Ký hiệu Nội dung Nguồn
MAK1 Tôi bị thu hút bởi sản phẩm trên Facebook
Tác giả MAK2 Tôi bị hấp dẫn bởi giá cả sản phẩm trên Facebook
MAK3 Tôi bị hấp dẫn bởi các chương trình khuyến mãi
trên Facebook. Chen và Zhang (2015).
MAK4
Tôi bị ảnh hưởng bởi kỹ thuật giới thiệu sản phẩm trên Facebook. (ví dụ: video, livestream, hình ảnh, bài viết…)
Chen và Zhang (2015).
MAK5 Khi mua hàng trên Facebook, chính sách giao hàng tại nhà đem đến sự thuận tiện cho tôi
Tác giả
3.3 Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Quá trình nghiên cứu định lượng sơ bộ được tác giả thực hiện qua các bước như sau: Bước 1: Nghiên cứu khái niệm, nội hàm các biến từ đó tìm kiếm các thang đo phù hợp từ các nghiên cứu trước. (kế thừa kết quả từ nghiên cứu định tính)
Bước 2: Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên các thang đo đã được chỉnh sửa bổ sung từ nghiên cứu định tính sơ bộ.
Bước 3: Thu thập dữ liệu để kiểm định độ tin cậy của các thang đo.
3.3.1 Xây dựng bảng câu hỏi
3.3.1.1 Phát triển thang đo
Sau khi mơ hình nghiên cứu được xây dựng, tác giả xác định nội hàm khái niệm của các biến trong mơ hình nghiên cứu và thang đo cho các biến này. Hầu hết các thang đo sử dụng trong mơ hình nghiên cứu được kế thừa từ các nghiên cứu trước, trong đó có sự tổng hợp, chỉnh sửa, bổ sung của tác giả ở nghiên cứu này.
Các thang đo được chuyển từ tiếng Anh sang tiếng Việt để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam. Để đảm bảo ngữ nghĩa của thang đo gốc, các thang đo được dịch xuôi từ tiếng Anh sang tiếng Việt và dịch ngược từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Chuyên gia thứ nhất dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt là một giảng viên dạy tiếng Anh chuyên ngành marketing, sau đó chuyên gia thứ hai là du học sinh ngành quản trị kinh doanh đã sống tại Anh dịch ngược lại từ bản tiếng Việt sang tiếng Anh. Sau đó 2 chuyên gia gặp gỡ và trao đổi, 2 bản dịch sẽ được so sánh để đi đến thống nhất đảm bảo thang đo sau khi dịch sang tiếng Việt chính xác, rõ ràng và khơng làm thay đổi ý nghĩa của thang đo gốc. Các tiêu chí trong các thang đo được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm từ 1 (rất không đồng ý) đến 5 (rất đồng ý). Nội dung chi tiết của các thang đo được lần lượt trình bày lần lượt dưới đây:
Thang đo động lực kết nối
Thang đo động lực kết nối được tác giả phát triển dựa trên nghiên cứu định tính của (Heinonen, 2011). Heinonen (2011) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để tìm ra động lực của người tiêu dùng khi tham gia mạng xã hội Facebook bao gồm: động lực kết nối, động lực thông tin và động lực giải trí.
Theo Heinonen (2011) động lực kết nối bao gồm các khía cạnh: 1. Tìm hiểu về bạn bè và những người quen; 2. Chia sẻ và trải nghiệm với những người khác; 3. Kết nối với mọi người, cập nhật, biết điều gì đang xảy tiêu chía trong cộng đồng; 4. Giữ
mối quan hệ trong mạng với mọi người; 5. Tạo lập và quản lý mạng xã hội với bạn bè và những người quen.
Từ dàn ý của Heinonen (2011) tác giả đã tiến hành nghiên cứu định tính để phát triển thành các thang đo và câu hỏi để đưa vào bảng câu hỏi trong nghiên cứu này. Hầu hết người được hỏi đồng ý với những tiêu chí trong động lực kết nối của Heinonen. Khơng có khía cạnh nào được phát triển mới trong thang đo này.