2.2 Giải pháp khắc phục
2.2.3 Quy định thống nhất về chế tài phạt chậm trả
BLDS 2005 và Luật thƣơng mại 2005 đƣa ra hai cơ sở để làm căn cứ tính tiền phạt chậm trả khác nhau.
Khoản 2 Điều 305 BLDS quy định: “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh tốn, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Trong khi đó Điều 306 Luật thƣơng mại 2005 lại quy định: “Trường hợp bên
vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lí khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.”
Theo quy định của BLDS và Luật thƣơng mại thì có hai cách tính tiền phạt chậm trả, theo đó căn cứ vào lãi suất cơ bản do NHNN công bố hay căn cứ vào lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trƣờng tại thời điểm thanh toán tƣơng ứng với thời gian chậm trả. Theo quan điểm của tác giả, chỉ nên quy định một cách phạt nhằm tạo sự nhất quán, giúp các bên tham gia giao dịch và cơ quan giải quyết tranh chấp dễ dàng áp dụng pháp luật. Vì thế, tác giả kiến nghị chỉ quy định một cách phạt chậm trả dựa trên cơ sở lãi suất cơ bản của NHNN công bố, bởi lẽ nếu căn cứ vào lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trƣờng nhƣ quy định của Luật thƣơng mại 2005 thì các bên lại phải trải qua giai đoạn xác định lãi suất nợ quá
hạn trung bình, sẽ tốn thời gian, cơ quan tài phán cũng gặp khó khăn hơn khi giải quyết vụ việc nếu có tranh chấp xảy ra.
Tuy nhiên, sẽ có nhiều ý kiến trái chiều, trong đó nhiều ý kiến cho rằng ý nghĩa của việc phạt chậm trả nhằm hạn chế chủ thể có nghĩa vụ chậm thực hiện nghĩa vụ của mình; mặt khác, đó là hình thức chế tài buộc ngƣời vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm vì hành vi vi phạm của mình. Việc quy định chỉ có một cách thức tính tiền phạt sẽ hạn chế quyền của bên bị vi phạm, hơn nữa phạt trên cơ sở lãi suất cơ bản do NHNN công bố sẽ khiến bên bị vi phạm thiệt hại hơn so với dựa trên cơ sở là lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trƣờng (vì lãi suất nợ q hạn ln cao hơn lãi suất cơ bản). Vì thế, với quan điểm này, tác giả đƣa ra kiến nghị thứ hai là pháp luật vẫn quy định nhiều cách thức phạt chậm trả, nhƣng khi áp dụng các bên chỉ đƣợc lựa chọn một cách thức phạt đối với một khoản nợ chậm trả để đảm bảo lợi ích của bên vi phạm nghĩa vụ.
Tóm lại, trong vấn đề về cách thức phạt chậm trả, tác giả đã đƣa ra hai kiến nghị nhƣ sau:
Một là, pháp luật chỉ quy định thống nhất một cách thức phạt chậm trả, dựa
trên cơ sở là lãi suất cơ bản do NHNN công bố tƣơng ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.
Hai là, pháp luật quy định nhiều cách thức và cơ sở phạt chậm trả, nhƣng chỉ
cho phép các bên áp dụng một cách thức đối với một khoản nợ chậm trả.
Vấn đề thứ hai, về thuật ngữ đƣợc sử dụng trong chế tài phạt chậm trả, theo tác giả cần có sự rạch rịi trong việc sử dụng thuật ngữ “tiền phạt chậm trả” hay “lãi phạt chậm trả”. Cả BLDS 2005 và Luật thƣơng mại 2005 đều sử dụng “tiền lãi” để chỉ khoản tiền phạt trong chế tài phạt chậm trả. Với cách gọi nhƣ vậy, khi áp dụng trong quan hệ tín dụng ngân hàng thì dễ gây ra nhầm lẫn. Pháp luật ngân hàng đã cho phép TCTD tính lãi suất quá hạn đối với khoản nợ gốc quá hạn, nên giá trị lãi khi đó bao gồm tiền lãi trong hạn (tính bằng lãi suất trong hạn) và tiền lãi đối với khoản nợ quá hạn (tính bằng lãi suất nợ quá hạn). Do đó, nếu cả hai khoản tiền lãi này đều bị quá hạn và phải chịu tiếp một khoản “lãi phạt chậm trả” nữa thì sẽ trở thành “lãi mẹ đẻ lãi con”. Nhƣng với cách gọi “tiền phạt chậm trả” sẽ thể hiện đƣợc bản chất của nó là hình thức phạt vi phạm đối với hành vi chậm trả nợ gốc và nợ lãi của ngƣời có nghĩa vụ và khơng đƣợc xem là một khoản lãi.