Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng
Sử dụng phương pháp so sánh: đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: số tuyệt đối là một tiêu chí tổng hợp phản ánh quy mơ, khối lượng của sự kiện. Tác dụng của so sánh là phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng.
Tăng (+) giảm (-) = Chỉ tiêu thực tế - Chỉ tiêu kế hoạch tuyệt đối
So sánh số liệu năm sau so với năm trước của chỉ tiêu xem có biến động khơng và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Từ đó có cách đánh giá chính xác các hoạt động phân tích.
Phương pháp so sánh bằng số tương đối: số tương đối là một chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện số lần (%)… phản ánh tình hình của sự kiện, khi số tuyệt đối khơng thể nói lên được. Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian hoặc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp. Từ đó có sự nhận diện rõ các hoạt động trong nghiên cứu
Mục tiêu 2: đánh giá hoạt động Marketing của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ninh Kiều – Cần Thơ
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả
Phân tích tần số (Frequency Analysis): đếm tần số để biết với tập dữ liệu đang có thì số đối tượng có các biểu hiện nào đó ở một thuộc tính cụ thể là bao nhiêu, nhiều hay ít. Gồm các giá trị:
- Frequency: tần số của từng biểu hiện, được tính bằng cách đếm và cộng dồn - Percent: tần suất tính theo phần trăm bằng cách lấy số của một biểu hiện chia cho tổng số quan sát.
- Valid Percent: là phần trăm hợp lệ, tính trên số quan sát có thơng tin trả lời. - Cumulative Percent: là phần trăm tích lũy do cộng dồn các phần trăm từ trên xuống, nó cho ta biết có bao nhiêu % đối tượng ta đang khảo sát đang ở mức độ nào đó trở lên.
Mơ tả trị trung bình (tính trị trung bình) từ đó xác định các đại lượng giá trị
- Mean: trung bình cộng
- Sum: cộng tất cả các giá trị trong tập dữ liệu quan sát - Minimum: giá trị nhỏ nhất
- Maximum: giá trị lớn nhất
- Std error mean: sai số chuẩn khi dùng giá trị trung bình mẫu để ước lượng giá trị trung bình của tổng thể
- Std deviation: độ lệch chuẩn cho biết mức độ phân tán của các giá trị quanh giá trị trung bình
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale) Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5-1)/5 = 0,8
Giá trị trung bình, ý nghĩa
1,00 – 1,80 Rất không đồng ý/ Rất không hài lịng/ Rất khơng quan trọng 1,81 – 2,60 Khơng đồng ý/ Không hài lịng/ Khơng quan trọng
2,61 – 3,40 Khơng ý kiến/ Trung bình/ Bình thường 3,41 – 4,20 Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng
4,21 – 5,00 Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng
Đánh giá độ tin cậy của thang đo:
Mục đích là đánh giá mức độ phù hợp của thang đo trong các mơ hình nghiên cứu. Sau khi có kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo:
Nếu mối quan hệ giữa biến và α tổng trong bảng kết quả <0,3 thì biến đó khơng phù hợp với mơ hình, ta loại bỏ biến ra khỏi mơ hình
Nếu Crobach’s Alpha tổng của mơ hình >0,8 thì dữ liệu thu thập là dữ liệu tốt, nếu Crobach’s Alpha tổng của mơ hình nằm trong khoảng 0,7-0,8 thì bộ biến sử dụng khá tốt, cịn nếu nằm trong khoảng 0,6-0,7 thì bộ biến tạm chấp nhận được (với điều kiện nghiên cứu này là nghiên cứu mới)
Mục tiêu 3: đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động Marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ninh Kiều – Cần Thơ
Nghiên cứu sử dụng mơ hình IPA bằng kết quả từ sự phân tích mức độ quan trọng và mức độ thực hiện được thể hiện lên sơ đồ IPA với trục tung (Y) thể hiện mức độ quan trọng và trục hoành (X) thể hiện mức độ thực hiện..
Kiểm định trị trung bình của hai mẫu phụ thuộc hay mẫu phối hợp từng cặp (Paired – samples T – test)
Trong phần nghiên cứu này đề cập đến việc kiểm định trị trung bình của hai mẫu phụ thuộc hay mẫu phối hợp từng cặp (Paired – samples T – test). Các nhóm tổng thể có liên hệ với nhau. Dữ liệu của mẫu thu thập ở dạng thang đo định lượng khoảng cách hoặc tỷ lệ. Lợi thế của phép kiểm định mẫu phối hợp từng cặp là nó loại trừ được những yếu tố tác động bên ngồi vào nhóm thử.
Từ phương pháp này ta có thể so sánh ý kiến của khách hàng về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của hoạt động Marketing trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ tại ngân hàng.
2.2.5. Mơ hình nghiên cứu
Hình 3. Mơ hình nghiên cứu
Số liệu thứ cấp Mức độ thực hiện của ngân hàng Bộ số liệu Phân tích nhân khẩu học Mức độ quan trọng của khách hàng
Chất lượng của hoạt động Marketing Phân tích thực trạng
hoạt động Marketing
Số liệu sơ cấp
Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Marketing của ngân hàng Phương pháp so sánh
Thống kê mô tả
Crobach’s Alpha
Chương 3.
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH KIỀU – CẦN THƠ
3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH KIỀU – CẦN THƠ
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cần Thơ (nay là NHNo&PTNT thành phố Cần Thơ) là chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 30/QĐ-NHNN ngày 29/11/1992 do Thống đốc NHNN Việt Nam ký. NHNo&PTNT tỉnh Cần Thơ lúc đầu thành lập gồm có các chi nhánh đặt tại: Châu Thành, Ơ Mơn, Phụng Hiệp, Vị Thanh và Long Mỹ.
Do sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của cả nước nói chung và của tỉnh Cần Thơ nói riêng, để đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng tăng của khách hàng và để phù hợp với việc quản lý theo địa bàn hành chính của tỉnh Cần Thơ. Kể từ ngày 02/05/1997 chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Cần Thơ được tách riêng và hoạt động độc lập theo Quyết định số 57/QĐ-NHNN 02 ngày 03/02/1997 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT thành phố Cần Thơ lúc này bao gồm: 1 trụ sở, 1 chi nhánh ở B́nh Thủy và 1 Pḥng giao dịch An B́nh. Tháng 9/2004 NHNo&PTNT Quận Ninh Kiều được tách ra hoạt động độc lập với NHNo&PTNT thành phố Cần Thơ.
Đến tháng 09/2007 NHNo&PTNT Quận Ninh kiều được nâng cấp thành chi nhánh cấp I chịu sự điều hành của NHNo&PTNT Việt Nam và đổi tên là NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều theo Quyết định 956/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 12/09/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều có trụ sở đặt tại Số 08 –10 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng trên lĩnh vực tiền tệ từ việc huy động vốn đến việc cho vay, thực hiện các dự án uỷ thác đầu tư trung ương và địa phương, thực hiện các dịch vụ như: mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền…Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước mang ý nghĩa chính trị xã hội.
Từ khi tách ra hoạt động độc lập với xuất phát điểm còn thấp như cơ sở vật chất, mạng lưới tổ chức, nhưng với sự cố gắng vươn lên của tập thể công nhân viên chi nhánh đã huy động được nhiều nguồn vốn từ các tổ chức và cá nhân, mở rộng hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ truyền thống đi đôi với phát triển sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại góp phần vào sự phát triển ổn định của toàn hệ thống cũng như khẳng định vị trí, uy tín của mình trên địa bàn.
3.1.2. Chức năng chủ yếu của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ninh Kiều – Cần Thơ chi nhánh Ninh Kiều – Cần Thơ
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ninh Kiều hiện đang có những nghiệp vụ sau:
- Tổ chức huy động vốn; khai thác nhận tiền gửi tiết kiệm khơng kì hạn, có kì hạn, tiền gửi thanh tốn của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bằng Việt Nam đồng.
- Phát hành trái phiếu, kì phiếu, thực hiện các hình thức huy động vốn khai thác theo quy định của ngân hàng.
- Tổ chức cho vay: ngắn hạn và trung hạn.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác được ngân hàng cấp trên giao cho như:
Kinh doanh tiền tệ và dịch vụ đối ngoại gồm: kinh doanh ngoại hối, chi trả kiều hối, mua bán trao đổi ngoại tệ.
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
Cất giữ, mua bán, chuyển nhượng, quản lý các chứng từ, giấy tờ có giá. Máy rút tiền tự động (ATM).
Cầm cố bất động sản
Làm đại lý mua bán cổ phiếu, trái phiếu cho chính phủ, các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Làm tư vấn tài chính, tiền tệ, xây dựng và quản lý các dự án đầu tư, quản lý tài sản theo yêu cầu của khách hàng.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ninh Kiều hoạt động trong khuôn khổ pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước theo luật định, đồng hành pháp luật của quốc gia và thông lệ quốc tế trong các hoạt động có liên quan.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức nhân sự
3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của NHNo&PTNT Việt Nam. Cùng với các đơn vị trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam tạo thành một hệ thống đồng bộ, thống nhất trong tổ chức và hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Điều hành hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch là Giám đốc. Giúp việc Giám đốc là Phó giám đốc. Điều hành hoạt động nghiệp vụ của các phịng chun mơn nghiệp vụ là Trưởng phòng. Giúp việc Trưởng phịng là Phó trưởng phịng. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành tại Ngân hàng gồm: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc, 5 phịng ban và 2 phịng giao dịch.
Hình 4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) 3.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc
- Là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành quyết định các hoạt động của đơn vị. Phòng Kế hoạch Kinh doanh Phòng Dịch vụ khách hàng và Marketing Phòng Hành chính Nhân sự Phịng Kiểm
tra Kiểm sốt nội bộ Giám đốc Phó giám đốc P.GD An Bình P.GD An Hịa Phịng Kế tốn Ngân quỹ
- Tiếp nhận các chỉ thị đồng thời phổ biến đến từng cán bộ công nhân viên, chịu trách nhiệm Ngân hàng cấp trên về mọi quyết định của mình.
- Ký kết tất cả các hợp đồng với đối tác, khách hàng...
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phịng ban, tiếp nhận thơng tin và xem xét nội dung do các phịng trình lên.
- Giám đốc có quyền đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các cán bộ công nhân viên của đơn vị.
Phó giám đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc trong việc tổ chức điều hành
mọi hoạt động chung của toàn ngân hàng. Hoặc là, thay mặt Giám đốc điều hành và quyết định toàn bộ các hoạt động của ngân hàng theo sự ủy quyền của Giám đốc.
Phòng giao dịch An Bình
Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn chi nhánh Ninh Kiều mở phịng giao dịch tại phường An Bình nhằm đưa tín dụng về phục vụ bà con nơng dân nhanh chóng và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, cũng nhằm để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và tạo điều kiện cho bà con nông dân các xã vùng ven tiếp cận được với các tiện ích, cơng nghệ của Ngân hàng.
Phòng giao dịch An Hòa
Được thành lập năm 2009, phòng giao dịch An Hòa tọa lạc trên Đường Trần Việt Châu, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ. Đây là nơi tập trung phần lớn các tiểu thương buôn bán các mặt hàng phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân. Với phương châm đi trước đón đầu sự phát triển của Thành Phố Cần Thơ về phía Tây Bắc trong những năm tới, chắc chắn phòng giao dịch An Hòa sẽ thu hút khách hàng đến giao dịch một cách nhanh chóng.
Phòng Kế hoạch Kinh doanh
- Đầu mối, tham mưu cho Giám Đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh và điều hành kế hoạch kinh doanh.
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách.
- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Thẩm định, đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.
- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước và nước ngoài.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
- Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các đơn vị trực thuộc trên địa bàn.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
Phịng Kế tốn - Ngân quỹ
- Là bộ phận trực tiếp tổ chức hạch toán kế toán - thống kê theo đúng chế độ quy định và thực hiện cơng tác thanh tốn theo quy định của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam.
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết tốn kế hoạch thu chi tài chính, xây dựng các báo cáo tài chính theo quy định.
- Quản lý và sử dụng quỹ, thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, tổ chức thu - chi tiền mặt tại Hội sở và điều hoà vốn trong toàn khu vực.
- Chuẩn bị số liệu, tình hình mua sắm tài sản, xây dựng, sửa chữa trình Hội đồng tài chính phê duyệt theo quy định của Trung ương.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán và các báo cáo theo quy định.
Phịng Hành chính - Nhân sự
- Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh, xây dựng quan hệ với tổ chức Đảng, Cơng đồn, cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn.
- Thực hiện cơng tác hành chính, văn thư, lễ tân, thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan.
- Đầu mối trong việc tham gia chăm lo đời sống vật chất, văn hoá – tinh thần và