Căn cứ để Tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ theo pháp luật phá sản (Trang 52 - 54)

2.3 Quy định về quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ trong giai đoạn thanh lý doanh

2.3.1 Căn cứ để Tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản

Theo quy định của pháp luật phá sản thì Thẩm phán phụ trách giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ ra quyết định mở thủ tục phá sản trong ba trường hợp chính:

+ Trường hợp thứ nhất là khi Hội nghị chủ nợ khơng thành. Theo đó, khi chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã khơng tham gia Hội nghị chủ nợ mà khơng có lý do chính đáng hoặc sau khi Hội nghị chủ nợ đã hoãn một lần (đối với trường hợp mà người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ khơng có bảo đảm, có bảo đảm một phần hoặc đại diện người lao động). Hoặc là khi khơng có q nửa số chủ nợ khơng có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ khơng có bảo đảm trở lên tham gia Hội nghị chủ nợ sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần (đối với trường hợp người nộp đơn là chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, cổ đông của công ty cổ phần, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước).

Việc chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không tham gia Hội nghị chủ nợ mà khơng có lý do chính đáng coi như doanh nghiệp, hợp tác xã đó từ bỏ cơ hội phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh mà các chủ nợ đã dành cho họ và khơng cịn cách nào khác là phải mở thủ tục thanh lý tài sản để thanh toán cho các chủ nợ. Việc kéo dài thêm thời gian giải quyết khi mà doanh nghiệp, hợp tác xã khơng cịn mong muốn vực dậy hoạt động kinh doanh nữa có thể làm cho tình hình càng trầm trọng hơn nữa, quyền lợi của các chủ nợ có thể bị đe dọa xâm phạm nhiều hơn. Vì vậy, việc ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ trong trường hợp này là cần thiết.

Còn trường hợp sau khi Hội nghị chủ nợ đã hoãn một lần mà chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn khơng tham gia thì Thẩm phán cũng ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Trong trường hợp này không cần xét sự vắng mặt của chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã là lí do chính đáng hay khơng.

Đối với trường hợp mở thủ tục thanh lý tài sản khi không đủ số chủ nợ theo luật định tham gia Hội nghị chủ nợ sau khi Hội nghị chủ nợ đã hoãn một lần được coi như việc tổ chức Hội nghị chủ nợ không thành.

+ Trường hợp thứ hai mở thủ tục thanh lý là sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất. Sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với dự kiến về các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ…thì yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi theo thời hạn luật định hoặc Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện không

đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi (nếu các bên khơng có thỏa thuận khác).

Trường hợp mở thủ tục thanh lý tài sản này được hiểu là mục đích thực hiện phương án phục hồi không đạt được. Luật phá sản năm 2004 với tinh thần của pháp luật phá sản hiện đại đã có những quy định tạo cơ hội giúp cho doanh nghiệp, hợp tác xã gặp khó khăn có thể thốt khỏi kết cục khơng mong muốn là bị tun bố phá sản. Nhưng khi doanh nghiệp, hợp tác xã không quan tâm đến việc xây dựng phương án phục hồi thì việc phá sản là hậu quả tất yếu khơng thể tránh khỏi. Tịa kinh tế Tịa án nhân dân TP. HCM đã căn cứ vào quy định này để ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản đối với Công ty TNHH sản xuất thương mại Song Tiến (TP. HCM) ngày 31/8/2007. Tại Hội nghị chủ nợ được triệu tập cùng ngày, công ty Song Tiến không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và cũng đã có chủ trương chấm dứt hoạt động nên Hội nghị đã thống nhất mở thủ tục thanh lý tài sản.16

Trường hợp cuối cùng là khi doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh thua lỗ đã được Nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn khơng phục hồi được và khơng thanh tốn được khoản nợ đến hạn khi có u cầu của chủ nợ thì Tịa án sẽ ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản ngay mà không cần phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét việc áp dụng thủ tục phục hồi. Trước khi thực hiện việc phân chia tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã này phải hoàn trả lại giá trị tài sản được áp dụng biện pháp đặc biệt cho Nhà nước. Đây là quy định mới của Luật phá sản năm 2004 so với Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993.

Nhìn chung, các trường hợp trên đều là những trường hợp mà xét thấy về khả năng phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản khơng có khả quan. Việc tiến hành thủ tục thanh lý tài sản là cần thiết, đảm bảo khả năng thu hồi nợ được tối đa cho các chủ nợ. Bởi vì, mục tiêu cuối cùng của thủ tục thanh lý tài sản là nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ theo pháp luật phá sản (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)