Giai đoạn tuyên bố phá sản

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ theo pháp luật phá sản (Trang 77 - 86)

3.3 Một số giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợ

3.3.4 Giai đoạn tuyên bố phá sản

Đây là bước cuối cùng trước khi chấm dứt chính thức hoạt động kinh doanh, xóa sổ tên doanh nghiệp, hợp tác xã trong sổ đăng ký kinh doanh, kết thúc số phận của một chủ thể kinh doanh làm ăn thua lỗ, thất bại trên thương trường. Thực chất, giai đoạn chỉ là một thủ tục mang tính hình thức. Trong giai đoạn này thì quyền lợi của các chủ nợ cũng khơng thể hiện rõ nét như ở các giai đoạn trước.

Tuy nhiên, việc Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã cũng ảnh hưởng ít nhiều đến các chủ nợ, đặc biệt trong trường hợp chủ nợ chưa được thanh toán đầy đủ hoặc là chủ nợ mới được phát hiện. Quyền của các chủ nợ trong giai đoạn cuối cùng này cũng được thể hiện gián tiếp qua các quy định của luật phá sản như quyền khiếu nại đối với quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, quyền đối với nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản….

Trên thực tế, trong quá trình thực hiện pháp luật phá sản cũng còn tồn tại những bất cập liên quan đến mục tiêu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ như đã phân tích ở phần 2.4. Thiết nghĩ, nếu những bất cập đó cịn tồn tại thì chứng tỏ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ vẫn cịn chưa thực sự đảm bảo. Vì vậy, địi hỏi phải khắc phục nó vì mục tiêu bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích

của các chủ nợ cũng như các chủ thể khác. Để khắc phục một số vướng mắc trong giai đoạn này như đã trình bày tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

Đối với quyền của chủ nợ phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã:

Nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho các chủ thể có thẩm quyền trong q trình giải quyết vụ việc phá sản, cũng như có cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ trong giai đoạn tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì thiết nghĩ pháp luật phá sản cần làm rõ quy định nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quy định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.

Mặt khác, cũng cần phải bổ sung quy định về việc giải quyết quyền lợi của các chủ nợ vì lý do khách quan bất khả kháng mà khơng thể thực hiện quyền địi nợ của mình trong suốt quá trình thi hành thủ tục phá sản. Theo ý kiến của tác giả nếu vì lí do chính đáng mà chủ nợ khơng biết hoặc không thể biết được việc mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã mà đến khi doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ bị tuyên bố phá sản họ mới phát hiện ra, nếu sau khi thực hiện thủ tục thanh lý mà doanh nghiệp, hợp tác xã cịn tài sản cịn lại thì chủ nợ vẫn có quyền u cầu được thanh tốn nợ. Nếu đã phân chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các cổ đông, các thành viên của cơng ty thì chủ nợ có quyền địi nợ một trong số những người được phân chia và người đó có quyền yêu cầu những người cịn lại bồi hồn lại phần giá trị tài sản tương ứng của họ.

Việc bổ sung quy định đối với trường hợp chủ nợ của những nghĩa vụ phát sinh trước khi tuyên bố phá sản là điều cần thiết. Quy định này sẽ tạo điều kiện dễ dàng trong quá trình thi hành quyết định đồng thời bảo vệ được quyền lợi của các chủ nợ này.

Đối với trường hợp không thể tuyên bố phá sản vì doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn cịn tài sản hoặc quyền tài sản:

Để khắc phục vướng mắc liên quan đến vấn đề này, tác giả xin đưa ra một giải pháp đó là khơng quy định việc ra tuyên bố phá sản doanh nghiệp bị phá sản đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản. Việc ra hai quyết định này nên quy định độc lập với nhau.

Cụ thể sau khi có quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản thì Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải tiến hành thực hiện xử lý và phân chia tài sản cho các chủ nợ. Cho đến khi còn lại những tài sản mà Tổ quản lý, thanh lý tài sản xác định là những tài sản đó khơng có giá trị thương mại hoặc giá trị thương mại còn quá thấp, tài sản khơng thể hoặc khó bán hoặc những khoản nợ phải thu nhưng đó là nợ khó hoặc khơng khả năng

thu hồi thì Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản báo cáo Thẩm quán để ra quyết định tuyên bố phá sản (chấm dứt hoạt động doanh nghiệp, hợp tác xã, giải quyết các chế độ cuối cùng cho người lao động…), sau khi có quyết định tuyên bố phá sản nếu có nghĩa vụ về tài sản được phát sinh, tài sản được phát hiện, khoản nợ có thể thu hồi hoặc tài sản cịn lại trở nên có giá trị thương mại do thị trường thay đổi thì vẫn tiếp tục được giải quyết theo thủ quy định của pháp luật về thi hành án và các quy định của pháp luật có liên quan. Các tài sản nếu còn giá trị, các khoản nợ có thể thu hồi vẫn được tiến hành xử lý. Sau một khoảng thời gian cụ thể mà luật sẽ ấn định (kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản). Nếu Trưởng cơ quan thi hành án hoặc Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản có thơng báo cho biết việc thi hành quy định thanh lý tài sản khơng cịn khả năng tiếp tục được nữa, tài sản khơng cịn hoặc khơng có giá trị, nợ đã địi được… thì Thẩm phán ra quyết định chấm dứt thủ tục thanh lý tài sản, kết thúc thật sự quá trình giải quyết vụ việc phá sản. Như vậy, nếu giải quyết theo hướng này luật phá sản cần phải thay đổi quy định về ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản cùng với quyết định thủ tục thanh lý tài sản.

Đối với vấn đề tuyên bố phá sản trong trường hợp đặc biệt thì để khắc phục sự không rõ ràng theo như quy định hiện nay cần phải là sáng tỏ những quy định bằng cách nêu rõ: “Sau khi thực hiện thủ tục phân chia thanh tốn cho chủ nợ có bảo đảm (nếu có) mà doanh nghiệp, hợp tác xã khơng còn tiền hoặc tài sản khác hoặc còn tiền, tài sản khác nhưng không đủ để thanh tốn phí phá sản thì Tịa án sẽ ra quy định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã”.

Thiết nghĩ, quy định rõ ràng này sẽ khắc phục vướng mắc trong cách hiểu về nội dung này hiện nay đặc sự thống nhất trong quá trình giải quyết vụ việc.

Về quy định không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 90 Luật phá sản năm 2004 thì quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đối với chủ nợ chưa thanh toán nợ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định có quy định khác. Đây là một quy định thể hiện sự bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ một cách tối đa. Các chủ nơ, đặc biệt là chủ nợ khơng có bảo đảm sẽ cảm thấy n tâm về khoản nợ mà doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh chưa thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp này lâm vào tình trạng phá sản.

Tuy nhiên, quy định này tồn tại một số điểm chưa hợp lý. Bởi lẽ, các nhà làm luật đã tuyệt đối hóa quyền lợi của các chủ nợ mà đã khơng tính đến quyền lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, cụ thể ở đây là chủ doanh nghiệp tư nhân và

thành viên hợp danh. Trong pháp luật phá sản hiện đại, bên cạnh mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ thì địi hỏi phải kết hợp mục tiêu bảo vệ quyền lợi của con nợ lâm vào tình trạng phá sản. Để đạt được mục tiêu đưa pháp luật phá sản đi vào cuộc sống của các chủ thể kinh doanh, thiết nghĩ pháp luật phá sản cần phải dung hòa quyền lợi giữa các bên, đảm bảo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp theo mức độ có thể.

Quy định này vơ tình đã tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Khi doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh bị mở thủ tục phá sản thì chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đã phải chịu trách nhiệm vơ hạn bằng tài sản của mình. Đây là một sự đảm bảo chắc chắn quyền được thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ. Vì vậy, không nên quy định trách nhiệm vô hạn về mặt thời gian Chế độ trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của hai chủ thể này nên được quy định là vô hạn chỉ trong khoảng thời gian từ khi Tòa tuyên bố phá sản doanh nghiệp trở về trước. Việc quy định không miễn trừ trách nhiệm trả nợ theo quy định tại Luật phá sản năm 2004 là một biện pháp hết sức nặng nề đối với hai loại chủ thể này. Trong trường hợp họ đã dùng tồn bộ tài sản của mình để thanh tốn các khoản nợ cho các chủ nợ, nhưng vì tài sản cịn lại của họ khơng đủ thanh tốn hết các khoản nợ nên theo quy định của Luật thì sau khi Tịa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh tiếp tục dùng tài sản của mình để thanh tốn các khoản nợ chưa thanh tốn. Nếu họ có tiếp tục kinh doanh thì khoản lợi nhuận phát sinh sẽ dùng để thanh toán các khoản nợ trước đây. Giả sử rằng khoản nợ chưa thanh toán là con số hết sức lớn, chẳng lẽ họ cứ làm được bao nhiêu đều phải dùng số tiền đó thanh tốn nợ cũ, như vậy thì đến khi nào họ mới có thể bắt tay làm lại từ đầu.

Quy định này sẽ dẫn đến trường hợp là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh sẽ tìm cách trốn tránh giải quyết bằng con đường phá sản. Và sâu xa hơn là có thể dẫn đến tâm lý bất an của các nhà kinh doanh khi lựa chọn hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh để thành lập doanh nghiệp. Hơn nữa, quy định này còn thể hiện một hạn chế so với pháp luật phá sản hiện đại. Theo tinh thần của luật phá sản hiện đại khi một chủ thể kinh doanh bị tuyên bố phá sản thì con nợ bị phá sản khơng kể loại hình kinh doanh đều được giải phóng khỏi các khoản nợ chưa thanh tốn hết sau khi Tịa án tuyên bố phá sản. Bản chất của việc giải quyết bằng con đường phá sản là giải phóng trách nhiệm thanh tốn nợ của con nợ bị phá sản, cho dù các chủ nợ có thể chưa được thanh tốn hết. Ngồi ra, việc quy định chung chung về trường hợp không miễn trừ trách nhiệm trả nợ của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản, mà không quy định cụ thể về cách thức thanh

tốn nợ, chủ thể có thẩm quyền thu hồi nợ, thời hạn thanh toán… khiến cho nội dung của quy định này trở nên khơng mang tính thực thi trong thực tế. Sau khi doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh bị tuyên bố phá sản đồng thời với hậu quả pháp lý là doanh nghiệp đó sẽ chấm dứt hoạt động, bị xóa sổ trong hồ sơ đăng ký kinh doanh… Vậy chủ thể nào sẽ có thẩm quyền giám sát việc thực hiện việc trả nợ của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh.

Từ những bất hợp lý như đã phân tích ở trên, theo tác giả nên sửa đổi quy định này theo hướng là bãi bỏ nội dung này, từ đó coi tất cả các loại hình doanh nghiệp (không phân biệt trách nhiệm vô hạn hay hữu hạn) đều được giải phóng các khoản nợ sau khi Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Hoặc cũng có thể sửa đổi quy định này theo hướng là vẫn quy định về trường hợp khơng miễn trừ trách nhiệm thanh tốn nợ đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh và đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc các chủ thể có liên quan trong trường hợp họ có những hành vi vi phạm pháp luật như trốn tránh việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tẩu tán, hủy hoại tài sản của doanh nghiệp hoặc vi phạm các nghĩa vụ khác… Quy định không miễn trừ này chỉ nên áp dụng đối với một số trường hợp cụ thể, cần thiết và có thể áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp khác như là một chế tài xử lý đối với người có trách nhiệm quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thực hiện nội dung này dễ dàng trong thực tế thì cũng địi hỏi phải quy định cụ thể trường hợp nào có thể áp dụng.

Thiết nghĩ, việc sửa đổi quy định tại Khoản 1 Điều 90 Luật phá sản sẽ góp phần ngày càng hồn thiện pháp luật phá sản phù hợp với xu hướng của pháp luật phá sản hiện đại, thể hiện sự dung hòa giữa lợi ích hai phía chủ nợ và con nợ trong quan hệ pháp luật phá sản, khuyến khích con nợ tự nguyện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Đồng thời, nó cũng tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh để thành lập doanh nghiệp.

Trên đây là một số kiến nghị của tác giả nhằm hoàn thiện pháp luật phá sản. Những giải pháp này được đưa ra từ sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, từ sự phân tích mang tính tổng hợp trong suốt quy trình tiến hành thủ tục phá sản.

KẾT LUẬN CHUNG

Phá sản là hiện tượng đã xuất hiện từ rất lâu đời trên thế giới. Lịch sử phát triển của pháp luật phá sản ở các nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển đã được tính bằng đơn vị hằng trăm năm. Nó đã trở thành công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ cũng như các chủ thể khác.

Trong khi đó, ở nước ta pháp luật phá sản chỉ mới ra đời cách đây chưa đầy hai thập kỉ. Pháp luật phá sản ra đời xuất phát từ yêu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường. Từ Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 đến Luật phá sản năm 2004, cùng với các văn bản pháp luật liên quan đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ cũng như các chủ thể khác, thúc đẩy nền kinh tế phát triển… Tuy nhiên, mặc dù đã tiếp thu được những kinh nghiệm tiến bộ từ các quốc gia khác trong lĩnh vực phá sản và đã được chỉnh sửa một lần nhưng pháp luật phá sản hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho hiệu quả của pháp luật phá sản trong thời gian qua chưa cao, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ các nội dung quy định của pháp luật phá sản. Vì vậy, pháp luật phá sản vẫn chưa thực sự đi vào đời sống kinh doanh của các thương nhân. Thực tế giải quyết vụ việc phá sản trong thời gian qua đã chứng minh điều này. Thiết nghĩ, đây cũng là điều khó tránh khỏi khi mà pháp luật phá sản là một lĩnh vực còn mới mẻ, nhiều doanh nghiệp vẫn còn cảm thấy xa lạ với các quy định về nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản…

Xuất phát từ mục tiêu bảo vệ quyền lợi của chủ nợ cũng như từ tình hình thực

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ theo pháp luật phá sản (Trang 77 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)