Quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ sau khi có quyết định mở thủ tục phá

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ theo pháp luật phá sản (Trang 36 - 45)

2.1 Quy định về quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ trong giai đoạn nộp và thụ lý

2.1.4 Quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ sau khi có quyết định mở thủ tục phá

có bảo đảm thì tất nhiên sẽ khơng có quyền này. Bởi họ khơng có quyền nộp đơn u cầu mở thủ tục phá sản.

Có một câu hỏi đặt ra là trong trường hợp chủ nợ không là người nộp đơn (có thể là chủ nợ có bảo đảm) nhưng họ thấy quyết định không mở thủ tục phá sản ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, hoặc họ cho rằng doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ nhất định đã lâm vào tình trạng phá sản và họ muốn khiếu nại quyết định này thì liệu có được khơng?

Điều này khơng được luật phá sản và các văn bản pháp luật có liên quan đề cập. Nhưng nếu xét theo nghĩa câu chữ tại Điều 32 thì chỉ có chủ nợ là người nộp đơn mới có quyền khiếu nại quyết định này. Tuy nhiên, thiết nghĩ không nên chỉ giới hạn quyền khiếu nại của người nộp đơn mà nên thừa nhận quyền khiếu nại của chu nợ trong trường hợp họ không phải là người nộp đơn. Việc mở rộng quyền của các chủ nợ sẽ có tác dụng đảm bảo mục đích bảo vệ ngày càng tốt hơn chủ nợ cũng như góp phần hồn thiện từng bước pháp luật phá sản.

2.1.4 Quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản tục phá sản

Quyền được thông báo quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã:

Đây là quy định thể hiện quyền được cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác của các chủ nợ về tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã là con nợ trong suốt quá trình giải quyết vụ việc phá sản. Trong trường hợp chủ nợ không phải là người nộp đơn thì việc thơng báo cho các chủ nợ về việc mở thủ tục phá sản là điều cần thiết. Đây là cơ sở đầu tiên để các chủ nợ thực hiện các quyền về sau như quyền gửi giấy đòi nợ đến Tòa án, quyền khiếu nại danh sách chủ nợ…

Luật phá sản cũng quy định về trường hợp bất khả kháng mà chủ nợ không biết hoặc khơng thể gửi giấy địi nợ hay khiếu nại danh sách chủ nợ thì thời hạn bất khả kháng khơng tính vào thời hạn luật định. Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ trong trường hợp vì lí do chính đáng mà họ khơng thực hiện được quyền của mình như các chủ nợ khác. Thiết nghĩ, quy định về quyền được thông báo quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã của các chủ nợ có ý nghĩa rất lớn. Muốn thực hiện tốt những quyền về sau nhằm bảo vệ quyền lợi của mình thì trước tiên phải đảm bảo quyền được thông tin về việc giải quyết phá sản con nợ.

 Các quy định liên quan đến việc quản lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã Quyết định mở thủ tục phá sản là một sự kiện pháp lý quan trọng trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản. Đây là bước đầu tiên xác định doanh nghiệp, hợp tác xã đang lâm vào tình trạng phá sản, là cơ sở để Tòa án ra các quyết định sau này như quyết định phục hồi, quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản hay quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã…

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, những hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn được tiến hành nhưng phải chịu sự giám sát, kiểm tra của Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Nếu xét thấy cần thiết thì theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ, thẩm phán có thể ra quyết định cử người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thay thế cho người quản lý và điều hành hiện tại. Việc thi hành án dân sự hay việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là một bên đương sự trong vụ án đó phải bị đình chỉ… Đây là một số hệ quả pháp lý kể từ khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

Bên cạnh một số hậu quả pháp lý như đã nêu ở trên thì luật cũng quy định cụ thể về các chế định bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản sau khi Tòa ra quyết định mở thủ tục phá sản. Các chế định này nhằm mục đích giữ gìn tối đa giá trị của tài sản, tránh trường hợp tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó bị cất giấu, tẩu tán… làm thất thốt, giảm sút giá trị tài sản. Thơng qua các chế định về bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản pháp luật phá sản gián tiếp bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ, đặc biệt là chủ nợ khơng có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần.

 Xác định tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản:

Việc xác định tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các chủ nợ. Tổng giá trị còn lại của con nợ cịn lại là bao nhiêu, có bao nhiêu chủ nợ…luôn là những vấn đề được các chủ nợ quan tâm hàng đầu. Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định bao gồm những tài sản sau:

Thứ nhất là tài sản và quyền về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã có tại thời

điểm Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Thứ hai là các khoản lợi nhuận, các tài sản và các quyền về tài sản mà doanh

nghiệp, hợp tác xã sẽ có do việc thực hiện những giao dịch được xác lập trước khi Tòa thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

hoặc giá trị còn lại của tài sản sau khi thực hiện thanh toán vật bảo đảm cho các chủ nợ có bảo đảm.

Thứ tư đó là giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đối với trường hợp là công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân, ngoài các tài sản trên thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã còn bao gồm tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh. Điều này xuất phát từ chế độ trách nhiệm vô hạn của các chủ thể trên. Họ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Nên khi công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân bị phá sản thì việc xác định tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền lợi của các chủ nợ và các đối tượng liên quan.

Tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh đưa vào kinh doanh bao gồm: tài sản hiện còn, tài sản đầu tư ở các doanh nghiệp, tổ chức khác và tài sản không đưa vào kinh doanh… Tài sản không đưa vào kinh doanh bao gồm tài sản đứng tên chủ sở hữu, tài sản được thừa kế, tặng cho riêng, phần tài sản nằm trong khối tài sản chung của vợ chồng hoặc với người khác v.v.

Trên thực tế, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có thể tự đưa tài sản thuộc sở hữu của mình vào hoạt động thương mại hoặc ngược lại. Việc xác định đâu là tài sản riêng của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh và đâu là tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản chung với người khác là không đơn giản. Điều 37 Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Trong trường hợp khơng có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung. Nếu doanh nghiệp bị phá sản, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh vì muốn trốn tránh việc trả nợ nên đã khơng đưa ra chứng cứ để chứng minh đó là tài sản riêng (mặc dù có thể có chứng cứ như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, giấy tờ về thừa kế, tặng cho riêng) thì tài sản riêng của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh vẫn được coi là tài sản chung của vợ chồng. Hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh cố tình che giấu tài sản mình có trong khối tài sản chung với người khác. Trong luật phá sản hiện nay khơng có quy định nào cho phép các chủ nợ và những người liên quan khác có quyền yêu cầu phân chia khối tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh trong khối tài sản chung và cũng khơng có quy định nào về thủ tục kê biên, định giá, phân chia tài sản chung đó để xác định tổng giá trị tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, góp phần bảo đảm cho việc thanh toán các nghĩa vụ về tài sản. Cịn theo luật hơn nhân và gia đình lại quy định vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung của họ khi có lý do chính đáng, ví dụ để thực hiện nghĩa

vụ tài sản riêng của một bên, nếu khơng thỏa thuận được thì có quyền u cầu Tồ án giải quyết (Điều 29). Như vậy, ngoài một trong hai bên là vợ chồng thì pháp luật không quy định quyền yêu cầu này cho các chủ thể khác. Vậy trong trường hợp doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh bị phá sản và tài sản của doanh nghiệp khơng đủ để thanh tốn các khoản nợ, nhưng vợ chồng chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh cố ý không chia tài sản chung nhằm trốn tránh trách nhiệm của mình thì Tồ án khơng có căn cứ pháp lý để phân chia tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thnàh viên hợp danh trong khối tài sản chung. Bởi vậy, để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ nợ và những người liên quan, pháp luật cần sửa đổi theo hướng quy định bổ sung các chủ thể có quyền yêu cầu phân chia tài sản chung của vợ chồng khi có lý do chính đáng.

Ngồi ra, trong Luật phá sản năm 2004 cũng không quy định cụ thể là những tài sản khơng sử dụng vào mục đích kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh bao gồm tất cả các tài sản hay được loại trừ những tài sản phục vụ những nhu cầu thiết yếu của họ. Đây là điểm chưa được quy định rõ ràng của Luật phá sản. Ở một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Nga chẳng hạn thì Luật phá sản của họ cũng có quy định về trách nhiệm vô hạn về tài sản của một số loại hình kinh doanh, nhưng họ cũng có những quy định về giới hạn tài sản khơng sử dụng vào mục đích kinh doanh, trong đó loại trừ những tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Thiết nghĩ, quy định như vậy là hết sức hợp lý, có lý có tình. Pháp luật phá sản Việt Nam cũng nên học hỏi quy định này.

Thực hiện việc kiểm kê, quản lý tài sản:

Sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có trách nhiệm tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản theo bảng kê chi tiết đã nộp cho Tòa án và xác định giá trị tài sản đó. Luật cũng quy định là trong trường hợp xét thấy việc kiểm kê, xác định giá trị tài sản của danh nghiệp, hợp tác xã là khơng chính xác thì Tổ quản lý, thanh lý tài sản tổ chức kiểm tra lại, xác định lại giá trị một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Đây là quy định nhằm tránh trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện hành vi gian dối trong kiểm kê, xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

Việc thực hiện kiểm kê tài sản là một công việc quan trọng nhằm xác định doanh nghiệp, hợp tác xã còn những tài sản gì, tổng giá trị của các giá trị đó là bao nhiêu, từ đó giúp Tổ quản lý, thanh lý kiểm tra, giám sát tài sản được thuận lợi, tránh gây thất thoát tài sản doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Và cũng dựa trên tổng giá trị tài sản cũng như tổng số nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã đó mà Thẩm phán xem xét khả năng doanh nghiệp này có thể phục hồi sản xuất, kinh doanh

này được nữa hay không. Nếu qua cân đối tổng số nợ và giá trị tài sản còn lại mà xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán q lớn, khơng cịn khả năng phục hồi hoạt động kinh doanh thì việc Thẩm phán ra quyết định thanh lý tài sản và tuyên bố phá sản là điều cần thiết. Vấn đề đặt ra là trong trường hợp tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản có ở nhiều nơi khác nhau, hoặc ở nước ngồi thì việc kiểm kê tài sản, xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó rất khó có thể thực hiện theo đúng thời gian là 30 ngày như luật định. Luật phá sản năm 2004 đã dự liệu được điều này và đã có quy định về việc gia hạn thời hạn kiểm kê, xác định giá trị của tài sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Tuy nhiên, việc gia hạn chỉ được thực hiện tối đa là hai lần và mỗi lần không quá 30 ngày.

Trong các loại tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã có loại tài sản có thể chưa được hình thành tính đến thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện việc kiểm kê và xác định giá trị tài sản. Đó là các khoản lợi nhuận, các tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước khi Tòa thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Ví dụ như những khoản lợi nhuận thu được từ những hợp đồng mua bán với phía đối tác, từ việc cho thuê máy móc thiết bị…Hoặc cũng có thể tài sản là vật bảo đảm mà nó thuộc loại tài sản hình thành trong tương lai. Chẳng hạn như trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ đã dùng tài sản là khu căn hộ thuộc sở hữu của họ đang trong quá trình xây dựng để làm tài sản thế chấp cho khoản vay tại một ngân hàng nào đó. Vậy tại thời điểm kiểm kê tài sản thì phải xác định giá trị của các loại tài sản này như thế nào khi những tài sản vẫn chưa hình thành. Điều này sẽ gây khó khăn cho cả chủ nợ, con nợ và cả Tổ quản lý, thanh lý tài sản, bởi họ khó có thể xác định được một cách chính xác, cụ thể những khoản lợi nhuận hay giá trị tài sản, quyền tài sản sẽ hình thành là bao nhiêu…

Luật phá sản khơng có quy định căn cứ để xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản trong trường hợp này cũng như các loại tài sản thông thường khác. Giá trị tài sản sẽ được xác định theo giá thị trường hay được xác định theo phương pháp khấu hao, khung giá mà Nhà nước quy định. Thực tế, giá trị tài sản khi được xác định theo giá thị trường thường cao hơn giá trị tài sản được xác định theo khung giá của Nhà nước, bởi khung giá này thường chậm thay đổi, khơng sát với tình hình thị trường. Một số quan điểm cho rằng việc xác định giá trị tài sản theo phương pháp khấu hao, khung giá do Nhà nước quy định là không phù hợp và gây ảnh hưởng đến quyền lợi của cả chủ nợ lẫn con nợ. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng việc xác định giá trị tài sản theo giá thị trường sẽ gây khó khăn rất lớn cho các chủ thể, đặc biệt là Thẩm phán phụ trách giải quyết và Tổ quản lý, thanh lý tài sản

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ theo pháp luật phá sản (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)