Nguyên nhân và nội dung thƣờng xảy ra trong tranh chấp về lãi suất

Một phần của tài liệu Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 30)

1.4 Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng

1.4.3 Nguyên nhân và nội dung thƣờng xảy ra trong tranh chấp về lãi suất

Tranh chấp trong quan hệ dân sự nói chung thƣờng rất đa dạng, cũng vì thế nên khi xét xử những vụ án dân sự, cơ quan chức năng thƣờng khơng dễ dàng đƣa ra phán quyết. Qua q trình tìm hiểu và nghiên cứu những tranh chấp đã xảy ra trên thực tế, tác giả nhận thấy tranh chấp về lãi suất cho vay trong HĐTD thƣờng tập trung vào các dạng sau:

Thứ nhất, khách hàng vay vốn làm đơn yêu cầu TCTD giảm hoặc miễn lãi và

TCTD đã đồng ý kèm theo điều kiện trả nợ trong một thời hạn nhất định, nhƣng sau đó bên vay khơng thực hiện trả nợ đúng hạn dẫn đến tranh chấp.

Thứ hai, phía cho vay yêu cầu nâng lãi suất so với thỏa thuận ban đầu tại HĐTD vốn thỏa thuận lãi suất cố định nhƣng bên vay không đồng ý. Trong giai đoạn 2008 – 2009, rất nhiều TCTD tăng lãi suất huy động nhằm thu hút tiền gửi, dẫn đến tăng lãi suất cho vay khơng chỉ với các HĐTD mới mà cịn cả với những HĐTD đã kí kết trƣớc đó, trong đó có khơng ít HĐTD thỏa thuận mức lãi suất cố định. Điều này đã gây nên sự bất bình đối với ngƣời vay tiền tại TCTD. Tuy nhiên, do nhu cầu về vốn để đáp ứng hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng nhƣ tiêu dùng, thông thƣờng chủ thể đi vay đều phải chấp nhận mức lãi suất mới cao hơn nhiều so với mức lãi suất đã thỏa thuận trƣớc đó. Khi có tranh chấp xảy ra, các bên thƣờng yêu cầu tòa án xem xét về thỏa thuận lãi suất.

Thứ ba, tranh chấp về mức lãi suất trong hạn và cách tính lãi trong hạn.

Trong giai đoạn từ tháng 6/2002 đến tháng 5/2008, NHNN áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận, sau đó từ ngày 19/5/2008 đến tháng 2/2010 chuyển sang áp dụng cơ chế trần lãi suất cho vay bằng “150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tƣơng ứng” (sau đây gọi tắt là “150% lãi suất cơ bản”). Đối với những HĐTD kí kết trƣớc ngày 19/5/2008, có nhiều HĐTD quy định mức lãi suất mà khách hàng phải trả cho TCTD cao hơn so với mức trần lãi suất sau khi Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ra đời. Khi tranh chấp từ các HĐTD này phát sinh, vấn đề mà cơ quan tài phán phải giải quyết tiếp theo là xác định mức lãi suất cho vay. Trên thực tế, quyết định về xác định mức lãi suất cho vay của cơ quan tài phán không phải lúc nào cũng đƣợc các bên chấp nhận. Bên cạnh đó, có những tranh chấp nảy sinh do TCTD tính lãi khơng phù hợp với thỏa thuận giữa hai bên

và cũng không phù hợp với quy định của pháp luật, do đó lãi suất thực tế mà khách hàng vay vốn phải trả cao hơn nhiều lần so với mức lãi suất lẽ ra họ phải thực hiện.

Thứ tư, tranh chấp lãi suất nợ quá hạn và cách tính lãi đối với khoản nợ quá

hạn. Nhƣ đã trình bày ở trên, pháp luật hiện hành có hai quy định cùng điều chỉnh về cách tính lãi suất nợ quá hạn trong HĐTD. Hai cách tính này khơng thống nhất với nhau khiến các bên dễ nảy sinh xung đột về quyền lợi, đồng thời cũng khiến tịa án gặp khó khăn khi giải quyết.

Cũng cần phải nói rằng đây là những tranh chấp phổ biến, và đặc biệt xảy ra nhiều trong thời gian qua. Bên cạnh đó, vẫn có những dạng tranh chấp khác nhƣng do thời gian và lƣợng tài liệu cứu hạn chế nên tác giả chỉ tập trung vào những dạng tranh chấp thƣờng xảy ra.

Một phần của tài liệu Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 30)