS ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội nhưng chưa đảm bảo xử lý hình sự những trường hợp có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao và cần thiết phải xử lý hình sự, ngược lại có những trường hợp mức độ nguy hiểm thấp lại bị xử lý hình sự. Chẳng hạn như Điều 134 bị xử lý hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội khi thuộc tất cả các khoản của tội phạm này, kể cả hành vi chuẩn bị phạm tội thuộc trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

….”.

Nhưng bên cạnh đó cũng có những trường hợp ngược lại, những trường hợp khác tác giả cho rằng hành vi chuẩn bị phạm tội cũng có tính chất và mức độ nguy hiểm rất cao cho xã hội và cần phải xử lý hình sự nhưng chưa được quy định tại khoản 2 Điều 14 BLHS như chuẩn bị phạm tội: Tội hiếp dâm, hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Tội mua bán người, Tội mua bán người dưới 16 tuổi, Tội sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, Tội tổ chức sử

dụng trái phép chất ma túy, Tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng; và đặc biệt là các tội phạm về chức vụ, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (hiện nay theo BLHS năm 2015 thì khơng có tội phạm nào trong 2 nhóm các tội phạm về chức vụ, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp phải chịu TNHS trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội).

Thứ hai, về mức độ TNHS trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

Mức độ TNHS đối với người chuẩn bị phạm tội theo quy định của BLHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm mức độ TNHS. Khoản 2 Điều 57 BLHS quy định: “2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể”. Và khung hình phạt này đã giảm đi đáng kể so với quy

định của BLHS năm 1999. Ví dụ: khoản 5 Điều 168 BLHS về Tội cướp tài sản quy định: “Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm” cho dù hành vi chuẩn bị phạm tội trong trường hợp đã thực hiện thuộc bất kì khoản nào từ khoản 1 đến khoản 4 Điều 168 BLHS Tội cướp tài sản. So với quy định của BLHS năm 1999 thì hành vi chuẩn bị phạm tội cướp tài sản có thể bị phạt đến 20 năm tù nếu thuộc quy định tại khoản 4 Điều 133 BLHS 1999 (Tội cướp tài sản).

Khi nghiên cứu về mức độ nguy hiểm cho xã hội của các bước trong quá trình thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, tác giả cho rằng mỗi bước tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau, mức độ nguy hiểm cho xã hội trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội sẽ thấp hơn giai đoạn phạm tội chưa đạt, tội phạm hoàn thành và cao hơn trường hợp “biểu lộ ý định phạm tội”. Chính vì vậy mà mức độ TNHS, cụ thể là khung hình phạt áp dụng đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội cũng phải thấp hơn giai đoạn phạm tội chưa đạt, tội phạm hoàn thành và cao hơn trường hợp “biểu lộ ý định phạm tội”.

Tuy nhiên, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 14 BLHS về các tội phạm phải chịu TNHS trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội và khung hình phạt danh cho hành vi chuẩn bị phạm tội của các tội phạm này trong phần các tội phạm cụ thể, tác giả nhận thấy một số tội phạm quy định mức hình phạt áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội lại có khung hình phạt cao hơn giai đoạn tội phạm hồn

thành và một số trường hợp có khung hình phạt thấp hơn so với hành vi “biểu lộ ý định phạm tội”. Chẳng hạn hành vi chuẩn bị phạm tội có mức hình phạt thấp hơn tội phạm xét về bản chất là bước “biểu lộ ý định phạm tội”.

Ví dụ: Khi so sánh khung hình phạt đối với Tội đe dọa giết người và Hành vi chuẩn bị phạm tội giết người theo khoản 3 Điều 123 BLHS, tác giả nhận thấy như sau: Hành vi chuẩn bị phạm tội của Tội giết người theo quy định tại khoản 3 Điều 123 BLHS có khung hình phạt là “Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt

tù từ 01 năm đến 05 năm”. Nhưng khung hình phạt đối với Tội đe dọa giết người

theo quy định tại khoản 2 Điều 133 BLHS là “Phạm tội thuộc một trong các

trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”. Như vậy, khung hình

phạt định tại khoản 2 Điều 133 BLHS (đe dọa giết người – là bước biểu lộ ý định phạm tội giết người) cao hơn, nặng hơn so với khung hình phạt tại Khoản 3 Điều 123 BLHS (chuẩn bị phạm tội giết người). Đối chiếu vào các bước trong quá trình thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, chúng ta có thể nhận thấy rằng thời điểm biểu lộ ý định phạm tội (hành vi “đe dọa”) được xảy ra trước bước chuẩn bị phạm tội, và xét về bản chất thì mức độ nguy hiểm của hành vi đe dọa phải thấp hơn mức độ nguy hiểm của hành vi chuẩn bị phạm tội. Đây là một quy định không phù hợp, không tương xứng giữa mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và mức hình phạt cần áp dụng cho hành vi vi phạm pháp luật.

1.2.2. Quy định về trách nhiệm hình sự trong giai đoạn phạm tội chưa đạt

Kế tiếp sau giai đoạn chuẩn bị phạm tội là giai đoạn phạm tội chưa đạt. Tính nguy hiểm cho xã hội của phạm tội chưa đạt cao hơn giai đoạn chuẩn bị phạm tội nhưng có phần hạn chế hơn so với tội phạm hồn thành. Do đó, chính từ sự hạn chế về tính nguy hiểm cho xã hội của giai đoạn này mà phạm vi trách nhiệm hình sự và mức độ trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội chưa đạt cũng có những quy định riêng biệt và giới hạn cụ thể.

Phạm vi trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chưa đạt

Theo quy định tại Điều 15 BLHS 2015: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những ngun nhân ngồi ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”

Lý giải về lý do tại sao người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt mà khơng có trường hợp loại trừ (giới hạn lại về phạm vi) như trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, dù trường hợp này cũng là tội phạm chưa hoàn thành: Điều này xuất phát từ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi trong mỗi giai đoạn là khác nhau. Nhà làm luật đã nhận thấy rằng trong giai đoạn phạm tội chưa đạt, người phạm tội đã có hành vi cố ý trực tiếp nhằm thực hiện tội phạm, tức là đã bắt đầu thực hiện các hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm nhưng không được thực hiện đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Do đó, ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, hành vi phạm tội đã được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức độ đáng kể, cao hơn nhiều so với giai đoạn chuẩn bị phạm tội, nên người phạm tội phải chịu TNHS đối với hành vi của mình trong mọi trường hợp phạm tội chưa đạt, khơng có giới hạn phạm vi như giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

Mức độ trách nhiệm hình sự đối với giai đoạn phạm tội chưa đạt

Thứ nhất, theo nguyên tắc chung, tương tự trong giai đoạn chuẩn bị

phạm tội, khi quyết định hình phạt trong giai đoạn phạm tội chưa đạt, Tòa án phải căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 57 BLHS: “Đối với hành vi chuẩn bị

phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng”. Đây là

những căn cứ quan trọng để Tịa án lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể để áp dụng cho người phạm tội chưa đạt.

Cụ thể, bao gồm các căn cứ sau:

- Hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật về các tội phạm tương ứng.

- Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. - Mức độ thực hiện hành vi phạm tội.

- Các tình tiết/ngun nhân khác làm cho tội phạm khơng thực hiện được đến cùng.

Thứ hai, về mức độ, giới hạn quyết định hình phạt cụ thể trong giai đoạn

phạm tội chưa đạt.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 57 BLHS 2015: Đối với trường hợp phạm

tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù khơng q 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng q ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Như vậy, so với quy định của khoản 3 Điều 52 BLHS 1999: “Đối với

trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng q ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.” thì giới hạn tối đa khi

quyết định hình phạt trong giai đoạn phạm tội chưa đạt đã được giảm xuống, theo quy định tại khoản 3 Điều 52 BLHS 1999, hình phạt cao nhất được áp dụng cho trường hợp phạm tội chưa đạt là tử hình, cịn theo quy định của BLHS 2015 chỉ còn cao nhất là 20 năm tù. Điều này thể hiện tính nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta trong việc xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Phân tích cụ thể về vấn đề quyết định hình phạt trong trường hợp này theo quy định của BLHS 2015 như sau:

Trường hợp thứ nhất: nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt

cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù khơng quá 20 năm. Như vậy, người phạm tội chưa đạt sẽ khơng bị áp dụng hình phạt chung thân và tử hình mà thay vào đó là một hình phạt có định lượng thấp hơn là 20 năm tù. Ví dụ: người phạm tội hiếp dâm theo quy định tại khoản 3 Điều 141 BLHS có khung hình phạt là “bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung

thân” thì mức phạt cao nhất được áp dụng trong trường hợp phạm tội chưa đạt là

không quá 20 năm tù.

Trường hợp thứ hai: nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao

nhất là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng q ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. Ví dụ: người phạm tội hiếp dâm theo quy định tại khoản 2 Điều 141 BLHS có khung hình phạt là “bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm” thì

mức phạt cao nhất được áp dụng trong trường hợp phạm tội chưa đạt là không quá 11 năm 03 tháng tù (khơng q ¾ của 15 năm tù).

Một số bất cập trong quy định của Bộ luật hình sự về trách nhiệm hình sự trong giai đoạn phạm tội chưa đạt

Giới hạn quyết định hình phạt trong giai đoạn phạm tội chưa đạt còn một số bất cập mà tác giả muốn đề cập đến như sau:

Tại Khoản 3 Điều 57 BLHS chưa đưa ra được mức tối thiểu khi quyết định hình phạt, mà chỉ mới đưa ra giới hạn tối đa khi quyết định hình phạt đối với trường hợp khung hình phạt quy định hình phạt tử hình, tù chung thân và tù có thời hạn.

Hình phạt tiền hay cải tạo không giam giữ cũng là những loại hình phạt phổ biến hiện nay nhưng trong quy định tại khoản 3 Điều 57 BLHS, nhà làm luật không quy định.

Hiện tại chưa có một quy trình khi quyết định hình phạt nhằm đảm bảo phạm tội chưa đạt phải có mức hình phạt thấp hơn trường hợp tội phạm hoàn thành và để dễ dàng hơn trong việc áp dụng.

1.2.3. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

Các nghiên cứu về đặc điểm tâm lý lứa tuổi cho thấy, người dưới 18 tuổi chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và đặc điểm tâm lý. Năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của con người khơng hình thành ngay khi cá nhân được sinh ra mà phải tích lũy theo thời gian và kinh nghiệm sống. Chính vì vậy, tuổi là tiền đề để đánh giá mức độ trưởng thành của một cá nhân. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi trong luật hình sự Việt Nam địi hỏi khi quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, cơ quan có thẩm quyền phải cân nhắc trước hết các biện pháp không tước tự do, việc giam giữ chỉ sử dụng khi các biện pháp khác khơng có tác dụng răn đe, phịng ngừa. Kết hợp với nguyên tắc về việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi đã phân tích ở trên, khi xử lý người dưới 18, trước hết các cơ quan có thẩm quyền cân nhắc có thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ hay khơng. Khi đã quyết định

truy cứu trách nhiệm hình sự, các cơ quan có thẩm quyền phải cân nhắc, ưu tiên áp dụng các biện pháp không tước tự do để xử lý. Sau cùng, khi các biện pháp không tước tự do khơng đáp ứng u cầu phịng ngừa thì khi đó tịa án mới áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Khi quyết định áp dụng hình phạt tù có thời hạn, tịa án đồng thời chọn lựa một mức phạt cụ thể đối với người phạm tội. Khi xem xét mức phạt cụ thể, lại một lần nữa, Tòa án được yêu cầu phải cân nhắc đến lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và phải xác định thời hạn phạt thấp hơn

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt theo luật hình sự việt nam (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)