Quy định về quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ trong giai đoạn tuyên bố phá

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ theo pháp luật phá sản (Trang 60 - 63)

phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

Đây là giai đoạn cuối cùng của một quá trình giải quyết vụ việc phá sản. Giai đoạn này chủ yếu mang tình hình thức nhằm chấm dứt hồn tồn hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Trong giai đoạn này thì quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ không được thể hiện đậm nét như các giai đoạn trước đó.

Theo quy định tại điều 85 và điều 86 Luật phá sản năm 2004 thì sau khi hồn tất thủ tục thanh lý tài sản (khi doanh nghiệp, hợp tác xã khơng cịn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản hoặc khi phương án phân chia đã thực hiện xong) Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ việc ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đồng thời với việc ra quyết định thủ tục thanh lý tài sản.

Ngồi ra, có hai trường hợp đặc biệt mà Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Trường hợp thứ nhất đó là trường hợp chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khơng cịn tiền hoặc tài sản khác để nộp tiền tạm ứng án phí phá sản trong vịng 30 ngày, kể từ khi ngày hết hạn nộp tiền tạm ứng án phí phá sản do Tịa án ấn định. Trường hợp thứ hai là trường hợp sau khi thụ lý đơn mở thủ tục phá sản và nhận tài liệu, giấy tờ do các bên liên quan gửi đến nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản khơng cịn tài sản hoặc cịn nhưng khơng đủ để thanh tốn phí phá sản (Điều 87 Luật phá sản). Quy định về trường hợp đặc biệt này là quy định rất cần thiết, thể hiện sự linh hoạt trong q trình giải quyết vụ việc phá sản. Nó tránh được việc kéo dài q trình tiến hành vụ việc phá sản gây mất thời gian, công sức của các bên khi mà doanh nghiệp, hợp tác xã khơng cịn cơ hội để phục hồi.

Liên quan đến thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã tồn tại một vướng mắc đã xảy ra trong thực tế xuất phát từ quy định sau khi kết thúc thủ tục thanh lý tài sản (khơng cịn tài sản hoặc thực hiện xong phương án phân chia tài sản) thì Tịa án mới ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Vấn đề đặt ra là căn cứ nào để kết luận là doanh nghiệp, hợp tác xã đã hết tài sản (bằng hiện vật) cũng như quyền tài sản (quyền đòi nợ, quyền nhận tiền bảo hiểm…). Điều này đã gây khó khăn cho cả Tổ quản lý, thanh lý tài sản cũng như Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản. Bởi lẽ, xét về hình thức thể hiện tài sản, nếu tài sản là hiện vật thì mặc dù có những tài sản vẫn tồn tại nên trong sổ sách chúng được gọi là “vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị, dây chuyền...” và chúng vẫn được ghi nhận là tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Nhưng trên thực tế, chúng khơng cịn giá trị sử dụng cũng như giá trị thương mại, chúng chỉ còn là phế thải, phế liệu. Thậm chí, cịn phải tốn thêm chi phí để thu dọn, xử lý. Như vậy, mặc dù tài sản đó cịn tồn

tại nhưng khơng cịn giá trị nữa nhưng lại không thể coi là doanh nghiệp, hợp tác xã khơng cịn tài sản, mà theo quy định của luật phá sản thì thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã khi đã thực hiện xong phương án phân chia tài sản hoặc khi doanh nghiệp, hợp tác xã khơng cịn tài sản để thực hiện phương án phân chia.

Ngoài ra, các quyền tài sản là các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp, hợp tác xã cũng được coi là tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, nhưng nó có thể là những khoản nợ khó địi, thậm chí khơng có khả năng thu hồi nhưng trên sổ sách thì nó vẫn là khoản nợ phải thu.

Vì thế, Thẩm phán cũng không thể ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, vì trên thực tế thì tài sản là quyền tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn còn. Và doanh nghiệp, hợp tác xã mặc dù khơng cịn hoạt động sản xuất, kinh doanh, khơng cịn giá trị tài sản nhưng vẫn phải tồn tại khi mà thẩm phán không thể ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Một quyền đặc biệt của các chủ nợ liên quan đến giai đoạn tuyên bố phá sản đó là quyền của chủ nợ phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Luật phá sản năm 2004 khơng có quy định cụ thể về quyền lợi của các chủ nợ phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã mà được thể hiện gián tiếp qua quy định nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo đó, sau khi có quyết định tun bố phá sản thì các nghĩa vụ về tài sản được phát sinh sẽ được giải quyết theo pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định khác của pháp luật liên quan. Tuy nhiên, pháp luật phá sản không xác định rõ các nghĩa vụ này là những nghĩa vụ nào.

Luật phá sản cũng chưa có quy định giải quyết quyền lợi của chủ nợ đối với trường hợp vì có lí do khách quan, bất khả kháng nào đó nên đến khi doanh nghiệp, hợp tác xã là con nợ bị tuyên bố phá sản họ mới biết. Trong trường hợp này họ có quyền địi nợ nữa hay khơng? Giả sử doanh nghiệp, hợp tác xã khơng cịn tài sản thì vấn đề khơng được đặt ra nữa, nhưng nếu trường hợp sau khi phân chia cho các chủ nợ và thanh toán các khoản khác mà doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản vẫn còn tài sản và giá trị tài sản đó được phân chia cho các cổ đơng, thành viên của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân thì liệu chủ nợ có quyền địi nợ khơng.

Do một số vướng mắc trong quy định pháp luật phá sản, trong đó bao gồm những bất cập như đã phân tích ở trên nên việc thực hiện quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã trên thực tế vẫn chưa hiệu quả. Theo thống kê của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân TP. HCM thì từ khi Luật phá sản năm 2004 có hiệu lực đến nay

thì số lượng doanh nghiệp bị Tịa án ra quyết định tuyên bố chỉ đếm trên đầu ngón tay doanh nghiệp. Cụ thể đó là trường hợp Công ty khai thác dịch vụ thủy sản Thắng Lợi, Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Hữu nghị Vinamex và Công ty TNHH SX-TM Song Tiến. Trong số các doanh nghiệp này thì có trường hợp tuyên bố phá sản Công ty khai thác dịch vụ Thắng Lợi thuộc trường hợp đặc biệt. Do công ty này đã không tài sản gì có giá trị để thanh tốn phí phá sản nên sau khi Tòa án thụ lý đơn, Tòa đã ra quyết định tuyên bố phá sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 87 Luật phá sản năm 2004.18

Trên đây là tồn bộ phân tích về phần lớn những quy định của pháp luật phá sản cũng như một số vướng mắc cịn tồn tại trong q trình thực thi các quy định đó trong thực tế liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản. Với mục tiêu cuối cùng là nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật phá sản theo hướng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay và trong tương lai, bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền lợi của các chủ nợ, một chủ thể quan trọng nhất của pháp luật phá sản thì nội dung quan trọng tiếp theo sẽ là phần trình bày về những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập nói trên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ một cách tối đa trong thủ tục phá sản.

18

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÁP

LUẬT PHÁ SẢN GĨP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA CHỦ NỢ

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ theo pháp luật phá sản (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)