3.3 Một số giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợ
3.3.2 Giai đoạn phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào
lâm vào tình trạng phá sản
Quyền tham gia hội nghị chủ nợ:
Liên quan đến quy định của luật phá sản về quyền tham gia Hội nghị chủ nợ của các chủ nợ thì để khắc phục thiếu sót của pháp luật đối với trường hợp chủ nợ khơng có trong danh sách chủ nợ vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, nên chăng cần quy định bổ sung về trường hợp chủ nợ khơng có tên trong danh sách chủ nợ vì lí do chính đáng vẫn được bảo đảm quyền tham gia vào Hội nghị chủ nợ như các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Như vậy, sẽ bảo vệ quyền lợi cho những chủ nợ này, đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ nợ. Đồng thời cũng cần có quy định cụ thể về căn cứ xác định như thế nào là bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan để tạo điều kiện thực hiện dễ dàng và thống nhất cho các chủ thể có thẩm quyền giải
quyết vụ việc phá sản trong thực tế, cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ nợ nếu họ rơi vào trường hợp này.
Vấn đề thứ hai là quy định tại Khoản 2 Điều 67 Luật phá sản năm 2004 liên quan đến nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ của các chủ thể. Như đã phân tích ở phần trước thì trong trường hợp nếu chỉ có chủ doanh nghiệp, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã, cổ đông, thành viên hợp danh, chủ sở hữu của doanh nghiệp Nhà nước nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nhưng những người này hay người đại diện theo ủy quyền hoặc theo sự chỉ định của Thẩm phán không tham gia Hội nghị chủ nợ mà khơng có lí do chính đáng thì Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản sẽ ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản. Sự có mặt của các chủ thể này tại Hội nghị chủ nợ được quy định là nghĩa vụ phải thực hiện. Một trong hai điều kiện để xem xét tính hợp lệ của Hội nghị chủ nợ đó là có sự tham gia của họ. Nếu vắng mặt có lý do chính đáng thì Hội nghị chủ nợ có thể được hỗn một lần. Cịn nếu vắng mặt khơng có lý do chính đáng thì theo quy định của luật phá sản sẽ đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản. Đây là quy định hết sức cứng nhắc và chưa đảm bảo được quyền lợi của các chủ nợ.
Quy định về đình chỉ thủ tục phá sản có thể xảy ra một bất cập, đó là trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp đơn thực sự lâm vào tình trạng phá sản trầm trọng, khơng thể cứu vãn tình hình được nữa. Vì vậy, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã đó cũng khơng hy vọng khả năng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Họ không muốn mất thời gian tham gia Hội nghị chủ nợ mà chỉ muốn thanh lý tài sản cịn lại cho các chủ nợ, giải phóng gánh nặng nợ nần. Nếu vì lí do đó họ không tham gia Hội nghị chủ nợ dẫn đến việc Thẩm phán phải ra quyết định đình chỉ giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã này thì liệu có thể hiện ý chí của doanh nghiệp, hợp tác xã này hay không, trong khi trên thực tế cũng như theo ý chí của chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã thì việc tồn tại doanh nghiệp, hợp tác xã khơng cịn ý nghĩa.
Bên cạnh đó thì giữa hai quy định tại Điều 63 và Khoản 2 Điều 67 Luật phá sản có tồn tại một mâu thuẫn. Tại Điều 63 quy định về nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ của những chủ thể nộp đơn như chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của doanh nghiệp, hợp tác xã, cổ đông, thành viên hợp danh, chủ sở hữu công ty nhà nước… Nếu là nghĩa vụ thì các chủ thể này phải có nghĩa vụ tham gia, nếu khơng thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhưng trong Khoản 2 Điều 67 lại có quy định là trong trường hợp họ không tham gia thì Thẩm phán phụ trách tiến hành giải quyết vụ việc sẽ ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản. Như vậy, vơ hình chung quy định tại Khoản 2 Điều 67 đã phủ định nghĩa vụ tham gia
Hội nghị chủ nợ của những chủ thể trên và nó mang bản chất như là quyền hơn là nghĩa vụ.
Ngoài ra, Luật phá sản chỉ quy định về trường hợp đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản nhưng không lại không quy định về hậu quả pháp lý sau khi ra quyết định đình chỉ. Liệu doanh nghiệp, hợp tác xã đó có được coi là khơng cịn lâm vào tình trạng phá sản nữa hay khơng? Thực chất thì dù có đình chỉ hay khơng cũng không thay đổi được thực tế là doanh nghiệp, hợp tác xã đó đang lâm vào tình trạng phá sản. Lí do đình chỉ trong trường hợp này không phải là do doanh nghiệp, hợp tác xã đã khơng cịn mất khả năng thanh toán nợ mà do sự vắng mặt của người có nghĩa vụ tham gia. Trong khi đó sự tham gia Hội nghị chủ nợ của họ có liên quan mật thiết đến quyền lợi của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Nếu họ không tham gia mà khơng có lí do chính đáng chứng tỏ họ không quan tâm, không mong muốn phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Theo tác giả để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ thì cần phải sửa đổi lại nội dung của quy định đình chỉ thủ tục phá sản đối với trường hợp này sao cho linh hoạt, phù hợp hơn. Có thể thay thế quy định này bằng một quy định khác hợp lý hơn, chẳng hạn như quy định đình chỉ Hội nghị chủ nợ hoặc quy định đình chỉ thủ tục hịa giải hoặc bằng quy định mở thủ tục thanh lý tài sản. Bởi vì, bản chất của việc tổ chức Hội nghị chủ nợ là nhằm tìm giải pháp phục hồi hoạt động, kinh doanh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Việc không tham gia Hội nghị chủ nợ của những chủ thể có nghĩa vụ tham gia đồng nghĩa với việc từ bỏ cơ hội phục hồi
Hoặc cũng có thể cho phép Thẩm phán được quyền lựa chọn một trong nhiều giải pháp trên. Khi xảy ra trường hợp này, Thẩm phán phải cân nhắc tùy trường hợp mà ra quyết định đình chỉ giải quyết thủ tục phá sản hay đình chỉ thủ tục hồ giải, đình chỉ Hội nghị chủ nợ hay ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã này đã thực sự lâm vào tình trạng phá sản trầm trọng, khơng cịn khả năng phục hồi thì Thẩm phán có quyền ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thay vì ra quyết định đình chỉ giải quyết thủ tục phá sản. Nên coi đây là một trường hợp ra quyết định mở thủ tục thanh lý khi Hội nghị chủ nợ không thành được quy định tại Khoản 1 Điều 79 Luật phá sản. Việc giải quyết như vậy thể hiện sự linh hoạt, phù hợp của pháp luật phá sản. Đồng thời, cần bổ sung quy định cụ thể ngay trong Luật phá sản hoặc các văn bản hướng dẫn về chế tài xử lý đối với những người có nghĩa vụ tham gia trong trường hợp họ vắng mặt mà khơng có lý do chính đáng (có thể họ cố tình trốn tránh việc tham gia Hội nghị chủ nợ). Bởi lẽ, đây là nghĩa vụ của họ, nếu họ không tham gia tức là họ đã vi phạm quy định của pháp luật và họ phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật. Như vậy, mới đảm bảo quy định này mang tính thực tế đối với trường hợp họ cố tình vắng mặt. Nếu chỉ quy định nghĩa vụ mà không quy định chế tài xử lý khi họ vi phạm thì nó khơng có ý nghĩa ràng buộc đối với những chủ thể có nghĩa vụ tham gia.
Về quy định giám sát việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh:
Để có thể bảo tồn được giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản trong suốt thời gian thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, từ đó góp phần bảo đảm quyền thu hồi nợ của chủ nợ trong giai đoạn này, sau khi Tịa án cơng nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi thì Thẩm phán phụ trách vụ việc không nên giải thể Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Có thể giữ nguyên các thành phần trong Tổ hoặc chỉ giữ lại một đại diện của Tổ để họ thực hiện việc giám sát hoạt động cũng như quản lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Như vậy, nếu xảy ra trong trường hợp danh nghiệp, hợp tác xã thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và Tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản thì khơng phải mất thời gian thành lập lại Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
Và pháp luật phá sản cũng nên có quy định cụ thể về cách thức, thời gian thực hiện giám sát của chủ nợ, Tổ quản lý, thanh lý tài sản để tạo điều kiện cho họ thực hiện công việc giám sát một cách thống nhất, dễ dàng trong thực tế đồng thời đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã. Việc giám sát có thể thực hiện định kỳ hay đột xuất. Khi phát hiện có dấu hiệu giảm sút tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã một cách khơng minh bạch thì người giám sát có quyền báo với Thẩm phán phụ trách giải quyết thủ tục phá sản để Thẩm phán có biện pháp ngăn chặn kịp thời để bảo tồn giá trị tài sản. Về kinh phí hoạt động có thể do các chủ nợ cùng đóng góp. Tuy nhiên, nếu các chủ nợ thống nhất đồng ý thì có thể giải thể Tổ quản lý, thanh lý tài sản theo yêu cầu của họ. Như vậy, sẽ đảm bảo quyền lợi của các chủ nợ cũng như thể hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt, quyền tự thỏa thuận của họ.