* Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của mơ hình SEM
Dựa vào hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của mơ hình SEM có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.
Bảng 4.13: Hệ số hồi đã chuẩn hóa của các mối quan hệ có ý nghĩa thống kê Biến phụ Biến phụ
thuộc Biến độc lập
Hệ số
hồi quy S.E. C.R. P-value
HAV (Hành vi mua ngẫu hứng) <--- KEN Động lực kết nối 0.300 0.048 6.881 *** <--- CAN Cầu nối xã hội 0.281 0.057 5.850 *** <--- GIT Động lực giải trí 0.136 0.053 3.121 0.002 <--- THT Động lực thông tin 0.123 0.044 3.189 0.001 <--- LIK Liên kết xã hội 0.112 0.042 2.847 0.004 <--- MAK Kích thích marketing 0.109 0.045 2.485 0.013 <--- CHL Chất lượng của truyền
miệng trực tuyến 0.103 0.076 2.419 0.016
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa trong bảng trên cho thấy, mức độ ảnh hưởng của biến KEN (động lực kết nối) ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hành vi mua ngẫu hứng, tiếp theo là biến CAN (cầu nối xã hội) và GIT (động lực giải trí)…
* Mức độ giải thích của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc
Giá trị R2 được dùng để xem xét mức độ giải thích của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Mơ hình của nghiên cứu có giá trị R2=0.409 tức là 40.9% giá trị biến thiên của biến phụ thuộc (hành vi mua ngẫu hứng) được giải thích bởi các biến độc lập của mơ hình.
* Mơ hình nghiên cứu của luận án sau khi phân tích định lượng:
Theo mơ hình nghiên cứu sau khi phân tích định lượng, hành vi ngẫu hứng của người tiêu dùng trên mạng xã hội vẫn chịu ảnh hưởng đầy đủ bởi 3 nhóm yếu tố thuộc marketing, yếu tố thuộc cá nhân và yếu tố thuộc xã hội. Nhìn vào bảng hệ số hồi quy đã chuẩn hóa cho thấy nhóm yếu tố thuộc cá nhân bao gồm: động lực kết nối
(β=0.300; P=0.000<0.05, động lực giải trí (β=0.136; P=0.002<0.05), động lực thông tin (β=0.123; P=0.001<0.05) có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi mua ngẫu hứng, sau đó là nhóm yếu tố xã hội với cầu nối xã hội (β=0.281; P=0.000<0.05) và liên kết xã hội (β=0.112; P=0.004<0.05) và chất lượng của truyền miệng trực tuyến (β=0.103; P=0.016<0.05). Yếu tố thuộc marketing có ảnh hưởng đến hành vi mua ngẫu hứng nhưng mức độ ảnh hưởng yếu hơn các yếu tố khác (β=0.109; P=0.013<0.05), chỉ cao hơn yếu tố chất lượng của truyền miệng trực tuyến.
4.5 Các kết quả nghiên cứu bổ sung
4.5.1 Kiểm định Bootstrap
Do tính chất của nghiên cứu chọn mẫu, các kết quả trên mẫu được sử dụng để suy ra kết quả trên tổng thể. Tuy nhiên, các ước lượng trên mẫu có thể thay đổi đối với các mẫu khác nhau.
Do đó, kỹ thuật Bootstrap được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của các mẫu. Theo Schumacker & Lomax (2006) phương pháp Bootstrap là phương pháp lấy mẫu lặp lại có thay thế từ mẫu ban đầu (N) với mẫu ban đầu đóng vai trị là đám đơng Trong Bootstrap máy tính sẽ chọn ra những mẫu khác theo phương pháp lặp lại, có thay thế. Với nghiên cứu này, kỹ thuật bootstrap chọn mẫu bằng kích thước bằng với kích thước mẫu ban đầu của nghiên cứu với số lần lấy mẫu là B=500 lần (tức 500 mẫu khác nhau). Độ chệch của ước lượng Bootstrap càng nhỏ càng thể hiện tính tin cậy của ước lượng trên mẫu. Nghiên cứu sử dụng cỡ mẫu có hồn lại là 1000 để đánh giá độ vững của mơ hình ước lượng được. Giá trị tới hạn về độ chệch ước lượng không quá 1.96, mơ hình được xem là vững và đáng tin cậy.