Quan điểm chung về đối xử công bằng đối với NĐT

Một phần của tài liệu Vấn đề dảm bảo công bằng trong tiếp cận quyền sử dụng đất của nhà đầu tư (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 69 - 71)

1.2 .Những vấn đề cơ bản về tiếp cận quyền sử dụng đất

1.2.2 .Hình thức tiếp cận quyền sử dụng đất

3.1. Định hướng chung

3.1.1. Quan điểm chung về đối xử công bằng đối với NĐT

Nhận thức được sai lầm trong cách thức quản lý về kinh tế, từ Đại hội VI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức rõ hơn quy luật về quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, sửa chữa sai lầm trước đó là đã đưa quan hệ sản xuất đi quá nhanh, quá xa trong khi lực lượng sản xuất còn rất lạc hậu, tập trung phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất thông qua thực hiện cách mạng khoa học - công nghệ, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hóa, từ đó điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp. Mặc dù chưa chính thức thừa nhận là một thành phần kinh tế trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần của Việt Nam trong giai đoạn đó50 nhưng Đại hội Đảng lần thứ VI đã chính thức mở cửa cho NĐT nước ngồi thơng qua chủ trương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Luật Đầu tư nước ngoài là luật sớm nhất của thời kỳ đổi mới này được Quốc hội khố VIII thơng qua ngày 29/12/1987 và có hiệu lực từ 01/01/1988. Đại hội Đảng lần thứ VII chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu nhằm mục đích tạo nguồn lực thúc đầy sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nước. Các thành phần kinh tế trong nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. Đại hội này đã mở đường cho các NĐT nước ngồi có nhu cầu được đầu tư vào thị trường VN và đã bước đầu khẳng định được vị thế. Trong báo cáo tổng kết 5 năm 1991 -1995 của Ban Chấp hành Đại hội Đảng lần thứ VII tại Đại hội VIII khẳng định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã bắt đầu đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu, tạo nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp. Từ những thành quả kinh tế mà nguồn đầu tư nước ngoài mang lại, nhà nước đã dần bổ sung, hoàn thiện từng bước khuôn khổ pháp lý cho đầu tư nước ngoài. Như vậy, trong giai đoạn này tuy VN đã xác định vai trò quan trọng của đầu tư nước ngồi nhưng vẫn chưa coi nó như một bộ phận cấu thành của nền kinh tế51. Cụ thể, trong hệ thống pháp luật còn phân biệt rất rạch rịi NĐT trong và ngồi nước thể hiện thông qua sự tồn tại của Luật Đầu tư nước ngoài52 và Luật Khuyến

50 Đại hội VI khẳng định nước ta có các thành phần: kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể; kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế tự nhiên, tự túc tự cấp.

51 Thành phần kinh tế lúc này chỉ có kinh tế nhà nước, các hợp tác xã, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước.

khích đầu tư trong nước53. Trong 5 năm 1996-2000, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đưa vào thực hiện (khơng kể phần góp vốn trong nước) đạt khoảng 10 tỷ USD (theo giá 1995), gấp 1,5 lần so với 5 năm trước. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp mới và bổ sung đạt 24,6 tỷ USD, tăng so với thời kỳ trước 34%. Cơ cấu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta; tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút vào lĩnh vực sản xuất vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế tăng từ 62% năm 1995 lên 85% vào năm 2000. Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), ASEAN có chiều hướng tăng hơn 5 năm trước (tỷ lệ vốn đăng ký của các dự án từ EU bình quân chiếm 23,2% thời kỳ 1991 - 1995, tăng lên 25,8% thời kỳ 1996 - 2000; tỷ lệ vốn đăng ký các dự án từ các nước ASEAN đã tăng tương ứng từ 17,3% lên 29,8%). Riêng các nước thuộc EU, Mỹ, Nhật Bản chiếm 44% tổng vốn đăng ký tại Việt Nam. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã tạo ra 34% giá trị sản xuất tồn ngành cơng nghiệp, khoảng 23% kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu khí) và đóng góp trên 12% GDP của cả nước. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi đã thu hút trên 35 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp làm việc trong các ngành xây dựng, thương mại, dịch vụ liên quan; góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ cơng nghệ, trình độ quản lý và mở rộng thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã từng bước mở rộng đầu tư ra nước ngoài54. Từ những đóng góp quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài, Đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX, thành phần kinh tế 100% vốn nước ngồi đã được chính thức bổ sung vào các thành phần kinh tế chính thức tại Việt Nam. Thành phần này bao gồm phần vốn đầu tư của nước ngoài vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở nước ta. Chủ trương của ta là tạo điều kiện để thành phần kinh tế này phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm.

Kể từ khi thừa nhận kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi thì quan điểm chung của Đảng là không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế đặc biệt là thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước. Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế. Xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử,

53 Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng. http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30623&cn_id=23366

54 Báo cáo của Ban chấp hành trung ương đảng khóa IX về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2006-2010 (tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng).

bảo đảm cơ hội và khả năng lựa chọn bình đẳng của các thành phần kinh tế trong tiếp cận về vốn, đất đai, lao động, công nghệ, trong sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu55. Cũng từ đại hội này chủ trương xây dựng một luật áp dụng thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau thuộc các thành phần kinh tế và từng bước thống nhất khung luật pháp, chính sách và điều kiện kinh doanh áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Như vậy, chính

Một phần của tài liệu Vấn đề dảm bảo công bằng trong tiếp cận quyền sử dụng đất của nhà đầu tư (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)