Đặc điểm của tranh chấp về lãi suất cho vay

Một phần của tài liệu Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 29)

1.4 Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng

1.4.2 Đặc điểm của tranh chấp về lãi suất cho vay

Tranh chấp về lãi suất cho vay là một dạng tranh chấp cụ thể phát sinh từ HĐTD, vì thế nó mang những đặc trƣng cơ bản của tranh chấp HĐTD.

Thứ nhất, tranh chấp phát sinh từ HĐTD thƣờng có giá trị lớn. Có những

tranh chấp phát sinh giữa TCTD với các tổ chức vay vốn phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh với dự án lớn trung và dài hạn, vì thế giá trị hợp đồng có khi lên đến hàng chục, hàng trăm tỉ đồng.

Thứ hai, tranh chấp thƣờng đƣợc giải quyết theo phƣơng thức thƣơng lƣợng,

hòa giải giữa các bên tranh chấp hơn là giải quyết bằng con đƣờng tòa án. Pháp luật quy định tôn trọng quyền định đoạt của các bên trong quan hệ dân sự, vì thế các bên có quyền chọn lựa phƣơng thức giải quyết tranh chấp thuận lợi hơn. Số lƣợng vụ việc đƣợc giải quyết thông qua tịa án là khơng nhiều, vì giá trị tranh chấp lớn kéo theo án phí lớn và thời gian tố tụng kéo dài. Hai bên phải trực tiếp hoặc cử đại diện tham gia trong khi hoạt động sản xuất, kinh doanh thì khơng thể dừng lại và khả năng thắng kiện cũng khơng phải là tuyệt đối. Do đó, phƣơng thức thƣơng lƣợng, hòa giải vẫn đƣợc lựa chọn nhiều hơn vì các bên có thể chủ động trong việc giải quyết và tiết kiệm chi phí.

Thứ ba, phần lớn các tranh chấp thƣờng có nguyên đơn là chủ thể cho vay và

bị đơn là bên đi vay. Trong quan hệ tín dụng, thơng thƣờng q trình giải ngân diễn ra trƣớc rồi đến q trình thanh tốn nợ. Trách nhiệm về vốn của bên cho vay đến khi giải ngân xong là rất ít, ngƣợc lại, trách nhiệm của bên đi vay thực sự phát

sinh sau khi nhận tiền giải ngân. Tình trạng bên vay khơng trả nợ gốc và lãi đúng hạn là điều rất dễ xảy ra, trong trƣờng hợp này tranh chấp phát sinh với TCTD là chủ thể bị xâm phạm lợi ích hợp pháp nên TCTD thƣờng là nguyên đơn trong vụ việc. Đơn cử tại tỉnh Bắc Ninh, 6 tháng đầu năm 2009, TAND tỉnh thụ lí xét xử 35 vụ án kinh doanh, thƣơng mại, gấp 4,35 lần lƣợng án cả năm 2008. Có nhiều dạng tranh chấp thƣơng mại, kinh tế nhƣ: tranh chấp tiền bảo hiểm, tranh chấp vốn, hợp đồng mua bán vật tƣ… Các tranh chấp HĐTD chiếm đa số (31/35 vụ). Bị đơn của các vụ kiện tranh chấp HĐTD phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể ở khu vực làng nghề do làm ăn thua lỗ, lâm vào tình trạng khó khăn, khơng có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn20.

Tuy nhiên, tranh chấp về lãi suất cũng có những nét đặc thù sau:

Thứ nhất, tranh chấp về lãi suất trong HĐTD thƣờng có nguyên nhân khách

quan, xuất phát từ các yếu tố tác động đến lãi suất cho vay của các TCTD nhƣ sự biến động của thị trƣờng, chính sách điều tiết kinh tế của nhà nƣớc. Khơng phải mọi tranh chấp về lãi suất cho vay đều do ý chí chủ quan của các bên, mà để đảm bảo hoạt động kinh doanh hoặc nhu cầu tiêu dùng của mình, các chủ thể trong quan hệ tín dụng có thể khơng tn thủ quy định của pháp luật dẫn đến tranh chấp. Mặt khác, tranh chấp cũng có thể xảy ra do lãi suất trong HĐTD ở thời điểm trƣớc khi có sự thay đổi về chính sách trở nên khơng cịn phù hợp với quy định của pháp luật sau khi NHNN có những điều chỉnh về lãi suất cho vay.

Thứ hai, tranh chấp về lãi suất thông thƣờng phát sinh khi HĐTD đã đƣợc

thực hiện và một trong hai bên có sự vi phạm nghĩa vụ. Bản chất tranh chấp về lãi suất khơng phát sinh đơn lẻ, hay nói cách khác chỉ vì thỏa thuận lãi suất mà dẫn đến tranh chấp giữa hai bên. Thông thƣờng bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ, bên cho vay khởi kiện ra tịa, sau đó trong q trình hịa giải các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất nhƣng không thành công. Cũng có những tranh chấp do trong quá trình thực hiện, chịu sự tác động của các yếu tố khách quan hoặc chủ quan, một trong hai bên có u cầu điều chỉnh lãi suất nhƣng khơng đạt đƣợc sự đồng thuận từ phía bên kia.

Thứ ba, số lƣợng tranh chấp về lãi suất chiếm một tỉ trọng không nhiều trong

số các tranh chấp về HĐTD, và càng nhỏ hơn nữa trong tổng số các tranh chấp

20 Vân Giang (2009), Tranh chấp HĐTD gia tăng - Có ngun nhân từ suy thối kinh tế, Báo Điện

tử Bắc Ninh – Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, xem thêm tại http://www.baobacninh.com. vn/?page=news_detail&category_id=12602&id=63834&portal=baobacninh

kinh tế hoặc dân sự. Mặc dù vậy có thể thấy rằng trong thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn NHNN “thắt chặt” nền kinh tế 2008 – 2009, số lƣợng tranh chấp về lãi suất tăng đáng kể.

Một phần của tài liệu Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 29)