bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ
Như một lẽ tất yếu, không một văn bản pháp luật nào ra đời và tồn tại mà không chứa đựng trong đó những bất cập phát sinh trong q trình thực hiện. Luật phá sản cũng khơng nằm ngồi ngoại lệ đó. Hơn nữa, đây là một lĩnh vực tương đối mới ở nước ta. Chính vì vậy, mặc dù đã qua một lần sửa đổi từ Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 đến Luật phá sản năm 2004, theo đó đã có nhiều thay đổi khắc phục những hạn chế liên quan đến những quy định của Luật cũ, nhưng sau hơn 4 năm kể từ khi Luật phá sản năm 2004 đi vào thực thi trong cuộc sống đã cho thấy còn nhiều vấn đề vướng mắc. Pháp luật phá sản hiện nay vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống, điều này được thể hiện thông qua số lượng vụ việc được giải quyết đã chứng tỏ. Theo thống kê của Tòa kinh tế Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, kể từ khi luật phá sản có hiệu lực đến nay Tịa chỉ thụ lý được 30 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Trong khi đó, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã lớn nhất cả nước. Cịn trong phạm vi cả nước thì kể từ khi Luật Phá sản 2004 có hiệu lực tính đến giữa năm 2007, Tồ án cấp tỉnh, thành phố thụ lý 56 vụ phá sản, trong đó năm 2004 thụ lý 5 vụ, năm 2005 thụ lý 11 vụ và năm 2006 thụ lý được 40 vụ. Tổng số vụ phá sản đã giải quyết từ ngày Luật Phá sản năm 2004 có hiệu lực 17 vụ, chiếm tỷ lệ 32,9%. Trong số đó, Tồ án cấp tỉnh, thành phố của ba trung tâm kinh tế lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng tiếp nhận 45 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh có số đơn nhiều nhất, nhưng trong đó phần lớn vụ việc là của các doanh nghiệp nhà nước, mà số doanh nghiệp nhà nước này thực chất là do chủ trương sắp xếp lại khu vực quốc doanh gần đây của Chính phủ. Ví dụ như công ty khai thác thủy sản Thắng Lợi (Tổng công ty thủy sản Việt Nam), xí nghiệp cơ khí khn mẫu (UBND TP. HCM), công ty xây lắp công nghiệp (Tổng cơng ty xây dựng Sài Gịn) v.v. Như vậy, sau khi trừ đi số doanh nghiệp buộc phải phá sản theo chỉ đạo, số còn lại phá sản theo nhu cầu chiếm một số rất nhỏ.19
Những con số trên chưa thực sự phản ánh đúng thực tế đời sống kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã ở nước ta hiện nay. Theo đánh giá chung thì vụ việc phá
19
http://www.dddn.com.vn/home/113/19017/Co-che-chinh-sach/Luat-Pha-san-Co-tiep-tuc- pha-san.htm.
sản được giải quyết ít khơng có nghĩa là trên thực tế hầu hết các doanh nghiệp, hợp tác xã đều làm ăn có hiệu quả. Thực chất, số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã làm ăn thua lỗ hàng năm không phải là con số nhỏ. Theo thống kê của Tổng cục thống kê, trung bình năm 2004 số lượng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ chiếm tỉ lệ 43,3% trên
tổng số doanh nghiệp. Năm 2005, tỉ lệ này chiếm 43,1%, còn năm 2006 là 43,5%.20
Đây là con số tương đối lớn, trong khi đó số lượng vụ việc phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã được giải quyết trong thời gian vừa qua là con số rất nhỏ. Mặc dù vẫn biết rằng số lượng doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ không đồng nghĩa với số lượng doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, nhưng thiết nghĩ trong số những doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ chiếm một số lượng không nhỏ doanh nghiệp, hợp tác xã đang trên bờ vực phá sản.
Sở dĩ, pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống của các doanh nghiệp, hợp tác xã là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những yếu tố về điều kiện kinh tế, lịch sử cũng như tâm lý của các chủ nợ, con nợ và của cả xã hội đối với hiện tượng phá sản là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của pháp luật phá sản. Bên cạnh đó, những vướng mắc trong quy định của pháp luật phá sản cũng là một nguyên nhân không nhỏ khiến cho hiệu quả thi hành của pháp luật phá sản trong thời gian vừa qua chưa cao. Do pháp luật phá sản vẫn đang còn tồn tại nhiều bất cập dẫn đến việc các chủ thể từ chối lựa chọn giải quyết bằng con đường phá sản. Điều này dẫn đến mục tiêu quan trọng nhất của pháp luật phá sản là bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ vẫn chưa được đảm bảo. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra là cần phải hoàn thiện pháp luật phá sản trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, xuất phát từ tình hình kinh tế nước ta hiện nay đã và đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ cũng địi hỏi phải có một hệ thống các quy định của pháp luật đầy đủ và phù hợp nhằm đáp ứng với sự thay đổi về tình hình kinh tế đó.
Đứng trước tình hình đó thì địi hỏi cần phải có những thay đổi về nội dung của pháp luật phá sản sao cho nó trở thành cơ sở vững chắc để bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ cũng như các chủ thể khác, góp phần làm lành mạnh hóa mơi trường kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế. Đó chính là sự cần thiết phải hồn thiện pháp luật phá sản để nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ.