Giai đoạn nộp đơn yêu cầu và ra quyết định mở thủ tục phá sản

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ theo pháp luật phá sản (Trang 67 - 72)

3.3 Một số giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợ

3.3.1 Giai đoạn nộp đơn yêu cầu và ra quyết định mở thủ tục phá sản

Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

Nhằm tăng cường hiệu quả của việc thực thi pháp luật phá sản, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ, thiết nghĩ trước hết cần phải mở rộng quyền nộp đơn cho chủ nợ có bảo đảm.

Như đã phân tích trong phần 2.1.1 (Quyền nộp đơn của chủ nợ) thì việc bổ sung quy định này trước hết là vì quyền lợi của chính chủ nợ có bảo đảm, sau đó mục tiêu quan trọng hơn là bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các chủ nợ khơng có bảo đảm khác. Bởi vì, các chủ nợ có bảo đảm đã được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba, nên khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc phá sản, họ ít phải lo lắng là số nợ của họ sẽ khơng được thanh tốn đủ vì khả năng số lượng chủ nợ q đơng trong khi số nợ lại ít như tâm lý của các chủ nợ khơng có bảo đảm. Họ chắc chắn sẽ được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đảm bảo của con nợ lâm vào tình trạng phá sản hoặc của người thứ ba. Họ sẽ không phải chịu sức ép tâm lý là số nợ của họ sẽ không được thanh tốn đủ như các chủ nợ khơng có bảo đảm. Vì vậy, việc nộp đơn của họ mang tính chủ động và vì quyền lợi của các chủ nợ khơng có bảo đảm và có bảo đảm một phần nhiều hơn quyền lợi của họ.

Thiết nghĩ, việc bổ sung quy định về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho các chủ nợ có bảo đảm sẽ có ý nghĩa cải thiện tình hình phá sản nước ta, khiến quy định về quyền nộp đơn yêu cầu trở nên có ý nghĩa trong thực tiễn. Theo quy định của pháp luật phá sản của hầu hết quốc gia trên thế giới đều cho phép tất cả chủ nợ (không phân biệt chủ nợ có bảo đảm hay khơng có bảo đảm) đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Theo quan điểm của tác giả thì việc phân biệt về quyền nộp đơn giữa các loại chủ nợ là điều không cần thiết và việc bổ sung quyền này cho chủ nợ có bảo đảm là điều hết sức hợp lý.

Ngồi ra, luật phá sản khơng chỉ nên bổ sung quy định về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho chủ nợ có bảo đảm mà nên mở rộng quyền này cho một số chủ thể đặc biệt được đề cập tại Khoản 1 Điều 20 Luật phá sản năm 2004, đó là Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý vốn, tổ chức kiểm toán… Khoản 1 Điều 20 Luật chỉ quy định trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, nếu nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì những chủ thể này có nhiệm vụ thơng báo cho những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Theo quy định này thì những chủ thể này chỉ có nhiệm vụ

thơng báo cho những người có quyền nộp đơn, mà khơng phải thơng báo cho chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Nội dung của quy định này chưa hợp lý. Bởi trong số những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì các chủ nợ là chủ thể có nguy cơ bị xâm phạm quyền lợi lớn nhất. Thế nhưng, trên thực tế ở nước ta các chủ nợ thường tìm cách địi nợ một cách riêng lẽ với hy vọng thu hồi lại được tối đa khoản nợ mà doanh nghiệp, hợp tác xã chưa thanh tốn, chứ ít khi sử dụng biện pháp đòi nợ tập thể bằng thủ tục phá sản. Cịn các chủ thể có quyền nộp đơn khác thường rất hiếm khi thực hiện quyền này trên thực tế. Trong khi đó luật lại khơng quy định các chủ thể đặc biệt này có nhiệm vụ thông báo cho chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã. Lợi dụng quy định thiếu sót này, doanh nghiệp, hợp tác xã mặc dù đã lâm vào tình trạng phá sản rồi nhưng vẫn tìm cách trốn tránh nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Nhằm mục đích phát hiện sớm tình trạng phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, tạo cơ hội cho doanh nghiệp, hợp tác xã đó xây dựng, thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã cịn có khả năng phục hồi) hoặc nhanh chóng, dứt khốt cho phá sản (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã khơng cịn khả năng vực dậy hoạt động kinh doanh) thiết nghĩ nên mở rộng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho các chủ thể đặc biệt trên… Việc mở rộng đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có tác dụng giúp phát hiện sớm những doanh nghiệp, hợp tác xã có nguy cơ bị phá sản, từ đó có biện pháp kịp thời cứu vãn doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản trước khi quá muộn. Điều này có tác dụng ngăn chặn doanh nghiệp, hợp tác xã rơi vào tình trạng trầm trọng, bi đát hơn. Bởi việc phịng ngừa bao giờ cũng có tác dụng tốt hơn là phải giải quyết hậu quả. Như vậy, quyền lợi của các chủ nợ cũng sẽ được bảo vệ một cách tối đa, kịp thời.

Hầu hết các nước trên thế giới như Hoa kỳ, Nhật Bản, Pháp… đều có quy định về quyền nộp đơn yêu cầu nộp đơn của các chủ thể đặc biệt này. Đối với Tịa án, trong q trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nếu phát hiện chủ thể kinh doanh rơi vào tình trạng phá sản có quyền chuyển hồ sơ thẳng qua Tịa để giải quyết vụ việc phá sản. Đây là một quy định tiến bộ của pháp luật phá sản hiện đại thể hiện trách nhiệm quản lý, giám sát của những cơ quan, chủ thể có thẩm quyền trong q trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời, tạo điều kiện phát hiện sớm chủ thể kinh doanh lâm vào tình trạng phá sản, áp dụng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trước khi quá muộn, tránh trường hợp con nợ tìm cách thực hiện những hành vi làm giảm sút giá trị tài sản, khiến cho tình trạng doanh nghiệp càng bi đát hơn. Quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật phá sản năm 2004 chỉ dừng lại ở trách nhiệm thơng báo của những chủ thể như Tịa án, Viện kiểm sát, cơ quan thanh tra…

mà không thừa nhận quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đã vơ hình chung làm cho quy định này khơng mang tính thực tế. Nếu như những người có quyền nộp đơn yêu cầu, mặc dù đã được các cơ quan trên thông báo nhưng vẫn không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, trong khi chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã tìm cách trốn tránh nghĩa vụ nộp đơn thì các cơ quan này cũng khơng có biện pháp gì để can thiệp.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả giải quyết vụ việc phá sản thì trước tiên pháp luật phá sản nên mở rộng phạm vi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trước hết là cho chủ nợ có bảo đảm, sau đó là những chủ thể đặc biệt được quy định trong Khoản 1 Điều 20 Luật phá sản.

Nghĩa vụ nộp đơn của chủ doanh nghiệp, hợp tác xã:

Qua phân tích cho thấy tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã hiện nay chưa thực sự phản ánh đúng thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã. Điều này xuất phát từ tâm lý của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với hiện tượng phá sản cộng với thiếu sót của pháp luật phá sản về một chế tài đủ mạnh dành cho các chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã đang trên bờ vực phá sản hay đã bị phá sản tìm cách trốn tránh, không chịu nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Thực tế việc giải quyết vụ việc phá sản của nước ta hiện nay khác xa với các quốc gia khác trên thế giới. Ở Nhật, Mỹ hay Singapore, mỗi năm có hàng ngàn chủ thể kinh doanh chủ động nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Phá sản là hiện tượng phổ biến ở các nước này. Họ nộp đơn với mong muốn được áp dụng thủ tục phục hồi nhằm vực dậy công ty của họ. Hoặc cũng có thể là do họ cảm thấy doanh nghiệp của họ khơng cịn trụ vững được nữa trên thương trường và họ muốn thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp bằng con đường phá sản, để có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh mới. Họ thực hiện nghĩa vụ nộp đơn một cách tự nguyện. Còn ở nước ta, lĩnh vực phá sản là một lĩnh vực còn mới mẻ, tâm lý chung của mọi người đối với hiện tượng phá sản vẫn còn nặng nề nên các chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã thường không chủ động thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Họ thường tìm cách trốn tránh để khơng phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Trong số ít ỏi trường hợp doanh nghiệp chủ động nộp đơn thì phần lớn là doanh nghiệp đó đã rơi vào tình trạng trầm trọng, kinh doanh thua lỗ triền miên, mất cân đối thanh toán lớn, khả năng phục hồi là rất khó. Việc nộp đơn chủ yếu là nhằm thốt khỏi trách nhiệm thanh toán nợ đối với những khoản nợ khổng lồ. Trong trường

hợp này, các chủ nợ, người lao động đành phải chấp nhận chịu thiệt thịi chứ khơng còn cách nào khác.

Thiết nghĩ, nếu muốn tăng cường hiệu quả thực thi của pháp luật phá sản, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các chủ nợ thì một u cầu đặt ra đó là phải làm sao để các chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện đúng nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trước khi quá muộn. Muốn làm được điều này thì nên có quy định một cách rõ ràng, cụ thể về chế tài ngay trong Luật phá sản đối với chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp họ cố tình trốn tránh nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chứ không dừng lại ở quy định chung chung như trong Khoản 5 Điều 15 Luật phá sản năm 2004.

Tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của tình trạng phá sản, loại hình doanh nghiệp (quốc doanh hay ngồi quốc doanh) mà có những chế tài xử lý khác nhau. Nếu doanh nghiệp đó là doanh nghiệp nhà nước thì chế tài xử lý đối với chủ doanh nghiệp có thể là xử lý kỷ luật, cách chức, cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong một thời gian… Còn nếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì chế tài có thể là xử phạt vi phạm hành chính, cấm thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã trong một khoảng thời gian hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự… Ngồi ra, nếu xác định việc không nộp đơn làm cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản càng trầm trọng hơn, thiệt hại của các chủ nợ tăng lên hơn nữa thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Cịn nếu khơng bổ sung quy định này trong luật phá sản thì cần phải sớm ban hành một văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ nộp đơn nói riêng và các hành vi vi phạm khác nói chung trong lĩnh vực phá sản.

Trên đây là kiến nghị của tác giả nhằm tăng cường trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đối với quyền lợi của các chủ nợ khi doanh nghiệp hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, buộc chủ doanh nghiệp, hợp tác xã nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ của mình, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ.

Bên cạnh đó, cũng địi hỏi phải có chế tài nghiêm khắc tương tự đối với trường hợp chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã lợi dụng việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Bởi vì, trên thực tế có những trường hợp khi mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã doanh nghiệp, hợp tác xã đó khơng cịn tài sản có giá trị để có thể thanh tốn những khoản nợ chồng chất của doanh nghiệp, hợp tác xã. Và việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như là một cách trút bỏ gánh nặng nợ nần một cách hợp pháp. Họ khơng cịn bị các chủ nợ đeo đẳng để địi nợ nữa. Cũng khơng loại trừ trường hợp các cá nhân trong

doanh nghiệp, hợp tác xã đó tìm cách biến tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thành tài sản của cá nhân, đến khi doanh nghiệp, hợp tác xã khơng cịn tài sản gì có giá trị, chỉ còn là “bộ xương” mới nộp đơn xin mở thủ tục phá sản để lại những khoản nợ khơng thể thanh tốn cho các chủ nợ không may mắn.

Thiết nghĩ, đối với những trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã cố tình lợi dụng thủ tục phá sản để tìm cách trốn nợ một cách phi pháp thì cần phải có chế tài xử lý thích hợp để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ. Các chủ nợ sẽ là người bị thiệt hại nhất trong trường hợp này, bởi họ khó có thể mà thu hồi lại số nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã đã vay khi mà chủ doanh nghiệp hoặc cá nhân nào khác đã cố ý tìm cách tẩu tán tài sản. Khi này doanh nghiệp, hợp tác xã đó khơng khác gì cái thùng mà nó đã bị đục khoét trước đó rồi. Giải pháp này cũng chính là một cách nhắc nhở, răn đe các chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiêp, hợp tác xã khơng nên có ý định trốn nợ thơng qua q trình nộp đơn u cầu tun bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

Vấn đề kiểm kê, quản lý và xác định tài sản doanh nghiệp, hợp tác xã:

Đối với trường hợp tài sản hình thành trong tương lai thì theo tác giả trong quá trình kiểm kê tài sản, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có thể ghi nhận loại tài sản này vào danh sách tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, nếu có thể tính được giá trị trung bình thì ghi giá trị ước chừng của khoản lợi nhuận, tài sản hay quyền tài sản sẽ có đó, cịn nếu khơng thì sau khi có giá trị tài sản đó trên thực tế có thể làm một danh sách bổ sung gửi Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Để tạo điều kiện dễ dàng cho các chủ thể khi xác định giá trị tài sản đối với trường hợp này đồng thời góp phần kiểm sốt chặt chẽ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thì thiết nghĩ luật cũng nên bổ sung cách xác định đối với khoản lợi nhuận, tài sản hay quyền tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản sẽ có do những giao dịch được thực hiện trước khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu:

Liên quan đến bất cập trong quy định về quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu, theo kiến nghị của tác giả thì khơng nên quy định mốc thời gian cố định là ba tháng trước khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà nên quy định trong khoảng thời gian: “kể từ khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản đến khi tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản”, những giao dịch được quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật phá sản năm 2004 có thể bị những người có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch đó vơ hiệu. Mốc đầu tiên để tính giao dịch vơ hiệu là lúc doanh nghiệp, hợp tác xã bắt đầu lâm vào tình trạng phá sản và mốc cuối đó là khi tịa ra

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ theo pháp luật phá sản (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)