Ký hiệu Nội dung Nguồn
HAV1 Tôi đã mua các mặt hàng mà tôi không định mua trên Facebook.
Wu và Li (2018) HAV2 Trong quá trình sử dụng Facebook, tơi cảm thấy đột
ngột muốn mua một thứ gì đó và tơi đã mua nó
HAV3 Khi sử dụng Facebook, việc mua hàng của tôi là tự phát (ngồi dự định, ngồi kiểm sốt)
HAV4 Khi sử dụng Facebook, việc mua hàng của tơi thường khơng có kế hoạch
3.3.1.2 Nội dung bảng câu hỏi
Ngoài phần giới thiệu, bảng câu hỏi được chia làm 3 phần như sau:
Phần 1: Phần gạn lọc
Mục đích của phần này để loại bỏ người trả lời không thuộc đối tượng của cuộc nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, những người đã mua ngẫu hứng trong môi trường mạng xã hội, cụ thể là mạng xã hội Facebook được phỏng vấn. Những người chưa mua ngẫu hứng trên mạng xã hội Facebook, sẽ không thuộc đối tượng trả lời của cuộc nghiên cứu này.
Phần 2: Nội dung chính
Phần này trình bày các câu hỏi liên quan đến ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi mua ngẫu hứng trong môi trường mạng xã hội bao gồm 47 tiêu chí thuộc 10 thang đo tương ứng với 10 biến trong mơ hình nghiên cứu.
Phần 3: Phần thông tin cá nhân
Các thông tin liên quan đến người trả lời như: tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập, khu vực sinh sống. Những thông tin này được sử dụng để đo lường ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu đến hành vi mua ngẫu hứng của người tiêu dùng (nội dung chi tiết bảng câu hỏi xem phụ lục 1).
3.3.2 Thu thập dữ liệu sơ bộ
Mục đích của nghiên cứu định lượng sơ bộ là nhằm kiểm tra từ ngữ của thang đo, đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo, loại bỏ những biến không đạt yêu cầu để từ đó điều chỉnh lại bảng câu hỏi phục vụ cho nghiên cứu chính thức.
Theo Hair và cộng sự (2010), đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu phụ thuộc vào số lượng biến được đưa vào mơ hình, số quan sát cần thiết tối thiểu gấp 5 lần so với số lượng biến. Ngoài ra, theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), số biến quan sát tối thiểu phải bằng 4 đến 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. Trong nghiên cứu sơ bộ này, số lượng biến đưa vào phân tích nhân tố là 47 biến, do đó kích thước mẫu cần thiết là 47x5 = 235 người trả lời.
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Người trả lời là sinh viên đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Nghiên cứu này được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn cá nhân trực tiếp (40 người) nhằm kiểm
tra về từ ngữ, lỗi chính tả của bảng câu hỏi và gửi qua công cụ google.doc (195 bảng câu hỏi). Dữ liệu sau khi thu thập được làm sạch và được xử lý trên phần mềm SPSS 20.
3.4 Nghiên cứu định lượng chính thức
3.4.1 Mẫu nghiên cứu
3.4.1.1 Xác định tổng thể mục tiêu
Theo đề tài nghiên cứu của luận án, tổng thể mục tiêu của nghiên cứu này tồn bộ người dân Việt Nam có hành vi mua ngẫu hứng trong môi trường mạng xã hội, cụ thể là mạng xã hội Facebook.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm người tiêu dùng tại các tỉnh thành đại diện cho 3 miền Bắc - Trung – Nam. Cụ thể là: Hà Nội và các tỉnh lân cận; Đà Nẵng và các tỉnh lân cận; Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Nghiên cứu này sử dụng bảng phân chia độ tuổi của Robinson (2016), tuy nhiên, độ tuổi của người tiêu dùng tham gia vào nghiên cứu được giới hạn từ 18 đến 60 tuổi vì đây là độ tuổi có sự độc lập, tự chủ trong chi tiêu, cũng là những người có khả năng sử dụng mạng xã hội Facebook cao hơn những độ tuổi khác.