Định hướng hoàn thiện pháp luật phá sản

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ theo pháp luật phá sản (Trang 64 - 66)

Trong bất kỳ lĩnh vực nào nếu muốn xây dựng một đề án, một chương trình trên phạm vi rộng hay một giải pháp, kiến nghị cụ thể đi đúng hướng, đạt được mục đích đã đề ra thì cần phải có sự định hướng một cách đúng đắn ngay từ đầu. Ví dụ

20

như trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường để tránh đi theo con đường của Tư bản chủ nghĩa thì Đảng và Nhà nước ta đã đề ra hướng đi cho sự phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam, đó là xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể, trong q trình xây dựng hay hồn thiện pháp luật phá sản cũng địi hỏi cần phải có một định hướng đúng đắn, phù hợp. Có như vậy mới đạt được mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của pháp luật phá sản, đó là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, người lao động bảo đảm trật tự, kỷ cương xã hội…

Pháp luật phá sản lấy mục tiêu quan trọng nhất là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ làm trung tâm. Bên cạnh đó, là mục đích rộng hơn đó là lành mạnh hóa mơi trường kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách hết sức bình thường như những thuộc tính, bản chất vốn có của nền kinh tế thị trường và đồng thời là sự ổn định trật tự, kỉ cương xã hội. Từ mục tiêu đó để đề ra định hướng sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật phá sản Việt Nam, góp phần làm cho pháp luật phá sản ngày càng bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các chủ nơ. Thiết nghĩ, trong quá trình hồn thiện pháp luật phá sản phải đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi sau:

Thứ nhất, đối với các nội dung của pháp luật phá sản thì cần phải bổ sung, sửa

đổi các quy định của pháp luật phá sản chưa phù hợp, đặc biệt là những quy định liên quan đến quyền lợi của các chủ nợ nhằm khắc phục những vướng mắc đã hoặc sẽ xảy ra trong thực tế liên quan đến những quy định đó.

Theo xu hướng chung của các nước trên thế giới, hiện tượng phá sản càng ngày càng trở lên bình thường trong nền kinh tế hiện đại. Mỗi năm ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển có hàng ngàn doanh nghiệp phá sản. Cùng với sự thay đổi về quan niệm về hiện tượng phá sản thì thái độ, cách đối xử dành cho con nợ bị phá sản cũng thay đổi theo. Từ đó, con nợ bị phá sản đã được đối xử một cách công bằng hơn. Quyền lợi của họ ngày càng được bảo vệ tốt hơn. Quan niệm “cứu người lợi mình” đã được các nước áp dụng để ban hành những quy định của pháp luật, theo đó mục tiêu bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ được thực hiện thông qua những biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của các con nợ. Và trong tương lai, pháp luật phá sản Việt Nam cần phải duy trì và phát huy hiệu quả ngày càng cao của các quy định bảo vệ con nợ. Chẳng hạn như phải làm sao cho việc áp dụng quy định về thủ tục phục hồi ngày càng trở nên có ý nghĩa, có hiệu quả thực sự cho cả phía con nợ lẫn chủ nợ chứ không phải mang tính hình thức như một thủ tục bắt buộc phải tiến hành. Yêu cầu đặt ra là phải làm sao nâng cao hiệu quả của pháp luật phá sản để cả chủ nợ và con nợ đều tìm thấy con đường, lối thốt khỏi tình trạng phá sản.

Một u cầu quan trọng trong q trình hồn thiện các quy định của pháp luật phá sản là phải căn cứ tình hình kinh tế cụ thể của Việt Nam, phải lường trước những thay đổi, khó khăn, thử thách có thể sẽ xảy ra trong tương lai để ban hành những quy định phù hợp với tình hình thực tế, có như vậy thì pháp luật phá sản mới có tính khả thi cao. Đây là u cầu chung cho q trình hồn thiện của tất cả các lĩnh vực pháp luật nói chung cũng như pháp luật phá sản nói riêng. Thiết nghĩ, yêu cầu này thực sự rất cần thiết, đặc biệt trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay đang có nhiều thay đổi theo những chiều hướng khác nhau.

Thứ hai, trong quá trình thực thi pháp luật phá sản địi hỏi phải có những quy

định cụ thể, rõ ràng về cách thức, trình tự cũng như biện pháp xử lý đối với các chủ thể có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã để đạt được yêu cầu sau:

- Về mặt thời gian: Phải làm sao rút ngắn được thời gian giải quyết vụ việc, tránh việc các chủ thể, trong đó có các chủ nợ tốn thời gian, cơng sức, tiền bạc trong q trình tham gia thủ tục phá sản.

- Về mặt thủ tục, trình tự tiến hành: Thủ tục phá sản phải đơn giản, dễ dàng thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

- Về nhiệm vụ của các chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc phá sản: Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề này là các chủ thể liên quan cần phải có trách nhiệm thực hiện một cách nghiêm túc các quy định của pháp luật phá sản. Các chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ việc phá sản cũng như các chủ thể khác (như chủ sở hữu công ty nhà nước) cần có thái độ kiên quyết, dứt khoát cho phá sản những doanh nghiệp, hợp tác xã thực sự khơng cịn có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đó cũng là một biện pháp tạo điều kiện để bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ.

Trên đây là một số định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật phá sản góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ ngày càng tốt hơn. Dựa trên những định hướng này cũng như những bất cập còn tồn tại trong những quy định của pháp luật phá sản, tác giả sẽ đưa ra những giải pháp, kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật phá sản trong thời gian tới, nhằm bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ theo pháp luật phá sản (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)