của chủ nợ trong nền kinh tế thị trường.
Hiện tượng phá sản là một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Bởi vì, đây là một mơi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các chủ thể kinh doanh với nhau, nó chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị v.v. Nó tác động đến sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các chủ thể, trật tự an tồn xã hội nói chung cũng như ảnh hưởng cụ thể đến những chủ thể có liên quan. Trong đó, chủ nợ là chủ thể bị ảnh hưởng lớn nhất, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ sẽ có nguy cơ khơng được đảm bảo một khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, một con nợ mà có quá nhiều chủ nợ trong khi số tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã thường là rất nhỏ so với số nợ phải thanh toán…Việc con nợ khơng thanh tốn được số nợ thì chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản đó có thể sẽ lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí có khả năng bị phá sản theo dây chuyền (như hiệu ứng quân bài “Domino”). Chính sự tồn tại tất yếu của hiện tượng phá sản đã dẫn đến sự tồn tại tất yếu của pháp luật phá sản trong nền kinh tế thị trường.
Pháp luật là công cụ quan trọng nhất giúp nhà nước quản lý xã hội. Một xã hội sẽ khó mà được ổn định nếu khơng được đảm bảo bằng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Một quan hệ xã hội mà không được pháp luật điều chỉnh thì sẽ khơng đảm bảo được quyền lợi của các chủ thể liên quan. Pháp luật phá sản ra đời chính là biện pháp mà nhà nước can thiệp vào việc đòi nợ của các chủ nợ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, từ đó góp phần bảo đảm trật tự, an tồn xã hội, lành mạnh hóa mơi trường kinh doanh của nền kinh tế thị trường, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thủ tục phá sản chính là cơng cụ pháp lý có khả năng giúp nhà nước đưa ra được nhiều cơ chế để thực hiện việc thanh tốn nợ một cơng bằng giữa các chủ nợ. Đây là một thủ tục đòi nợ đặc biệt, bên cạnh con đường khởi kiện con nợ ra Tịa dân sự, Tịa kinh tế thơng qua thủ tục tố tụng dân sự, các biện pháp khác nhiều khi không thể giải quyết một cách thỏa đáng quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ mà cịn tốn thời gian, chi phí lại khơng đảm bảo được cơng bằng giữa các chủ nợ khác.
Như vậy, có thể thấy pháp luật phá sản có vai trị rất quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của một quốc gia. Trong đó, mục tiêu đầu tiên và xuyên suốt của pháp luật phá sản đó là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ. Đây là mục tiêu quan trọng nhất từ khi pháp luật phá sản ra đời đến nay và cả trong tương lai. Bởi vì, khi một chủ thể kinh doanh khi bị phá sản thì chủ nợ chính là người bị ảnh hưởng đầu
tiên, quyền lợi của họ có nguy cơ khơng được đảm bảo.
Pháp luật phá sản Việt Nam ra đời cách đây không lâu, nhưng tinh thần của Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993, hiện nay là Luật Phá sản năm 2004 cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan ln thể hiện rất rõ sự quan tâm của nhà nước đối với quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ. Điều này thể hiện thông qua hàng loạt quy định của pháp luật liên quan đến quyền của chủ nợ như quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, quyền tham gia Hội nghị chủ nợ, quyền có đại diện trong Tổ quản lý, thanh lý tài sản... Như vậy, pháp luật phá sản là công cụ pháp lý không thể thiếu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ trong nền kinh tế thị trường. Nó nhằm bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngun tắc bình đẳng giữa các chủ nợ...Thơng qua việc bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ nợ đã làm cho pháp luật phá sản trở thành một cơng cụ pháp lý có vai trị rất lớn trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư của các nhà kinh doanh. Chính các quy định của pháp luật phá sản làm cho các chủ thể kinh doanh yên tâm đầu tư, sản xuất.
Hệ quả phá sản của một chủ thể kinh doanh không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ nợ mà nó cịn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh cho chính doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Họ được coi là một chủ nợ đặc biệt, có tư cách pháp lý như chủ nợ khơng có bảo đảm. Đời sống kinh tế của họ sẽ phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã nơi họ làm việc. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp, hợp tác xã có quy mơ lớn, số lao động nhiều thì hậu quả của phá sản ảnh hưởng đến hàng ngàn, hàng vạn người lao động là điều tất yếu. Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản sẽ dẫn đến thất nghiệp và từ đó kéo theo trăm ngàn khó khăn cho những người lao động mà trong đó phần lớn cuộc sống của họ đều trông chờ vào đồng lương nhận được hàng tháng từ doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Chính vì lợi ích của người lao động bị ảnh hưởng nên pháp luật phá sản cũng chính là cơng cụ bảo vệ quyền lợi cho họ. Pháp luật phá sản Việt Nam đã có những quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể này. Ví dụ như quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, quyền được ưu tiên thanh toán trong thứ tự phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản so với các chủ nợ khơng có bảo đảm khác... Các quy định này thiết nghĩ hết sức cần thiết nhằm bảo đảm quyền lợi của người lao động, đặc biệt là những người lao động có thu nhập thấp, lao động chính trong gia đình...
Bên cạnh mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ thì pháp luật phá sản cịn nhằm bảo vệ lợi ích của con nợ thông qua hàng loạt các quy định về quyền của doanh nghiệp mắc nợ trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản. Ví dụ như quyền khiếu nại danh sách chủ nợ, quyền cử người đại diện tham gia Tổ quản lý và
thanh lý tài sản... đặc biệt là quy định Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản thì tất cả các quyền đòi nợ riêng lẻ sẽ bị đình chỉ được giải quyết theo một thủ tục chung nhất do Toà án tiến hành. Như vậy, sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp mắc nợ có thể tập trung xây dựng phương án phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, pháp luật phá sản cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp bị phá sản rút ra thị trường một cách có trật tự, tránh được tình trạng chủ nợ tùy nghi "xiết nợ", tự do tước đoạt tài sản của con nợ một cách vô tổ chức, mất công bằng đối với các chủ nợ khác, làm cho trật tự, an tồn xã hội khơng được đảm bảo. Căn cứ vào pháp luật phá sản, Tòa án thay mặt Nhà nước đứng ra giải quyết một cách khách quan, công bằng mối xung đột về lợi ích của chủ nợ và con nợ. Điều này sẽ góp phần đảm bảo tình hình trật tự, kỉ cương của xã hội. Đồng thời, xét trên phạm vi một nền kinh tế của quốc gia thì hiện tượng phá sản có những ý nghĩa tích cực. Nó là cơng cụ răn đe các nhà kinh doanh, khiến họ phải luôn năng động, sáng tạo đồng thời cũng phải cẩn trọng trong kinh doanh. Việc làm ăn hiệu quả từng doanh nghiệp riêng lẻ sẽ kéo theo sự phát triển có hiệu quả của nền kinh tế của quốc gia đó. Hiện tượng này cịn có một ý nghĩa nữa đối với nền kinh tế đó là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả bị loại ra khỏi thị trường kinh tế làm cho môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Như vậy, pháp luật phá sản cịn có tác dụng sàng lọc các doanh nghiệp, hợp tác xã yếu kém.
Qua những phân tích trên có thể kết luận về sự cần thiết của pháp luật phá sản đối với nền kinh tế xã hội nói chung và đặc biệt bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, mục đích quan trọng nhất của pháp luật phá sản. Một đòi hỏi đặt ra là phải làm sao phải bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế.
Trên đây là tồn bộ phân tích về những vấn đề lý luận chung như khái niệm, bản chất, phân loại chủ nợ, khái niệm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ, các nguyên tắc cơ bản và sự cần thiết của pháp luật phá sản nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. Nội dung tiếp theo sẽ nghiên cứu những quy định của pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ cũng như việc thực hiện các quy định này trên thực tế, những vướng mắc còn tồn tại trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản.
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT PHÁ SẢN LIÊN QUAN
ĐẾN BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA CHỦ NỢ VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH ĐĨ
Xuất phát từ mục tiêu quan trọng và xuyên suốt nhất của pháp luật phá sản là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ, chủ thể có nguy cơ bị đe dọa đến quyền lợi nhiều nhất khi doanh nghiệp hợp tác xã bị phá sản nên nội dung của pháp luật phá sản chứa đựng những quy định về quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ là điều tất yếu. Quy định về quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ được thể hiện xuyên suốt trong các giai đoạn của thủ tục phá sản. Từ các quy định về nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến các quy định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đều thể hiện tinh thần này. Quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ được bảo vệ bước đầu thông qua giai đoạn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.