2.1 Quy định về quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ trong giai đoạn nộp và thụ lý
2.1.1 Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Theo quy định của Luật phá sản năm 2004 thì những đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã bao gồm: chủ nợ (khơng có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần), người lao động, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, các cổ đông của công ty cổ phần và các thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Như vậy, theo luật phá sản thì có sáu đối tượng được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trong đó, chủ nợ ln là chủ thể đầu tiên có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Bởi vì, họ chính là chủ thể mà quyền lợi có thể bị đe dọa xâm hại đầu tiên. Quy định về quyền nộp đơn của chủ nợ là một quy định phổ biến, hầu hết pháp luật phá sản của các quốc gia trên thế giới đều quy định quyền này của chủ nợ. Tuy nhiên, căn cứ để nộp đơn yêu cầu phá sản ở mỗi nước thì khơng giống nhau. Theo pháp luật của Pháp, chủ nợ khơng phân biệt có bảo đảm hay khơng có bảo đảm đều có quyền nộp đơn xin mở thủ tục phá sản và việc nộp đơn này của chủ nợ dựa trên căn cứ là tình trạng mất khả năng thanh tốn của con nợ.8 Cịn Luật phá sản Anh lại quy định về căn cứ nộp đơn của chủ nợ như sau: Nếu sau một thời gian nhất định, kể từ ngày gửi giấy đòi nợ đến hạn mà không được doanh nghiệp thanh tốn nợ thì các chủ nợ có quyền nộp đơn mở thủ tục phá sản.
8
Pháp luật phá sản của Trung Quốc cũng có quy định là khi xí nghiệp khơng thể thanh tốn được các món nợ đến hạn thì chủ nợ có quyền nộp đơn u cầu mở thủ tục tuyên bố phá sản xí nghiệp mắc nợ.
Như vậy, mặc dù căn cứ để nộp đơn khác nhau nhưng hầu hết các nước đều quy định quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ. Xét về căn cứ nộp đơn của chủ nợ thì pháp luật phá sản Việt Nam, Pháp và Trung Quốc là tương đối giống nhau.
Khoản 1 Điều 13 Luật phá sản năm 2004 quy định khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ nợ khơng có bảo đảm hoặc chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Dấu hiệu để xác định doanh nghiệp, hợp tác xã đó lâm vào tình trạng phá sản được xác định rất cụ thể và đơn giản đó là khi doanh nghiệp, hợp tác xã đó khơng có khả năng thanh tốn được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có u cầu thì coi như lâm vào tình trạng phá sản. Các khoản nợ đến hạn phải là những khoản nợ khơng có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (chỉ tính phần khơng có bảo đảm) đã được các bên xác nhận có đầy đủ giấy tờ, tài liệu để chứng minh và khơng có tranh chấp. Ngồi ra, cần phải có căn cứ chứng minh là chủ nợ đã có yêu cầu được thanh tốn các khoản nợ đến hạn nhưng khơng được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh tốn (ví dụ như văn bản địi nợ của chủ nợ, văn bản khất nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã…).
Một điểm tiến bộ của Luật phá sản năm 2004 so với Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 đó là khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì chủ nợ khơng bắt buộc phải cung cấp cho Tịa án các giấy tờ, tài liệu để chứng minh rằng doanh nghiệp đó đã mất khả năng thanh tốn nợ đến hạn. Quy định này là một quy định phù hợp, bởi lẽ rất khó để chủ nợ có thể chứng minh được tình hình tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
Như vậy, Luật phá sản 2004 đã có những thay đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp các chủ nợ thực hiện quyền đầu tiên của mình trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc thực hiện quyền này của các chủ nợ vẫn còn rất hạn chế. Theo thống kê của Tòa kinh tế TAND TP.HCM, trong tổng số đơn yêu cầu thì phần lớn là doanh nghiệp bị phá sản nộp đơn, còn con số chủ nợ nộp đơn chỉ đếm trên đầu ngón tay, đại diện tập thể người lao động nộp đơn lại càng khơng.
Có thể kể ra đây một số trường hợp chủ nợ là người nộp đơn. Trường hợp thứ nhất là trường hợp Cơng ty TNHH cơ khí thương mại Đại Dũng nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH Sang Vina. Công ty TNHH Sang Vina bị
Công ty Đại Dũng nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ngày 13/12/2004 vì lí do cơng ty này khơng thanh toán khoản nợ 1.208.000.000 đồng (tính đến ngày 23/07/2004), mặc dù đã được Cơng ty Đại Dũng u cầu thanh tốn. Trường hợp chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thứ hai đó là trường hợp Cơng ty TNHH cơ khí An Sơn bị Cơng ty TNHH Thiên Việt kỹ thuật nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ngày 22/02/2005 vì lí do cơng ty này cho rằng công ty An Sơn còn nợ tiền hàng nhưng khơng thanh tốn. Tịa đã thụ lý đơn số 65/KTST ngày 24/3/2005. Trường hợp nộp đơn thứ ba là trường hợp Công ty Meong Auto nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH vận tải thương mại Bửu Minh (ngày 15/10/2004).9 Trường hợp thứ tư đó là trường hợp của Công ty xây lắp công nghiệp và Công ty Asian Developments Ltd nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Công ty xây dựng TNHH Vinaco ngày 06/09/2007. Tòa án đã thụ lý số 691/KTST ngày 16/11/2007 và đã ra quyết định mở thủ tục phá sản ngày 14/01/2008.
Như vậy, mặc dù Luật phá sản 2004 ra đời với nhiều thay đổi, bổ sung so với
Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 và đã được giới doanh nhân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như các cơ quan có thẩm quyền như Tòa án kỳ vọng rất nhiều nhưng dường như tình hình cũng khơng được cải thiện bao nhiêu so với luật cũ. Trên thực tế số lượng đơn yêu cầu ít mà chủ yếu là do chính doanh nghiệp, hợp tác xã đó nộp đơn. Cịn chủ nợ lại khơng cảm thấy mặn mà đối với việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Theo tâm lý chung của các chủ nợ khi lựa chọn biện pháp đòi nợ (ngay cả trong trường hợp biết doanh nghiệp, hợp tác xã đó lâm vào tình trạng phá sản) thì thủ tục phá sản ít khi là sự lựa chọn đầu tiên mà thay vào đó họ sẽ lựa chọn biện pháp địi nợ khác (ví dụ như khởi kiện vụ án dân sự). Bởi các chủ nợ thường cho rằng khi các doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì thơng thường số nợ sẽ lớn hơn số tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Nếu họ nộp đơn mở thủ tục phá sản thì rất có thể quyền lợi của họ sẽ bị san sẽ cho các chủ nợ khác, họ có thể chỉ được thanh toán một khoản tiền hoặc tài sản nhỏ hơn số nợ phải thanh toán. Hơn nữa, họ phải mất thời gian, cơng sức trong q trình giải quyết vụ việc. Thế là thay vì nộp đơn để địi nợ tập thể họ thường lựa chọn con đường đòi nợ riêng lẽ. Tuy nhiên, việc đòi nợ riêng lẽ của chủ nợ này lại không đảm bảo quyền lợi, công bằng cho chủ nợ khác (trong trường hợp họ đòi nợ muộn hơn những chủ nợ trước). Doanh nghiệp, hợp tác xã thậm chí sẽ chẳng cịn tài sản gì có giá trị để thanh tốn nợ cho những chủ nợ “đến sau”. Bởi vì, những chủ nợ nhanh chân trước họ đã lấy hết tài sản
9
Đinh Ngọc Thu Hương, Đinh Ngọc Thu Hương (2006), “Địa vị của Tòa án trong thủ tục phá sản theo Luật phá sản năm 2004, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học luật TP.HCM, Tr. 55- 59.
của doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Như vậy, chính tâm lý mong muốn thu hồi nợ nhanh chóng và tối đa các khoản nợ nên các chủ nợ thường hạn chế sử dụng quyền nộp đơn của mình theo quy định của pháp luật phá sản. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì nội dung quy định về quyền nộp đơn của chủ nợ theo Luật phá sản năm 2004 cũng hạn chế một phần việc thực hiện quyền này của các chủ nợ trên thực tế.
Theo quy định của luật phá sản thì chỉ có chủ nợ khơng có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần, đại diện người lao động mới được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Cịn chủ nợ có bảo đảm thì khơng được thừa nhận quyền này. Sở dĩ các nhà làm luật không quy định quyền nộp đơn của chủ nợ có bảo đảm bởi họ cho rằng quyền lợi của các chủ nợ có bảo đảm ít có nguy cơ bị đe dọa như hai loại chủ nợ kia. Bởi vì, họ đã được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản hoặc bằng tài sản của người thứ ba nên việc quy định quyền nộp đơn của họ là khơng cần thiết. Giải thích này cũng rất hợp lý.
Tuy nhiên, xét ở khía cạnh khác thì sẽ thấy việc quy định quyền này cho cả chủ nợ có bảo đảm lại rất cần thiết. Thứ nhất, việc phân biệt chủ nợ có bảo đảm hay khơng có bảo đảm trong giai đoạn đầu là chưa thực sự cần thiết, vì thực chất nó chỉ có ý nghĩa khi thanh toán nợ cho các chủ nợ trong giai đoạn phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tiến hành thủ tục thanh lý tài sản. Lý do thứ hai đó là nếu như cho rằng quyền lợi của chủ nợ có bảo đảm sẽ được đảm bảo bằng giá trị tài sản đảm bảo. Bởi vì, giá trị tài sản bảo đảm có thể thay đổi theo biến động của thị trường. Giá trị đó có thể tăng lên nhưng nó cũng có thể giảm xuống và có thể tới thời điểm thanh lý tài sản thì giá trị tài sản đó khơng cịn đủ thanh tốn các khoản nợ. Điều này cho thấy sự không hợp lý khi khơng quy định chủ nợ có bảo đảm có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trong trường hợp này, mặc dù họ biết rằng doanh nghiệp, hợp tác xã đó đang lâm vào tình trạng phá sản, thị trường lại biến động theo chiều hướng xấu cho họ, nguy cơ bị thiệt hại là hoàn toàn có thể xảy ra nhưng họ khơng thể tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà họ chỉ có thể sử dụng biện pháp khởi kiện vụ án dân sự. Thứ ba, việc khơng cho phép chủ nợ có bảo đảm được phép nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản lại có một hạn chế nữa là có thể dẫn đến tình trạng các chủ nợ có bảo đảm khơng quan tâm đến số phận của doanh nghiệp, hợp tác xã, cũng như quyền lợi của các chủ nợ khơng có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần khác. Mặc dù họ có thể biết tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã đó đang có vấn đề, đang lâm vào tình trạng phá sản, nhưng vì luật khơng quy định quyền nộp đơn nên chủ nợ có bảo đảm cũng mặc kệ không quan tâm đến số phận của doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Trong khi đó, các chủ nợ khơng bảo đảm, có bảo đảm một phần…lại khơng hay biết tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Và để đến khi
nào mà tình trạng doanh nghiệp, hợp tác xã đã mất khả năng thanh toán nợ một cách trầm trọng, khơng có cách gì cứu vãn được nữa, tài sản của doanh nghịêp, hợp tác xã chẳng cịn là bao nhiêu thì việc nộp đơn cũng khơng cịn ý nghĩa gì ngồi việc phân chia những tài sản ít ỏi cịn lại.
2.1.2 Quy định về nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
Quy định này của luật phá sản có liên quan mật thiết đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ. Mục đích của quy định này là không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có cơ hội phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, thốt khỏi tình trạng địi nợ riêng lẽ (thậm chí là hành vi vi phạm pháp luật) của các chủ nợ mà còn nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ, góp phần nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, đặc biệt là chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã đó trong việc điều hành hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã cũng như đối với quyền lợi của các chủ nợ.
Theo quy định tại Điều 15 Luật phá sản năm 2004 thì khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Bởi lẽ, chủ doanh nghiệp chính là người hiểu rõ hơn ai hết tình hình tài chính, cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp đó. Hoặc họ cũng có thể là người đại diện ý chí cho toàn doanh nghiệp, hợp tác xã.
Việc quy định về nghĩa vụ nộp đơn của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là quy định phù hợp và hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế thì mặc dù trong số các đơn yêu cầu được nộp chủ yếu là của các doanh nghiệp, hợp tác xã nhưng thường được nộp khi mà doanh nghiệp, hợp tác xã đó đã lâm vào tình trạng hết sức trầm trọng, không thể cứu vãn nữa. Hầu hết, các chủ doanh nghiệp hay người đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chỉ nhằm mục đích chấm dứt việc địi nợ kéo dài của các chủ nợ, nói cách khác đây là cách rũ bỏ trách nhiệm, nghĩa vụ thanh toán nợ cho các chủ nợ một cách hợp pháp. Ví dụ như trường hợp của cơng ty cơ khí Sài Gịn (là cơng ty thuộc UBND Quận 5, TP. HCM) nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vào ngày 20/03/2006. Cơng ty gặp khó khăn và thua lỗ triền miên từ năm 1997 đến nay. Cân đối tài chính đến ngày 30/06/2008 cho thấy cơng ty chỉ cịn số vốn trên 30,4 tỷ đồng nhưng nợ phải trả lên tới hơn 55,5 tỷ đồng, mất cân đối hơn 25 tỷ đồng.10 Như vậy, công ty này để đến khi mất cân đối hơn 25 tỷ đồng mới nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Hay như trường hợp Công ty khai thác dịch vụ Thắng Lợi. Đây là doanh
10
nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty hải sản Biển Đông (thuộc Bộ thủy sản). Ngày 1/12/2004, cơng ty này có đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản vì mất khả năng đến 20.818.234.681 đồng, trong khi tổng tài sản, giá trị tiền mặt và các giấy tờ có giá của cơng ty này gần như bằng khơng. Thậm chí cịn khơng tài sản gì có giá trị để thanh tốn và chi phí cho việc giải quyết phá sản nên sau khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ngày 11/1/2005 thì tịa đã ra quyết định tuyên bố phá sản ngay ngày 31/1/2005 theo quy định tại Khoản 2 Điều 87 Luật phá sản năm 2004.11
Như vậy, mục đích của quy định về nghĩa vụ nộp đơn nhằm phát hiện sớm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản để bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ trong các trường hợp này đã không đạt được. Cả hai trường hợp đều để đến khi con số mất khả