2.3 Quy định về quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ trong giai đoạn thanh lý doanh
2.3.2 Căn cứ xác định nghĩa vụ về tài sản và phân chia tài sản của doanh nghiệp, hợp
nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
Vấn đề về cách xác định nghĩa vụ về tài sản, về thứ tự phân chia tài sản là một chế định quan trọng của pháp luật phá sản, cũng là một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp quyền và lợi ích của nhiều chủ thể, đối tượng khác nhau, đặc biệt là các chủ nợ.
Quy định căn cứ xác định nghĩa vụ về tài sản:
Luật phá sản năm 2004 quy định về nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp
tác xã lâm vào tình trạng phá sản được xác định bằng:
- Các yêu cầu đòi doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước khi Tòa thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà nghĩa vụ này khơng có bảo đảm.
- Các yêu cầu đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nhưng quyền ưu tiên thanh toán đã bị hủy bỏ.
Trong trường hợp đối tượng nghĩa vụ khơng phải là tiền thì theo u cầu của người có quyền hoặc của doanh nghiệp, hợp tác xã, Tòa án sẽ xác định giá trị của nghĩa vụ đó vào thời điểm ra quyết định mở thủ tục phá sản để đưa vào nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Ví dụ trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã vay một số vàng tại ngân hàng nào đó, nếu có u cầu thì Tịa án sẽ xác định giá trị của tài sản đó bằng tiền để đưa vào nghĩa vụ về tài sản.
Có một điểm cần phải làm rõ liên quan đến căn cứ xác định thời điểm xác lập nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo quy định của luật phá sản, thời điểm xác lập các nghĩa vụ về tài sản được xác định là thời điểm trước khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trong khi đó tại Điều 30 Luật phá sản có quy định về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, theo đó doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản vẫn được tiến hành bình thường nhưng phải chịu giám sát, kiểm tra của Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Như vậy, trừ những hoạt động bị nghiêm cấm như cất giấu, tẩu tán tài sản, từ bỏ hoặc giảm bớt quyền địi nợ…thì doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có quyền thực hiện mọi hoạt động kinh doanh dưới sự giám sát của những chủ thể có thẩm quyền, trong đó bao gồm những giao dịch có thể tạo nên những khoản nợ mới (có thể là nợ có bảo đảm hoặc khơng có bảo đảm). Đặc biệt là trong giai đoạn phục hồi hoạt động kinh doanh thì một số biện pháp cần thiết nhằm phục hồi lại tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản như huy động vốn mới, đổi mới công nghệ sản xuất…chắc chắn sẽ hình thành nên các chủ nợ mới dựa trên cơ sở hợp đồng vay vốn và hợp đồng mua bán tài sản.
Theo ý kiến của tác giả thì việc quy định những nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản chỉ bao gồm các yêu cầu đòi doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản trước khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là quy định chưa đầy đủ và hợp lý. Quy định này sẽ dẫn đến khó khăn có thể xảy ra cho Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ việc phá sản, Tổ quản lý, thanh lý tài sản và chủ thể khác trong quá trình xác định nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Quyền lợi của các chủ nợ mới được hình thành từ các giao dịch kể
từ khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu (mà cụ thể là từ khi Tòa ra quyết định mở thủ tục phá sản) sẽ có nguy cơ khơng được đảm bảo. Bởi vì khơng có một quy định nào của pháp luật phá sản đề cập đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể này, một đối tượng này mà đáng lý ra quyền lợi của họ cần phải được quy định cụ thể và đầy đủ để làm sao có thể đảm bảo một cách tối đa, đặc biệt là đối với các chủ nợ đã cấp tín dụng cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có cơ hội phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, nếu Thẩm phán căn cứ vào luật để xác định nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thì có thể xảy ra trường hợp bỏ sót các nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác lập sau khi Tòa án thụ lý đơn. Như vậy, cũng đồng nghĩa với việc quyền được thanh tốn trong q trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã của các chủ nợ mới có thể khơng được đảm bảo.
Quy định về quyền được thanh toán nợ của các chủ nợ:
Quyền được thanh toán các khoản nợ được đánh giá quyền quan trọng nhất trong toàn bộ các quyền của chủ nợ từ khi mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đến khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Bởi nó thể hiện rõ nhất mục tiêu xuyên suốt và quan trọng nhất của thủ tục phá sản là nhằm bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ. Họ tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc phá sản cũng với mong muốn có thể thu hồi lại các khoản nợ mà doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Nếu muốn đảm bảo tối đa quyền lợi của các chủ nợ thì địi hỏi phải thực hiện quyền được thanh toán của các chủ nợ một cách cơng bằng, bình đẳng, nhanh chóng và hợp lý. Tuy nhiên, để thực hiện được các yêu cầu trên thì pháp luật phá sản phải có những quy định cụ thể, đầy đủ và phù hợp về vấn đề này, tạo điều kiện dễ dàng trong quá trình thực hiện quyền này của các chủ nợ.
Về thứ tự ưu tiên thanh tốn, Luật phá sản năm 2004 có một điểm mới so với luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 đó là khoản nợ thuế khơng cịn được ưu tiên thanh toán như trước đây nữa, mà nó sẽ được thanh tốn như các chủ nợ khơng có bảo đảm khác. Bên cạnh đó, Luật phá sản năm 2004 cũng bổ sung quy định về nguyên tắc thanh toán các khoản nợ dựa trên giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Liên quan đến vấn đề này, một số nhà nghiên cứu cho rằng cần bổ sung quyền ưu tiên thanh toán đối với chủ nợ mới hình thành sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản so với các chủ nợ khơng có bảo đảm khác. Quan điểm này xuất phát từ lập luận cho rằng các chủ nợ này là những người có đóng góp tích cực trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, khi mà tâm lý chung của các chủ nợ khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
thường muốn tìm cách thu hồi nợ càng nhanh càng tốt. Nếu không quy định về cơ chế bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ này thì sẽ khơng khuyến khích được việc các chủ nợ tạo điều kiện, cơ hội cho doanh nghiệp, hợp tác xã phục hồi hoạt động, tránh được hậu quả bị phá sản. Bởi lẽ, mặc dù họ đã tích cực giúp đỡ doanh nghiệp kinh doanh, hợp tác xã gặp khó khăn tìm cách phục hồi sản xuất, kinh doanh nhưng lại khơng có cơ chế bảo vệ hay ưu tiên quyền lợi khi quá trình thanh tốn nợ trong q trình phục hồi hoặc thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Và như vậy các chủ nợ chắc chắn sẽ không cảm thấy mặn mà với phương án phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã. Việc quy định quyền ưu tiên thanh toán của các chủ nợ này so với các chủ nợ khơng có bảo đảm thiết nghĩ cũng là một quy định cần thiết và hợp lý. Quan điểm này thể hiện cách nhìn linh hoạt và nên xem xét để bổ sung vào thứ tự phân chia tài sản, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các chủ nợ, góp phần hồn thiện pháp luật phá sản.
Theo thống kê của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân TP. HCM kể từ khi Luật phá sản năm 2004 có hiệu lực đến năm 2006 thì Tịa đã ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản được sáu doanh nghiệp. Đó là các doanh nghiệp sau:
- Cơng ty Sài Gịn kỹ nghệ nơng cơ SAKYNO (trực thuộc UBND TP.HCM) thụ
lý ngày 01/02/2007.
- Xí nghiệp sản xuất chế biến nơng lâm sản xuất khẩu (trực thuộc Tổng cơng ty
nơng nghiệp Sài Gịn) thụ lý ngày 31/05/2005.
- Công ty cung ứng vật tư và dịch vụ nuôi tôm xuất khẩu (Tổng công ty thủy sản Việt Nam) thụ lý ngày 19/07/2005.
- Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Hữu nghị (Vinamex), trực thuộc
Hội nông dân thụ lý ngày 09/8/2005.
- Công ty TNHH sản xuất thương mại Song Tiến thụ lý ngày 07/12/2006.
- Cơng ty Du lịch dịch vụ Quận Gị Vấp (UBND quận Gò Vấp).
Những doanh nghiệp bị mở thủ tục thanh lý tài sản đa số là những doanh nghiệp mà tài sản là rất ít, mất khả năng thanh tốn lớn. Cụ thể như Cơng ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Hữu nghị (Vinamex). Ngày 31/7/2005 cơng ty này có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vì mất khả năng thanh tốn nợ đến hạn, tổng số nợ bao gồm 60.726.231.961 đồng và 2.008.765 USD. Tòa đã ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản số 01/2006/QĐMTT-TLTS ngày 05/01/2006 đối với công ty này. Hay như trường hợp công ty cung ứng vật tư và dịch vụ nuôi tôm xuất khẩu, công ty nộp đơn yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp ngày 25/06/2005 do cơng ty này có tổng số nợ phải thanh toán trên 58 tỉ đồng, trong khi đó tổng tài sản còn lại trên gần 23 tỉ đồng và số nợ phải thu là trên 18 tỉ đồng. Do số nợ phải thu khó có khả
năng thu hồi nên theo cơng ty mất khả năng cân đối tài sản khoảng 45 tỉ đồng. Công ty này nộp đơn theo đề nghị của Thủ tướng chính phủ và của Tổng cơng ty thủy sản Việt Nam. Tòa án đã thụ lý số 208/KTST ngày 19/07/2005 và đã ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản do mất khả năng cân đối quá lớn. Bên cạnh yếu tố mất khả năng thanh tốn thì có những trường hợp mở thủ tục phá sản cịn có thể thêm các lí do khác. Như trường hợp của Xí nghiệp sản xuất chế biến nơng lâm sản xuất khẩu. Ngày 20/4/2005, xí nghiệp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với lí do từ năm 2003 tình hình sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp gặp nhiều khó khăn, nợ ngân hàng chưa thanh tốn, doanh thu lại ít, lỗ liên tiếp ba năm và bị mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Tòa án đã thụ lý số 145/KTST ngày 31/05/2005 và ra quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp số 177/QĐ-MTTPS ngày 30/6/2005. Tòa án đã ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản số 01/2005/QĐ-TLTS ngày 20/12/2005 dựa trên Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ ngày 19/12/2005 và xét đề nghị của cơ quản chủ quan về chủ trương chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đồng thời do xí nghiệp khơng xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.17
Tương tự như trường hợp Xí nghiệp sản xuất chế biến nơng lâm sản xuất khẩu thì trường hợp thanh lý tài sản của Công ty TNHH sản xuất thương mại Song Tiến do công ty Song Tiến không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và cũng đã có chủ trương chấm dứt hoạt động nên Hội nghị đã thống nhất mở thủ tục thanh lý tài sản.
Qua quá trình thực thi luật phá sản cho thấy vẫn cịn tồn tại một số vướng mắc trong các quy định của pháp luật phá sản về thủ tục thanh lý tài sản dẫn đến quá trình thực thi pháp luật trên thực tế gặp khó khăn. Vướng mắc đầu tiên liên quan đến Hội nghị chủ nợ. Theo quy định của luật phá sản thì thủ tục thanh lý tài sản chỉ có quy định tại Điều 78 (trường hợp đặc biệt), Điều 79 (Hội nghị chủ nợ không thành) và Điều 86 (sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thơng có các giải pháp dự kiến tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ các chủ nợ…). Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản xảy ra một vướng mắc, đó là trong trường hợp nếu tại Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất mà doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản khơng đề xuất phương án, giải pháp tổ chức phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ để Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất xem xét thì giải quyết như thế nào? Trong trường hợp này, Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản có được ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản
17
doanh nghiệp, hợp tác xã không? Nếu khơng được quyền ra quyết định thì xử lý như thế nào? Cịn nếu ra quyết định thanh lý tài sản thì căn cứ vào điều khoản nào của Luật phá sản để ra quyết định? Trong khi Luật phá sản năm 2004 lại không quy định việc ra quyết định thanh lý tài sản đối với trường hợp này. Căn cứ vào các quy định của điều 78, điều 79 hay điều 80 để ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản thì sẽ không hợp lý, doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục thanh lý có thể khiếu nại quyết định đó.
Luật phá sản đã khơng quy định điều kiện để ra quyết định thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp nêu trên, nghĩa là đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản khơng đề xuất kế hoạch, phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh trình Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất xem xét.
Một vấn đề nữa liên quan đến trường hợp chủ nợ khơng gửi giấy địi nợ. Theo quy định tại Điều 51 Luật phá sản năm 2004 khi hết thời hạn luật định mà chủ nợ khơng gửi giấy địi nợ thì chủ nợ coi như từ bỏ quyền đòi nợ. Còn đối với trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời hạn này khơng tính vào thời hạn luật định mà chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ. Một câu hỏi đặt ra là khi tiến hành thủ tục thanh lý tài sản những chủ nợ khơng gửi giấy địi nợ có mất quyền được thanh tốn nợ hay khơng? Luật phá sản khơng có quy định về vấn đề này.
Ngồi ra, luật cũng khơng quy định cụ thể những trường hợp vì lí do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan bao gồm những trường hợp nào. Căn cứ nào để Thẩm phán xác định là trường hợp nào thuộc trường hợp bất khả kháng, trường hợp nào không. Trong khi đó Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 161) cũng chỉ nêu ra khái niệm như thế nào là bất khả kháng chứ cũng không quy định cụ thể là trường hợp nào. Điều này sẽ gây khó khăn cho các chủ thể có thẩm quyền trong q trình giải quyết vụ việc cụ thể nếu có liên quan đến trường hợp này. Có thể xảy ra trường hợp giải quyết không thống nhất của các cơ quan thẩm quyền ở mỗi địa phương khác nhau, khi mà luật không quy định căn cứ cụ thể cũng như cách xác định trường hợp bất khả kháng,