Tác động của lãi suất cho vay dƣới sự điều hành của NHNN đến các

Một phần của tài liệu Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 27)

1.3 Cơ chế điều hành lãi suất trong hoạt động cho vay của NHNN

1.3.3 Tác động của lãi suất cho vay dƣới sự điều hành của NHNN đến các

TCTD và ngƣời đi vay

Cơ chế điều hành lãi suất cho vay của NHNN ln đóng vai trị quan trọng trong quan hệ tín dụng ngân hàng, đƣờng lối đúng đắn và giải pháp kịp thời sẽ tạo điều kiện cho TCTD và khách hàng vay vốn một cách thuận lợi và an tâm. Những tác động tích cực mà cơ chế điều hành lãi suất của NHNN đem lại cho TCTD và ngƣời đi vay là: ổn định tình hình thị trƣờng tài chính trong nƣớc và nguy cơ mất khả năng thanh toán của các NHTM trong những tháng đầu năm 2008, nhất là đối với NHTM cổ phần quy mô nhỏ chuyển đổi mơ hình từ nơng thơn lên; củng cố lòng tin của các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp và ngƣời dân đối với hệ thống ngân hàng; khắc phục đƣợc tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh trong huy động vốn giữa các NHTM bằng cách đẩy lãi suất lên cao.

Bên cạnh những tác động tích cực vẫn cịn nhiều tác động tiêu cực, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008 – 2009.

Việc điều hành lãi suất tăng hay giảm một cách đột ngột cũng đã gây khó khăn đối với các TCTD quy mô nhỏ. Khi lãi suất xuống quá nhanh, các TCTD nhỏ dễ dàng rơi vào tình trạng lỗ do giá vốn mà họ huy động trƣớc đây là khá cao, trong khi khả năng cắt giảm chi phí hoạt động là rất khó khăn. Hoặc khi lãi suất

tăng nhanh, với việc cạnh tranh lãi suất huy động với các TCTD khác, một số TCTD phải tăng lãi suất cho vay, từ đó có thể dẫn đến tình trạng điều chỉnh lãi suất cho vay với những hợp đồng trung, dài hạn trƣớc đó và gây ra bất đồng ý chí về lãi suất và tranh chấp phát sinh.

Giảm lãi suất quá nhanh bằng chính sách kích cầu có thể tạo ra tình trạng lợi dụng để đảo nợ trong điều kiện thực hiện gói hỗ trợ lãi suất vào thời điểm 200917. Khi thực hiện chính sách đảo nợ, khoản nợ mới đƣợc dùng để trả nợ cũ thì khơng thể tạo ra thu nhập để trả nợ cho chính nó. Hơn nữa, nếu đảo nợ đƣợc thực hiện quá dễ dàng và khơng đƣợc kiểm sốt tốt thì ngƣời vay sẽ chẳng phải ý thức đến việc phải sử dụng vốn vay hiệu quả và trả nợ theo cam kết. Bởi vì khi nợ vay đến hạn họ chỉ cần vay khoản tiền mới để trả khoản nợ cũ, rồi khoản nợ mới lại đến hạn và ngƣời ta lại tiếp tục vay nợ mới để trả nợ cũ, cứ xoay vòng nhƣ vậy cho đến mãi mãi18.

Đối với các chủ thể kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp, lãi suất cho vay là một trong những yếu tố cấu thành nên chi phí đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh. Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trƣờng cũng đều tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Có thể nói “xu hƣớng tăng lãi suất ngân hàng sẽ luôn đi liền với xu hƣớng cắt giảm, thu hẹp quy mô và phạm vi của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế” 19. Trong khoảng thời gian đầu năm 2008, trƣớc tình hình khó khăn chung, lãi suất cao, tăng liên tục khiến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, thậm chí với doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản. Các doanh nghiệp khơng đủ khả năng thanh tốn nợ vay tại TCTD dẫn đến tranh chấp phát sinh là điều khơng thể tránh khỏi.

Trong hồn cảnh nền kinh tế biến động, cơ chế điều hành lãi suất cho vay của NHNN là phù hợp, song lại gián tiếp tác động đến các tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại, mà điển hình là tranh chấp HĐTD với bị đơn hầu hết

17 Hiện tƣợng một doanh nghiệp đang có dƣ nợ cũ tại ngân hàng với lãi suất cao và trong điều kiện kinh tế khó khăn khiến khoản nợ trên có nguy cơ trở thành nợ xấu, với chính sách cho vay đảo nợ, doanh nghiệp chỉ cần vay khoản nợ mới để trả khoản nợ cũ và khiến doanh nghiệp dễ đƣợc đánh giá rằng đã trả đƣợc tốt khoản nợ vay, cịn ngân hàng thì khơng những thu hồi đƣợc vốn vay mà nợ xấu cũng khơng có.

18 Đỗ Thiên Anh Tuấn (2009), Đảo nợ - rủi ro đạo đức và hàm ý chính sách, Thời báo Kinh tế Sài

Gòn, xem thêm tại http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/nganhang/17362/

19 TS. Đỗ Thị Thúy (2009), Tác động của lãi suất cho vay tới hoạt động sản xuất, Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, xem thêm tại http://www. vietinbank.vn/web/home/vn/research/09/090410.html

là các chủ thể vay vốn ngân hàng. Vì thế, tìm hiểu bản chất và giải quyết đúng đắn những tranh chấp này là một việc rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)