Lãi suất trong hạn và cách tính lãi trong hạn

Một phần của tài liệu Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 44)

2.1 Những vấn đề thực tiễn về tranh chấp lãi suất trong hợp đồng tín dụng

2.1.2 Lãi suất trong hạn và cách tính lãi trong hạn

Hiện nay với Thông tƣ số 12/2010/TT-NHNN và Luật các tổ chức tín dụng 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, TCTD đƣợc cho vay bằng đồng Việt Nam với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận. Trƣớc đây cơ chế lãi suất thỏa thuận cũng từng đƣợc áp dụng trong khoảng thời gian từ tháng 6/2002 đến tháng 5/2008. Khi chuyển sang cơ chế trần lãi suất cho vay, nhiều TCTD với những HĐTD kí kết trƣớc 19/5/2008 lâm vào cảnh vƣợt quá mức trần là 150% lãi suất cơ bản. Có thể thấy rằng, mỗi lần NHNN thay đổi chính sách lãi suất cho vay, những HĐTD đang có hiệu lực cũng chịu ảnh hƣởng khơng nhỏ, nhất là khi có tranh chấp xảy ra.

Dƣới đây là một vài vụ việc điển hình cho vấn đề này:

NHTMCP Việt Nam Thƣơng Tín (sau đây gọi là VietBank) kiện bà Phan Ngọc H. (Phụ lục 1). Nội dung vụ việc nhƣ sau:

 HĐTD số 686/NHVNTT ngày 26/11/2007 và Hợp đồng sửa đổi, bổ sung số 01/HĐSĐ,BS ngày 04/7/2008.

 Số tiền vay 250.000.000 đồng.

 Thời hạn vay là 12 tháng từ ngày 27/11/2007 đến 27/11/2008.

 Lãi suất vay đƣợc tính từ ngày 27/11/2007 đến 04/7/2008 là 1,05%/tháng, từ ngày 04/7/2008 trở đi là 1,75%/tháng. Lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay.

 Ngày 28/12/2008, bà H. kí cam kết sẽ trả đủ số tiền vốn vay 250.000.000 đồng và tiền lãi cho ngân hàng sau 3 tháng kể từ ngày đến hạn trả nợ. Bản án sơ thẩm số 06/2009/KDTM-ST ngày 28/9/2009 căn cứ vào Khoản 1 Điều 476 BLDS 2005 và Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 và Quyết định số 2538/QĐ-NHNN ngày 31/10/2007 về lãi suất cơ bản là 8,25%/năm, lãi suất cho vay không vƣợt quá 150% lãi suất cơ bản, vậy lãi suất cho vay tối đa là 12,375%/năm (bằng 1,03%/tháng). Ngân hàng thỏa thuận cho phía bị đơn vay mức lãi suất là 1,05%/tháng là cao hơn mức trần lãi suất cho vay. Do đó, tịa điều chỉnh tính lãi trong hạn từ ngày 27/11/2007 đến 04/7/2008 là: 250.000.000 x 7 tháng 7 ngày x 1,03%/tháng = 18.625.833 đồng.

Song, vấn đề đặt ra là từ tháng 6/2002 đến ngày 19/5/2008 NHNN áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận, từ ngày 19/5/2008 trở về sau mới áp dụng mức trần lãi suất bằng 150% lãi suất cơ bản; vụ việc ở trên HĐTD kí ngày 26/11/2007 là trƣớc ngày 19/5/2008, thỏa thuận lãi suất 1,05%/tháng kéo dài đến ngày 04/7/2008. Nhƣ vậy, trong khoảng thời gian từ ngày 19/5/2008 đến 04/7/2008 lãi suất cho vay mới cao hơn 150% lãi suất cơ bản là 1,03%/tháng, nhƣng tòa sơ thẩm lại xử tính lãi suất cho vay trong hạn là 1,03%/tháng cho cả thời gian trƣớc ngày 19/5/2008, bên nguyên đơn không kháng cáo phần này nên tịa phúc thẩm khơng xem xét đến. Có thể thấy rằng đây là một sai sót của TAND tỉnh Sóc Trăng khi áp dụng hồi tố quy định hiện hành tại thời điểm xét xử cho cả thỏa thuận trƣớc đó vốn đƣợc điều chỉnh bằng quy định khác của pháp luật và hoàn toàn hợp pháp.

Tƣơng tự, TAND tỉnh Sóc Trăng giải quyết tranh chấp HĐTD giữa nguyên đơn cũng là VietBank và bà Trần Thị Hồng A. và ơng Võ Minh T. (Phụ lục 2).

 HĐTD số 739/NHVNTT ngày 14/12/2007 và hợp đồng sửa đổi, bổ sung số 01/HĐSĐ,BS ngày 04/7/2008.

 Số tiền vay 120.000.000 đồng.

 Thời hạn vay 12 tháng từ ngày 14/12/2007 đến 14/12/2008.

 Lãi suất từ 14/12/2007 đến 04/7/2008 là 1,05%/tháng, từ ngày 04/7/2008 trở đi là 1,75%/tháng.

 Bà A. và ông T. đã trả lãi cho VietBank từ ngày vay đến ngày 14/9/2008 và chƣa thanh toán nợ gốc.

Trong quá trình giải quyết, tòa cấp sơ thẩm lại chấp nhận mức lãi suất hai bên thỏa thuận trƣớc ngày 19/5/2008 và cả từ ngày 19/5/2008 đến 04/7/2008 lãi

suất thỏa thuận này cao hơn 150% lãi suất cơ bản nhƣ vụ án thứ nhất nhƣng tịa lại khơng xem xét.

Ở cả hai vụ việc, ngày 04/7/2008 phía bị đơn và ngân hàng có kí hợp đồng điều chỉnh lãi suất mới là 1,75%/tháng là phù hợp với quy định của pháp luật vì tại thời điểm đó, lãi suất cơ bản là 14%/năm. Do đó, lãi trong hạn tính từ ngày 05/7/2008 đƣợc chấp nhận với mức lãi suất là 1,75%/tháng.

Từ hai vụ việc trên cho thấy khi xem xét những tranh chấp mà có thời gian thực hiện hợp đồng diễn ra trong khoảng thời gian có sự thay đổi của quy định pháp luật, cơ quan giải quyết cần xem xét về hiệu lực của văn bản áp dụng trong từng giai đoạn để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên đƣơng sự.

Bên cạnh đó, ngồi mức lãi suất trong hạn, cách thức tính lãi cũng là một trong những vấn đề gây phát sinh tranh chấp. Khơng phải mọi TCTD đều có cách tính lãi đúng quy định, việc tính lãi sai có thể dẫn đến lãi suất trung bình mà khách hàng phải chịu cao hơn nhiều lần so với lãi suất thực tế.

Đơn cử trƣờng hợp tháng 12/2009, TAND quận Gò Vấp (TPHCM), xử sơ thẩm vụ tranh chấp HĐTD giữa NHTMCP T. với khách hàng L.Đ.H26. Diễn biến vụ việc nhƣ sau: tháng 02/2008, ơng H. kí hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng T., thỏa thuận trong hợp đồng hàng tháng ơng H. có trách nhiệm thanh tốn tồn bộ dƣ nợ tối thiểu cho ngân hàng trƣớc ngày đến hạn. Sau khi đƣợc cấp thẻ tín dụng hạn mức 15.000.000 đồng, ông H. đã rút gần 14.500.000 đồng để tiêu xài. Tháng 4/2008, ơng H. thanh tốn đƣợc khoảng 1.500.000 đồng cho ngân hàng. Tháng 7/2009, ngân hàng khởi kiện, và hai bên thỏa thuận ông H. trả góp mỗi tháng 2.000.000 đồng cho đến khi hết nợ. Tại tòa, đại diện ngân hàng xác định số tiền nợ cả gốc lẫn lãi của ơng H. tính đến ngày xét xử là gần 40.000.000 đồng. Trong trƣờng hợp hai bên hịa giải đƣợc, ngân hàng sẽ giảm cho ơng H. hơn 8.500.000 đồng tiền phí vƣợt hạn mức và một phần phí thanh tốn trả chậm. Số nợ cịn lại ơng H. phải thanh tốn làm ba lần trong vịng hai tháng kể từ ngày hòa giải thành. Ngƣợc lại, ơng H. khơng đồng ý hịa giải bởi cho rằng ngân hàng tính lãi quá cao và đề nghị tòa xem xét.

Tòa sơ thẩm cho rằng ngân hàng tính lãi khơng đúng nhƣ thỏa thuận trong HĐTD. Cụ thể, theo hợp đồng, tiền lãi đƣợc tính trên số tiền khách hàng rút kể từ

26 Hồng Yến (2009), Tính lãi suất “trên trời”, Báo Pháp luật TPHCM, http://www.phapluattp.vn /2009122711504885p1063c1016/tinh-lai-suat-tren-troi.htm

ngày rút tiền nhƣng thực tế ngân hàng lại tính lãi theo từng tháng trên số dƣ cuối kì của tháng trƣớc (gồm nợ gốc, lãi tháng trƣớc và các khoản phí phải trả của tháng trƣớc). Đây là cách tính lãi cộng dồn nên từ số nợ gốc ban đầu chỉ hơn 14.000.000 đồng, sau 22 tháng, số nợ cả gốc lẫn lãi đã lên gần đến 40.000.000 đồng. Nhƣ vậy, lãi suất áp dụng theo cách tính này là khoảng 8%/tháng, cao hơn rất nhiều so với quy định pháp luật về cách tính lãi suất theo thỏa thuận giữa TCTD đối với khách hàng (thời điểm một số NHTM áp dụng lãi suất cao nhất sau khi tính cả các chi phí là 23 – 24%/năm nhƣ đã trình bày ở phần 2.1.1.2). Bên cạnh đó, theo hợp đồng thì sau 90 ngày kể từ ngày lập bản thông báo giao dịch, nếu chủ thẻ khơng thanh tốn, thanh tốn khơng đủ số tiền tối thiểu thì tồn bộ số dƣ nợ của chủ thẻ là nợ quá hạn và áp dụng lãi suất nợ quá hạn theo quy định của ngân hàng. Tính từ cuối tháng 5/2009 là đã q 90 ngày ơng H. khơng thanh tốn đủ số tiền tối thiểu nên ngân hàng phải có trách nhiệm chuyển tồn bộ số dƣ nợ sang nợ quá hạn, nhƣng ngân hàng vẫn tiếp tục tính lãi suất theo cách cộng dồn lãi, phí vào nợ gốc. Tịa xác định lại tiền lãi và các khoản phí phát sinh theo hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng giữa hai bên chỉ là 21.000.000 đồng.

Rõ ràng việc tính lãi cộng dồn là hồn tồn sai so với quy định của pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của ngƣời đi vay. Khác với vụ việc này, trƣờng hợp dƣới đây có nội dung lãi suất xảy ra tranh chấp nhƣng ngun nhân lại khơng phải lỗi trong cách tính lãi từ phía TCTD.

Vụ việc Ngân hàng Cơng thƣơng Việt Nam (sau đây gọi là VietinBank) kiện Công ty TNHH thƣơng mại Đại Hỷ (sau đây gọi là cơng ty) có nội dung nhƣ sau:

 Chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng tỉnh Sóc trăng và cơng ty TNHH thƣơng mại Đại Hỷ kí HĐTD số 32/HĐTD ngày 03/02/2004.

 Số vốn vay 2.000.000.000 đồng.

 Lãi suất vay là 0,85%/tháng. Đến này 03/02/2006 hai bên kí phụ kiện hợp đồng điều chỉnh lãi suất là 0,95%/tháng, đến ngày 18/7/2006 tiếp tục kí phụ kiện hợp đồng điều chỉnh lãi suất là 1,1%/tháng.

 Thời hạn vay là 60 tháng.

 Tiền nợ gốc chia làm 10 kì (6 tháng trả một kì vào ngày 04 tây, kì thứ nhất bắt đầu vào ngày 04/8/2004, kì cuối ngày 04/02/2009).

 Cơng ty trả vốn đúng kì trả nợ và tiền lãi, đến kì thứ 6 thì cơng ty khơng thực hiện đúng thỏa thuận và tính đến ngày 03/6/2007 cơng ty còn nợ vốn gốc của ngân hàng là 1.000.000.000 đồng, ngày 14/6/2007 và 29/5/2008

công ty có trả tiền nợ gốc lần lƣợt là 147.530.000 đồng và 150.000.000 đồng. Tính đến ngày 30/5/2008 cơng ty cịn nợ lại ngân hàng tiền gốc là 502.470.000 đồng và tiền lãi từ ngày 03/6/2007 đến thời điểm tòa đƣa vụ việc ra xét xử.

VietinBank yêu cầu công ty trả tiền nợ gốc và tiền lãi chƣa trả. Phía cơng ty Đại Hỷ cho rằng phải tính lãi theo lãi suất cơ bản của NHNN quy định, đồng thời yêu cầu tính lại phần lãi suất mà công ty đã trả vƣợt quá mức lãi suất cơ bản của NHNN quy định và khấu trừ vào số tiền vốn vay.

TAND tỉnh Sóc Trăng xem xét vào thời điểm công ty vi phạm hợp đồng là ngày 03/6/2007, căn cứ theo Quyết định số 1143/QĐ-NHNN ngày 29/5/2007 thì vào thời điểm vi phạm hợp đồng mức lãi suất cho vay không đƣợc vƣợt quá 1,03%/tháng. Xét thời điểm thỏa thuận của hợp đồng mức lãi suất 0,85%/tháng, sau đó điều chỉnh là 1,1%/tháng, nhƣng tính bình qn mức lãi suất bị đơn đã trả cho nguyên đơn không vƣợt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố nên không chấp nhận yêu cầu của bị đơn. Căn cứ vào Khoản 5 Điều 474 và Khoản 1 Điều 476 BLDS 2005, tòa xác định mức lãi suất là 1,03%/tháng.

Từ tranh chấp trên có thể thấy rằng khi giải quyết vụ việc này, tịa sơ thẩm khơng xem xét thỏa thuận lãi suất trên từng thời điểm so với quy định của pháp luật mà lại chia bình quân lãi suất trong tồn thời gian thực hiện để xác định tính hợp pháp của thỏa thuận lãi suất. Với cách xác định bằng lãi suất bình qn nhƣ vậy, phía bị đơn phải chịu thiệt. Rõ ràng đây là một cách xác định lãi suất không đúng với quy định của pháp luật.

Tóm lại, tranh chấp về lãi suất trong hạn và cách tính lãi trong hạn tập trung ở ba vấn đề:

Một là, cơ quan xét xử không nhất quán khi vừa áp dụng trần lãi suất cho

vay bằng 150% lãi suất cơ bản cho cả giai đoạn đƣợc phép thỏa thuận lãi suất trƣớc ngày 19/5/2008; vừa không áp dụng mức trần với thỏa thuận lãi suất trong giai đoạn từ 19/5/2008 về sau.

Hai là, tranh chấp lãi suất do TCTD tính lãi cộng dồn gây thiệt hại cho khách

hàng.

Ba là, cơ quan xét xử chia bình quân lãi suất trong thời gian vay để xác định

tính hợp pháp của thỏa thuận lãi suất trong từng giai đoạn tƣơng ứng với từng cơ chế điều hành lãi suất của NHNN.

Từ các vấn đề này, tác giả sẽ đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục ở phần 2.2.

Một phần của tài liệu Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)