Giai đoạn thanh lý tài sản

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ theo pháp luật phá sản (Trang 75 - 77)

3.3 Một số giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợ

3.3.3 Giai đoạn thanh lý tài sản

Thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã là một bước quan trọng trong quá trình thu hồi nợ theo thủ tục phá sản. Đây là giai đoạn thể hiện rõ nhất mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. Trong quá trình thanh lý tài sản, một nguyên tắc thể hiện xun suốt đó là ngun tắc bình đẳng giữa các chủ nợ trong việc thanh toán nợ. Yêu cầu đặt ra là làm sao bảo đảm một cách công bằng quyền lợi của các chủ nợ đồng thời cũng vận dụng linh hoạt, phù hợp các quy định

của pháp luật phá sản đối với những chủ nợ có điều kiện hoàn cảnh đặc biệt như những người lao động.

Để yêu cầu này có thể đạt được thì địi hỏi quy định của pháp luật phải đầy đủ và phù hợp cũng như việc thực hiện nghiêm túc, thống nhất các quy định của pháp luật trong quá trình thực thi. Tuy nhiên, do thiếu sót trong quy định pháp luật phá sản về căn cứ xác định nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã (cụ thể là trong quá trình thanh lý tài sản) nên việc thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng giữa các chủ nợ sẽ gặp khó khăn khi thực hiện phương án phân chia tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong thực tế. Việc quy định nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản chỉ được xác định là các nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, mà bỏ qua các nghĩa vụ về tài sản được xác lập từ khi thụ lý đơn u cầu và cũng khơng hề có quy định khác liên quan đến vấn đề này nên vơ hình chung đã loại bỏ quyền được thanh tốn nợ của các chủ nợ mới hình thành từ khi Tịa thụ lý đơn. Thiếu sót này sẽ nguy cơ không đảm bảo được quyền được thanh toán nợ của các chủ nợ mới. Đặc biệt là chủ nợ đã cấp khoản tín dụng mới cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, nhằm tạo cho doanh nghiêp, hợp tác xã này một cơ hội vực dậy tình hình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, để bảo đảm tối đa quyền và lợi ích của các chủ nợ (trong đó có các chủ nợ mới hình thành sau khi Tịa án thụ lý đơn) thì địi hỏi cịn phải sửa đổi, bổ sung quy định về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo đó nghĩa vụ này nên được xác định bao gồm các yêu cầu đòi doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước hoặc sau khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mà nghĩa vụ đó khơng có đảm bảo hoặc có bảo đảm nhưng quyền ưu tiên thanh toán đã bị hủy bỏ.

Ngồi ra, để khắc phục thiếu sót của pháp luật phá sản liên quan đến quy định về xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản như đã phân tích trong mục 2.2.2 thì theo tác giả nên có quy định bổ sung về căn cứ xác định giá trị của tài sản, dựa trên căn cứ thị trường hay dựa trên khung giá mà Nhà nước ban hành. Đây là quy định cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn thanh lý tài sản. Việc xác định giá trị tài sản của doạnh nghiệp, hợp tác xã ảnh hưởng đến quyền lợi của tất cả các chủ nợ, con nợ…Vấn đề này là một vấn đề quan trọng và hết sức nhạy cảm, chính vì vậy việc bổ sung quy định cụ thể, rõ ràng về căn cứ xác định giá trị tài sản ngay trong Luật phá sản hoặc ở các văn bản khác sẽ góp phần tạo điều kiện cho Tòa án, Tổ quản lý, thanh lý tài sản…xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã một cách dễ dàng và thống nhất, đảm bảo quyền lợi, bình đẳng giữa các chủ nợ, con nợ…

Đối với trường hợp tại Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất mà doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản khơng đề xuất phương án, giải pháp tổ chức phục hồi hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ… để Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất xem xét thì theo tác giả nên bổ sung quy định cho phép thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản được quyền ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp này. Bởi lẽ, việc đề xuất phương án, giải pháp phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã cũng như kế hoạch trả nợ cho các chủ nợ là hoạt động bước đầu thể hiện sự quan tâm, mong muốn vực dậy hoạt động sản xuất, kinh doanh của con nợ lâm vào tình trạng phá sản. Khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất diễn ra mà doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản khơng trình bày kế hoạch, dự định phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình chứng tỏ con nợ khơng mong muốn cứu vãn tình hình. Trong trường hợp này thì việc ra quyết định mở thủ tục thanh lý là điều cần thiết khi ý chí của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản đã khơng muốn vực dậy doanh nghiệp, hợp tác xã. Trường hợp này cũng tương tự như trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ theo pháp luật phá sản (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)